Mách bạn kinh nghiệm du lịch chùa Hương không bị “chặt chém” đầu năm

11/12/2019

Chùa Hương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ai cũng phải đi ít nhất một lần. Nếu bạn có kế hoạch đi du xuân, bái phật thì hãy tham khảo những kinh nghiệm du lịch chùa Hương dưới đây của PYS Travel để có chuyến hành hương đầu năm thuận lợi, bình an.

Nói đến du xuân bái phật đầu năm hẳn là không thể bỏ qua chùa Hương hay còn gọi là Hương Sơn – một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Bắc. Hãy cùng PYS Travel điểm qua kinh nghiệm du lịch chùa Hương 2020 mới nhất hiện nay. 

Chùa Hương là một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Cách Hà Nội 60km, đến chùa chỉ mất khoảng 2 giờ đi xe.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong001

Khung cảnh trù phú chùa Hương Ảnh: @spectacular_travelling

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong002

Bình yên chốn chùa thanh tịnh. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Đến chùa Hương không chỉ là đến để hành hương đất Phật mà còn để vãn cảnh thiên nhiên trù phú tại nơi đây. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc nằm trong thung lũng suối Yến gồm khu vực chính là chùa Ngoài, tháp chuông với ba tầng mái nằm trong sân thứ ba và chùa Chính nằm trong động Hương Tích.Để bạn có một chuyến đi hành hương suôn sẻ, thuận lợi, PYS Travel sẽ tổng hợp lại những kinh nghiệm du lịch chùa Hương giúp ích cho bạn trong chuyến hành trình này nhé!

Di chuyển du lịch chùa Hương như thế nào?

Di chuyển bằng xe bus

Xe bus là lựa chọn phù hợp cho những bạn sinh viên với giá thành rẻ. Hiện nay, có 3 điểm xe bus để tới chùa Hương là xe bus số 211, 78 và 75. Bạn có thể bắt xe bus 211 và 78 từ bến xe Mỹ Đình, xe số 75 từ bến xe Yên Nghĩa. Nếu bạn không biết điểm dừng ở đâu có thể hỏi phụ xe để xuống đúng điểm nhé!

Di chuyển bằng ô tô, xe máy

Đi từ Hà Nội, có 2 con đường cho bạn lựa chọn:

- Đường thứ nhất: Đi theo đường Nguyễn Trãi hướng Hà Đông, đến ngã ba Ba La rẽ trái đi Vân Đình, đi khoảng 40km đến Tế Tiêu và đoạn đường đến chùa Hương bạn có thể hỏi người dân địa phương.

- Đường thứ hai: Đi theo hướng quốc lộ 1A cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, rẽ phải ở nút giao lộ Đồng Văn và đi vào quốc lộ 38 khoảng 15km hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Con đường này chỉ dành cho người đi ô tô.Sau khi đến chùa Hương, bạn sẽ phải đi đò khoảng 1 tiếng trong thung lũng suối Yến, đi bộ hoặc đi cáp treo để đến chùa Hương.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong003

Hữu tình khung cảnh thiên nhiên lúc chiều tà. Ảnh: @anhnguyen137

Thời gian thích hợp nên đi du lịch chùa Hương

Bạn có thể đi chùa Hương quanh năm bởi mỗi mùa chùa đều có những nét riêng hấp dẫn. Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Nếu bạn muốn đi lễ chùa thì dịp này là phù hợp nhất. Hàng năm, cứ đến dịp này là có hàng ngàn du khách lên đường tới bái Phật nên dễ xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, chặt chém nhưng đổi lại bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của lễ hội.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong004

Bên trong động Hương Tích. Ảnh: @njnj_nguyen

Theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương, nếu bạn chỉ có ý định đi vãn cảnh chùa thì nên đi vào thời điểm ngoài lễ hội từ tháng 4 đến tháng 12 để có thể chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình, nên thơ một cách toàn vẹn nhất. Đến tháng 6 thời điểm hoa sen nở rộ khắp núi rừng và cuối tháng 10 đầu tháng 11 cũng có hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến sẽ là không gian thích hợp cho bạn vãn cảnh và chụp hình.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong005

Ngắm hoa sen nở rộ bên suối Yến. Ảnh: @dztube

Lịch trình du lịch chùa Hương

Nếu đi tour của PYS Travel

Bạn sẽ có lịch trình chi tiết cụ thể có xe đưa đón, vé tham quan, bữa ăn, cùng hướng dẫn viên nhiệt tình và được tham quan những thắng cảnh tuyệt đẹp mà không phải lo lắng về việc bị “chặt chém” hay đi như thế nào.

