Xếp hạng 4 cổ trấn Trung Quốc nghìn tuổi đẹp ngỡ ngàng

16/01/2023

Người ta từng đồn thổi rằng có một thế giới lạc tiên trên trần gian mà những ai đã từng tới đó dường như thấy rằng đã trọn vẹn một phần sự sống. Thật vậy, lạc bước vào 4 cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc nghìn tuổi này một lần sẽ chỉ mong được đắm chìm lần nữa dù phải đánh đổi bất cứ giá nào.

Ở bài viết này, PYS Travel sẽ giúp bạn điểm qua 4 cổ trấn lâu đời nhất tại Trung Quốc theo độ tuổi của những tinh hoa văn hóa lâu đời nơi đây.

4. Lệ Giang cổ trấn - 800 năm tuổi

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử sự bào mòn của thời gian, không khí cổ kính vẫn đặc quánh nơi đây, toát ra từ từng ngôi nhà, con phố, cho đến lối sống và sinh hoạt của người dân NAXI. Đến đây rồi, bạn chỉ hối hận mình không biết đến nơi này sớm hơn mà thôi.

4.1 Thành cổ bao phủ bởi tuyết trắng

Lệ Giang cổ trấn nằm ở Vân nam, Trung Quốc, thường được biết đến với tên gọi Đại Nghiên cổ trấn. Nơi đây được mệnh danh là thắng cảnh nên thơ nhất nhì Trung Quốc, đây cũng được coi là một trong những cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc.

Lệ Giang được xây vào cuối đời Tống, đầu đời Nguyên. Lệ Giang cổ trấn với tuổi đời khoảng 800 năm là một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh lẫn lịch sử mà nhiều du khách khi đã đến đây rồi, lập tức chìm đắm trong bầu không khí hoài cổ, lãng đãng mà vẫn tươi tắn trong từng cảnh vật nơi đây

Trung Quốc cổ trấn này nổi tiếng với Đại Nghiên Thành, nhìn từ xa không khác gì một chiếc nghiên mực khổng lồ, xen lẫn là hệ thống kênh rạch uốn lượn quanh những ngóc ngách của thành cổ. Lệ Giang nằm ở giáp biên giới với Tây Tạng, nên kiến trúc nơi đây là sự giao thoa giữa nhiều dân tộc: Hán, Bạch, Tạng, Nạp Tây.

Một góc Lệ Giang cổ trấn thơ mộng (Ảnh - @cyrus2008)

Với vị trí nằm ngay dưới núi Ngọc Long quanh năm được bao phủ bởi tuyết trắng xóa, cho nên ở đây không có tường thành bao quanh như những cổ trấn khác. Chỉ riêng dòng sông Ngọc Hà trong nội thành Lệ Giang cũng đã có hàng trăm cây cầu bắt ngang qua. Khi đến với nơi đây, khách du lịch có thể tận hưởng hết cảm giác lênh đênh trên những chiếc thuyền nhỏ để có thể vượt qua mọi ngóc ngách phố phường. Hai bên đường là hoa cỏ nên thơ, lãng mạn. Chỉ cần dừng chân là bạn đã chẳng muốn rời xa nơi này

4.2 Lệ Giang như khoác tấm áo mới vào ban đêm

Nếu bạn muốn tận hưởng không khí cổ xưa ở cổ trấn này, thì hãy ra đường và đi dạo nơi này vào ban đêm. Ánh sáng của hàng trăm chiếc đèn lồng, mỗi cửa nhà dường như đều được chiếu sáng bởi ánh đèn tự nhiên này. Ánh sáng tuy lay lắt, chập chờn nhưng khi hòa quyện cùng với kiến trúc cổ đại nơi đây, lại mang đến cho du khách một cảm nhận rất khác.

Mọi nơi đều im lìm, không có tiếng còi tàu xe tấp nập, không có ánh đèn điện xa hoa, không có cả âm thanh xập xình từ những hàng quán. Chỉ có tiếng nhạc cụ văng vẳng đâu đó, len lỏi vào trong tâm trí của những người đi đường. Tất cả mọi lo toan bộn bề của cuộc sống dường như không tồn tại ở nơi đây. Cổ trấn này khiến con người ta tự giác buông lơi bản thân, đắm mình trong bầu không khí hoài niệm mà mênh mang vô định này. Một Trung Quốc rất ưa dường như được tái hiện tại nơi đây.


Không khí tại Lệ Giang cổ trấn khi đêm xuống

4.3 Một thị trấn cổ kính, hoài cổ đến kì lạ 

Du lịch đến Lệ Giang cổ trấn, dường như thời gian ngừng lại ngay ngoài kia. Bao quanh là núi non hùng vĩ, những hàng cây xanh đang vào mùa thay lá, những cây cầu nương mình theo dòng sông uốn lượn trong nội thành, mặt nước xanh trong không một gợn sóng hay cả những con đường lát đá, những mái ngói đỏ tươi, những chiếc lồng đèn lủng lẳng trước hiên nhà.

Một thị trấn vẫn mang đậm nét cổ kính, dẫu ngoài kia bao biến động và đổi thay. Bước vào Lệ Giang - cổ trấn của Trung Quốc, là bước vào một không gian khác, đẹp mà hoài cổ đến kì lạ.

 Khắp nơi tràn ngập sắc hoa (Ảnh  - @misso1iviaa)

Phố xá trong thành Lệ Giang gắn liền với sông núi, hoa cỏ miên man nâng bước chân du khách. Những hoa văn trên nền gạch, một cách tự nhiên hòa hợp cùng với môi trường của thành phố này.

Ở đây, dường như mọi thứ cứ hòa quyện vào nhau, không một chút sắp đặt, nhu tự bản thân chúng, từ khi xuất hiện đã như vậy. Dẫu cho kiến trúc có mang dậm sự cổ kính, thì vẫn đầy ắp sự tươi mát của thiên nhiên và hoa cỏ khắp nơi.

4.4 Cuộc sống bình dị của người Naxi

Nét đẹp của cổ trấn này không chỉ đến từ phong cảnh nơi đây, mà còn toát ra từ chính cuộc sống bình dị của những người dân nơi đây. Bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cụ già người Naxi đi dạo trên phố, đánh bài ven bờ sông hay múa điệu múa truyền thống. Mọi người ở đây,mỗi người là một hình ảnh thú vị và đậm chất Trung Hoa.

 Nét đẹp hòa quyện giữa sắc hoa và kiến trúc cổ kính Trung Hoa cổ xưa (Ảnh - @misso1iviaa)

Lệ Giang cổ trấn, với nét đẹp hài hòa sông, núi và con người, đã khiến bao du khách đắm mình trong khung cảnh nơi đây. Cổ trấn Lệ Giang  sẽ không khiến bạn thất vọng khi trải qua một hành trình vất vả để đến được nơi đây.

Xem thêm >> Tour du lịch Lệ Giang cổ trấn - nơi được mệnh danh là Venice của phương Đông

3. Đồng Lý cổ trấn - 1000 năm tuổi

Đứng thứ 3 là một cổ trấn được xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng “Cá mực hầm mật” . Phố cổ Đồng Lý được xây dựng vào thời nhà Tống (960-1279), tính đến nay, cổ trấn này tồn tại được hơn 1000 năm

Nơi này cách thành phố Thượng Hải không xa, vùng sông nước Giang Nam với hệ thống kênh rạch chằng chịt là nơi hội tụ nhiều cổ trấn nổi tiếng. 

Cổ trấn xuất hiện trong phim "Cá mực hầm mật (Ảnh - Internet)

Nhưng trái ngược với sự thương mại hóa ở Châu Trang, cổ trấn Đồng Lý vẫn giữ được những nét giản dị, thanh bình qua hàng trăm năm. Người dân địa phương có một bộ phận làm du lịch như mở quán cà phê, nhà nghỉ homestay, bán đồ lưu niệm, giải khát, chèo thuyền thuê… Nhưng một số khác vẫn giữ lối sống ngày thường bình dị.

3.1 Thành cổ nghìn tuổi không đổi 

Đồng Lý là một trong sáu cổ trấn lớn ở Giang Nam, nổi tiếng trong và ngoài nước với vẻ đẹp thuần túy, êm dịu đặc trưng của vùng sông nước, đặc biệt còn có Thoái Tư Viên - khu vườn cổ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. 

Được xây dựng bên trong thị trấn vẫn bảo tồn được rất nhiều tòa nhà cổ, những cây cầu nhỏ, và nhiều kênh đào. Hai bên bờ sông Chẩm là những quán cà phê, nhà hàng truyền thống luôn thắp đèn sáng trưng mỗi tối. 

Khung cảnh bên sông đầy thơ mộng (Ảnh - Internet)

Những ngôi nhà ven sông tại đây lưu giữ được nguyên vẹn kết cấu kiến trúc từ thời xưa, đa phần chỉ được gia cố lại vững chắc. Đường đi vào Đồng Lý vẫn là con đường gập ghềnh lát đá, sỏi, hai bên đường ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh quen thuộc của nhịp sống bình dị: cụ già ngồi đánh cờ, trẻ em đi học về từng tốp từng tốp cười nói ríu rít, thi thoảng lại có một anh họa sĩ lang thang tìm cảm hứng

3.2 Đa dạng dịch vụ du lịch nhưng vẫn giữ nét truyền thống

Ngày đầu đến cổ trấn, du khách có thể dạo quanh Đồng Lý - trấn cổ Trung Quốc, ngồi thưởng thức trà bên bờ sông, cảm nhận làn gió mát đầu hè thoải mái dễ chịu. Mọi người có thể lựa chọn nghỉ chân tại Lệ Tắc Nữ Học, được coi là khách sạn tốt nhất ở Đồng Lý, cách trang trí ở đây mang hơi hướng văn học, rất phù hợp cho phụ huynh. Tuy nhiên ngay cả khi xây mới, các chủ nhà cũng phải tuân thủ theo đúng kiến trúc đã thống nhất để không ảnh hưởng đến cảnh quan chung.

Du khách tới đây cũng có thể thuê quần áo truyền thống như các bộ Hán phục, trang phục cung đình để sống ảo. Đồng Lý không có tiếng ồn ào vội vã như Châu Trang, tĩnh mịch hơn Tây Đường, đem đến cho du khách một trải nghiệm khó quên.

Chèo thuyền ở phố cổ Đồng Lý - trải nghiệm khó quên (Ảnh - Internet)

Đến Đồng Lý mà không ngồi thuyền dạo chơi thì thật là đáng tiếc, chỉ với 90 tệ, có thể bao được ít nhất 6 người, mà còn được nghe cô lái đò hát những làn điệu dân ca địa phương vô cùng ngọt ngào, chỉ là muốn nghe hát phải chi thêm chút tiền, tầm 10 đến 20 tệ. Bên trong cổ trấn có rất nhiều người dân địa phương vẫn sinh sống, đây là một trong những nét quyến rũ của thị trấn. Cùng ngồi thuyền gỗ len lỏi qua những dòng kênh yên bình, thưởng ngoạn cảnh sắc êm đềm, khám phá cuộc sống của người dân địa phương đúng là trải nghiệm không tồi.

3.3 Cổ trấn Đồng Lý đẹp như mơ trong phim ‘Cá mực hầm mật’

Đôi tình nhân cùng nhau đi dạo trên con đường lát sỏi, ngồi thuyền gỗ len lỏi qua những dòng kênh yên bình. Chàng đàn và hát cho nàng nghe “ngọt lịm tim”. Cảnh quay này được thực hiện tại cổ trấn Đồng Lý, nằm ở huyện Ngô Giang, ngoại ô thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Ánh hoàng hôn trên một vọng gác bằng gỗ còn sót lại ở Đồng Lý. Có lẽ cũng bởi khung cảnh lãng mạn, thần tiên mà Đồng Lý chính là nơi ‘chôn rau cắt rốn’ của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc từ cổ chí kim.

2. Phượng Hoàng cổ trấn - 1300 năm tuổi

2.1 Cổ trấn nghìn tuổi và câu chuyện cái tên 

Với cá nhân, cổ trấn Trung Quốc xứng đáng được xếp thứ đó là Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang guzhen - 凤凰古鎮) hay Phượng Hoàng cổ thành (Fenghuang gucheng - 凤凰古城). Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm ở huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thành cổ này đã tồn tại được hơn 1300 năm. 

Dọc theo bờ sông Đà Giang, du khách sẽ bắt gặp một Phượng Hoàng cổ trấn có niên đại hơn 1300 năm, là nơi cư trú của hơn 28 dân tộc thiểu số như Thổ Gia, Miêu, Hồi, Hán… nằm ở huyện Phượng Hoàng, phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Tương truyền rằng cái tên Phượng Hoàng Cổ Trấn là bởi vì nơi này bắt nguồn từ ngọn núi Hoa Sơn nằm ở phía Tây Nam trấn cổ, trên đó có rất nhiều dấu tích của Phượng Hoàng và cũng chính dòng sông Đà Giang uốn lượn qua trấn cổ cũng giống hình thù con Phượng Hoàng.

 Phượng Hoàng hóa nàng thơ mỗi độ thu sang (Ảnh- @ntbv0111)

Những con ngõ nhỏ, những cây cầu bắc qua sông, những ngôi nhà nhuốm màu thời gian và cả đền chùa ở đây cũng khiến cho du khách bị hớp hồn mỗi khi ghé thăm. Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào khoảng tháng 5 tới tháng 11 là thời điểm đẹp nhất năm. 

2.2 Những điểm du lịch nổi tiếng tại Phượng Hoàng cổ trấn 

2.2.1 Sông Đà Giang - Dòng sông thơ mộng gắn liền với trấn Phượng Hoàng

Trấn cổ Phượng Hoàng đã có từ ngàn năm trước, đồng hành cùng nơi đây là dòng Đà Giang êm dịu, phẳng lặng tựa như "nàng tiên sông" của vùng đất này hay cũng chính là linh hồn của cổ trấn thành Trung Quốc.

 Dải lụa xanh uốn quanh cổ trấn (Ảnh - @angel_vanessalu)

Màu xanh ngọc bích của Đà Giang luôn khiến khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mê mẩn, lưu luyến không muốn về. 

Mỗi mùa sông Đà Giang đều khoác lên mình một "tấm áo" riêng biệt. Mùa xuân, những chồi non hé nở soi bóng xuống làn nước trong xanh dòng sông như nàng công chúa vừa thức giấc sau giấc ngủ đông dài. Mùa hạ mặt sông rực rỡ với những tia nắng lấp lánh như dát vàng. Mùa thu dòng Đà Giang như một nàng thiếu nữ dịu dàng xinh đẹp. Mùa đông dòng sông huyền ảo hơn bao giờ hết với màn sương mù bảng lảng

Đặc biệt, vào tiết trời ngày thu dịu mát, êm ái thực sự tạo cho con người cảm giác bình yên mỗi khi đặt chân tới nơi đây. Dòng sông Đà Giang vào trời thu cũng được thay áo mới thành nàng thơ xinh đẹp, nhẹ nhàng nhưng vô cùng huyền ảo. Hít thở không khí trầm mặc cổ trang, cảm nhận dòng nước chảy qua dưới chân mình, ngẩng đầu lên thấy lớp lớp gác mái rêu phong cổ kính sẽ là cảm giác rất tuyệt cho mù

 Khung cảnh bên sông Đà giang ( Ảnh - @doantramy1790)

Dọc 2 bên bờ sông là những ngôi nhà cổ, là thành Bắc Môn, là hình ảnh người dân địa phương giặt giũ, rửa rau bắt cá, cười cười nói nói, mà chỉ khi ngồi thuyền hay đi bộ dọc bờ sông ta mới cảm nhận được hết vẻ yên bình nơi đây.

Khi trời trở lạnh, "nàng tiên sông" khoác chiếc áo sương mù, khẽ bay bay đầy huyền ảo, mị hoặc. Khi nắng lên, "nàng" đổi sang màu áo nhũ vàng óng ánh, rồi khi tuyết đông về "nàng" lại lặng lẽ ngắm tuyết rơi lên mình, lên từng mái nhà, cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn. 

 Phượng hoàng cổ trấn ẩn hiện mờ ảo trong sương sớm (Ảnh - @lovelove520190)

Một điều nữa khiến dòng sông xinh đẹp hơn chính là những cây cầu nối 2 bờ, soi bóng xuống Đà Giang, mỗi cây cầu đều mang một vẻ đẹp riêng, ở đó cùng Đà Giang chứng kiến thăng trầm lịch sử, chứng kiến sinh hoạt thường ngày, trẻ con nô đùa, trai gái yêu đương... nơi trấn cổ này. 

Và rồi khi màn đêm buông xuống, cảnh vật xung quanh Phượng Hoàng cổ trấn trở nên lung linh, huyền ảo. Đặc biệt, nơi đây còn được treo rất nhiều đèn lồng rực rỡ. Buổi tối là không gian lý tưởng đến bạn có thể chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng và các ngôi nhà dọc theo khúc sông.

2.2.2 Những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn 

Vẻ đẹp của Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng với vẻ đẹp của 10 cây cầu bắc qua sông. Một số cây cầu ở đây không được đặt tên, nhưng có 6 cây cầu được đặt tên theo các hiện tượng thiên nhiên rất đặc biệt như: Cầu vồng ( Hồng Kiều), tuyết (Tuyết Kiều), gió (Phong Kiều), mưa (Vũ Kiều), sương mù ( Vụ Kiều).

Hồng Kiều (Cầu Hồng)

Cây cầu đầu tiên phải nhắc đến chính là Hồng Kiều. Cây cầu 2 tầng ở trung tâm Phượng Hoàng cổ trấn được xây chắc chắn bằng đá và gỗ. Dù nhìn từ phía xa hay đi thuyền dưới chân cầu, du khách vẫn cảm nhận được sự to lớn, trầm mặc của cây cầu, như một chứng nhân lịch sử lặng lẽ ở đó suốt hơn 300 năm, cùng trấn Phượng Hoàng trải qua biết bao thăng trầm. 

 Điểm được du khách checkin nhiều nhất (Ảnh - @doantarmy1790)

Hồng Kiều được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo Nhà- Cầu, trông như một căn lầu với 2 tầng có mái che, thành cầu chạm trổ phù điêu tinh xảo. 

Tầng 1 là lối đi nối 2 bờ và là nơi buôn bán đồ lưu niệm vào ban đêm, tầng 2 là nơi để ngắm cảnh, thưởng thức những bức thư pháp, tranh ảnh về Phượng Hoàng cổ trấn. Đứng trên lầu 2, du khách sẽ ngắm nhìn được toàn cảnh trấn cổ xinh đẹp.

Tuyết Kiều (Cầu Tuyết)

Trái ngược với sự vững trãi, sừng sững của Hồng Kiều chính là Tuyết Kiều. Cũng là kết cấu 2 tầng xây bằng đá và gỗ, nhưng Tuyết Kiều lại thanh thoát, nhẹ nhàng, trắng tinh khôi như nàng thơ của mùa đông. 

 Cầu tuyết về ban đêm (Ảnh - @sh_czhou)

Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2011 và hoàn thành vào tháng 11/2012, họa sĩ đương đại Hoàng Ngọc Vĩnh đã "thổi hồn" vào cho cây cầu này vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ lại tuổi thơ của ông nơi trấn cổ Phượng Hoàng. Cùng với Tuyết Kiều thì Cầu Vụ, Cầu Phong, Cầu Vũ chính là 4 tác phẩm "Tuyết - Vũ - Vụ - Phong" mà họa sĩ này đã "vẽ" trên Đà Giang, khiến thị trấn nhỏ này mang dáng hình mà không ở nơi đâu có thể tìm thấy.

Mỗi thời điểm, nơi đây lại mang đến một dáng vẻ đầy bất ngờ. Nếu ban ngày là một không gian yên bình cổ kính, thành phố ví như bà lão 80 thì ban đêm nơi đây rực rỡ bởi những ánh đèn lung linh, được ví như cô gái tuổi 18.

Vụ Kiều (Cầu Vụ)

Vụ Kiều có kiến trúc khá giống với cầu Phong Kiều. Điểm khác biệt là cầu Vụ Kiều có 3 mái nhà trên cầu cùng với đó là 3 điểm ngắm nhìn toàn cảnh Phượng Hoàng cổ trấn.

 Cây cầu sương mù vắt qua dòng sông Đà giang ( Ảnh - @doantramy1709)

Vụ Kiều được ví như cây cầu sương mù. Những ngày có sương, đứng nơi đây khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn sẽ cảm giác được sự ma mị, mê hoặc của những con thuyền độc mộc lặng lẽ lướt trên dòng sông, ẩn hiện trong sương sớm. 

Cầu Đá Nhảy

Cầu Đá Nhảy là cây cầu cũng cũng có từ rất lâu đời từ những năm 1704. Cầu được xây dựng hết sức khoa học giúp vẫn đảm bảo khả năng di chuyển của mọi người qua sông và cũng không ngăn dòng chảy của sông

 Cầu đá nhảy huyền thoại ( Ảnh - @doantramy1790)

Cầu không có mái, không có tầng, chỉ là những trụ đá xếp cách nhau một bước chân, đủ cho một người bước qua nhưng cũng đủ khiến du khách thấy thích thú.

Trải qua nhiều năm lịch sử cầu Đá Nhảy cũng bị nước cuốn trôi phần nào và hư hại nhưng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như cũ.

2.2.3 Phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn

Không chỉ có dòng Đà Giang làm mê lòng người mà những ngõ ngách, phố nhỏ ở trấn nhỏ này cũng khiến du khách si mê quên lối về. 

 Góc phố nhỏ trong phố nhà cổ ( Ảnh - @doantramy1709)

Các ngôi nhà này được xây dựng men theo dòng sông Đà giang, mỗi nhà có khoảng 2 đến 3 tầng san sát nhau tạo quang cảnh khá đẹp và lạ mắt.

Bạn sẽ như được trở về quá khứ cổ xưa bên những ngôi nhà cửa gỗ đỏ, chăng đèn lồng đỏ, lát gạch đá trắng xám tạo nên một bức tranh trầm mặc, cổ kính

Xem thêm >> Tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn với vẻ đẹp yên bình say đắm lòng người

1. Phù Dung cổ trấn - 2200 năm tuổi

1.1 Cổ trấn thơ mộng trên dòng thác 

Xếp thứ 4 đó là Phù Dung cổ trấn nằm cách Trương Gia Giới (Trung Quốc) khoảng 80 km về phía tây nam, nét độc đáo nhất chính là cổ trấn này lại nằm trên con thác cao Vương Thôn, nép mình bên dòng Dậu Thủy với nơi cao nhất là 927m, nơi thấp nhất là 139m, trải dài trên dãy núi Sùng Sơn với diện tích lên đến 42km2. Khi đứng từ nơi cao nhất tại đây bạn có thể ngắm nhìn được nét đẹp mộc mạc, bình dị nhưng lại không kém phần thơ mộng của một cổ trấn hàng nghìn năm tuổi.

Phù Dung cổ trấn trước đây mang cái tên là là thô Vương. Sau đó bộ phim được quay tại đây có tên là “thị trấn Phù Dung”(1986) mới đổi thành thị trấn Phù Dung. Sau đó đã đưa tên mình lên bản đồ du lịch Trung Quốc.

Nét đẹp nao lòng của trấn cổ Phù Dung ( Ảnh - @ciphithuong)

1.2 Đến Phù Dung cổ trấn mùa nào ? 

Là một điểm du lịch nổi tiếng, Phù Dung cổ trấn hầu như mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa lại mang một nét đẹp riêng. Nếu muốn chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp hoang sơ của dòng thác thì có thể đến vào mùa mưa, vì khi đó dòng thác và con sông phía dưới sẽ đầy nước, cây cối xung quanh cũng xanh mướt hơn.

 Khung cảnh ngôi làng vẫn giữ nét cổ xưa đẹp nao lòng (Ảnh - @ciphithuong)

Còn nếu bạn thích thoải mái khám phá hết mọi ngóc ngách của ngôi làng cổ xưa thì mùa khô sẽ hợp hơn