Nếu đi tự túc

Bạn có thể lựa chọn những tuyến tham quan sau:

- Tuyến chính là tuyến Hương Tích dành cho du khách đi 1 ngày gồm: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Long Vân gồm: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

- Tuyến Thanh Sơn gồm: Chùa Thanh Sơn và Động Hương Đài.

- Tuyến Tuyết Sơn: Đi chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong006

Cổng tam quan chùa Thiên Trù. Ảnh: @trinhduy.hoang

Giá vé thắng cảnh

Vé đò và thắng cảnh

- Tuyến chính Hương Tích: 130.000 đ/khách, trong đó:

+ Vé thắng cảnh: 80.000 đ/khách

+ Vé đò thuyền: 50.000 đ/khách

- Vé đò thuyền tuyến Thanh Sơn, Tuyết Sơn và Long Vân: 35.000 đ/khách

Lưu ý:

+ Giá vé thắng cảnh trên cho 1 lần vào cửa

+ Giá thuyền đò cho hai lượt ra và vào

+ Giá vé trên đã có bảo hiểm

+ Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng miễn phí

+ Trẻ em dưới 1m không phải vé thắng cảnh chỉ phụ thu thêm tiền đò (trao đổi trực tiếp với lái đò)

+ Trẻ em cao trên 1,1m sẽ phải mua vé tham quan và đò

*Các đối tượng được hưởng ưu đãi được miễn 50% tiền vé thắng cảnh:

- Người cao tuổi trên 60 tuổi (khi mua vé tại các cổng, trạm quý khách phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước)

- Người có công với cách mạng

- Người thuộc diện chính sách xã hội : người tàn tật, người già neo đơn, các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ

xã hội. Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Học sinh, sinh viên ( khi mua vé tại các cổng, trạm phải xuất trình thẻ học sinh, sinh viên).

*Miễn phí vé tham quan các ngày: Ngày 30, mùng 1, 2 tết; ngày lễ Phật Đản(15/4 âm lịch) và ngày Di sản văn hóa.

Giá vé cáp treo

- Người lớn: 180.000đ/vé khứ hồi, 120.000đ/vé 1 lượt

- Trẻ em: 120.000đ/vé khứ hồi, 90.000đ/vé 1 lượt (Lưu ý: trẻ em cao trên 1,1m mua vé như người lớn)

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong007

Cáp treo lên chùa Hương. Ảnh: @mishpulinka

Đặc sản du lịch chùa Hương

Đến với chùa Hương là không thể bỏ qua những món ăn đặc sản như dê núi, bò rừng, ngựa,…và có rất nhiều nhà hàng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương, đi vào mùa cao điểm bạn sẽ bị “chặt chém” nên nhớ hỏi giá trước xem nhà hàng nào hợp lý nhất hoặc hỏi những người đã từng đi chùa Hương trước đó để tham khảo nhé.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong008

Chè lam dẻo thơm gạo nếp xen lẫn vị cay của gừng. Ảnh: Cooky.vn

Ngoài ra, chùa Hương còn có các món ăn chế biến từ rau sắng – loại rau chỉ có ở Hương Sơn, chè lam, chè củ mài, bánh củ mài mà bạn nhất định phải thử. Mùa hè đến với chùa Hương còn có mơ rừng rất ngon và ngọt, có thể mua về làm quà.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong009

Mơ rừng chùa Hương chín mọng. Ảnh: Cooky.vn

Đi du lịch chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị tư trang:

Cần ăn mặc lịch sự, kín đáo, mặc quần áo thoải mái, đi giày thể thao tránh đi giày cao gót sẽ bị đau chân.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong010

Du khách ăn mặc kín đáo nơi lễ chùa Hương. Ảnh: @vanle.90

Chuẩn bị đồ lễ đi chùa Hương:

Nên chuẩn bị sẵn từ nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Khi lễ chùa, nên chuẩn bị lễ dâng từ nhà gồm hương, trầu cau, chè, hoa quả, rượu cúng, tiền lẻ, lễ mặn,…Bởi chùa Hương cấm vàng mã dâng lễ Phật nên bạn không cần mua vàng mã.

- Nếu đi vãn cảnh thì không cần đặt lễ, nếu thành tâm thì đặt một chút tiền đen ở những ban chính là được.

Lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

Lưu ý khi đi xe:

Nếu bạn đi du lịch chùa Hương bằng xe máy hay ô tô thì nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm đối với xe máy để cảnh sát giao thông kiểm tra và đảm bảo an toàn cho bạn.

Lưu ý khi đi đò:

Vào mùa cao điểm chùa Hương, du khách rất đông đúc, nhà đò thường hay nhét khách và “chặt chém”. Để tránh bị “chặt chém”, bạn nên hội ý cùng một số khách du lịch khác đến chùa Hương để thuê riêng 1 chuyến đò, thỏa thuận mức giá đò.

kinh-nghiem-du-lich-chua-huong011

Du khách đi đò trên dòng suối Yến. Ảnh: @soduabentre

Lưu ý khi mua sắm:

khi đi mua sắm những đồ lưu niệm làm quà như vòng tay, vòng cổ, chè củ mài, mơ, rau sắng,…hãy hỏi giá trước, kiểm tra xem có đúng hàng chính hãng không và mặc cả giá. Đặc biệt đối với mặt hàng thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cần phải chú ý khi mua bởi có rất nhiều nơi bán những bài thuốc không rõ nguồn gốc chưa được kiểm nghiệm.

Những lưu ý khác:

*Những điều nên:

- Nên ăn mặc kín đáo, lịch sự nơi cửa Phật và mặc đồ, giày thoải mái để di chuyển dễ dàng hơn.

- Hãy vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ môi trường.

- Bảo quản hành lý, tư trang cẩn thận bởi mùa lễ hội đông đúc sẽ có nhiều kẻ gian thừa cơ hội móc túi và đánh cắp đồ.

- Nên đi theo nhóm sẽ tiết kiệm tiền đò hơn.

- Chuẩn bị trước tiền lẻ dù ở chùa có dịch vụ đổi tiền lẻ những bạn sẽ bị thiệt hơn khi đổi tiền ở đây.

- Nên đem theo một ít đồ để vào chùa làm lễ để tránh mua đồ bị “chặt chém”.

- Khi di chuyển bằng đò hay leo núi nên đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Nếu gặp sự cố hay trường hợp khẩn cấp nên hỏi sự giúp đỡ của những người xung quanh hoặc gọi điện vào đường dây nóng của Ban tổ chức lễ hội: 04.8589.2280 – 04.8589.2281

*Không nên:

- Không nên có những cử chỉ khiếm nhã, bất lịch sự, làm mất trật tự nơi lễ chùa.

- Khi đi không nên mang quá nhiều đồ tránh mệt mỏi khi đi đường.

- Không ham rẻ mua nhiều đồ trên đường đi vãn cảnh.

- Không tham gia vào những trò đỏ đen ở đây như: Tôi nhanh tay hay nhanh mắt – đoán chẵn lẻ, Tôm – Cua – Cá, Chiếc nón kỳ diệu,…bởi đây đều có những cò mồi xung quanh đặt tiền để lôi kéo du khách.

Hy vọng những kinh nghiệm du lịch chùa Hương mà PYS Travel tổng hợp giúp ích cho chuyến đi hành hương của bạn. Hãy tới chùa Hương lễ chùa và khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây nhé!

Bạn đang tìm tour du lịch Lễ chùa đầu năm?

Xem ngay >> Tour Hà Nội - Chùa Hương đất phật 

 Chùm tour lễ chùa đầu năm ở miền Bắc 2020

Hotline: 02473075060

Tham khảo kinh nghiệm du lịch liên quan tại đây: 

Kiều Anh

Tour nổi bật tại Tour lễ chùa doanh nghiệp

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM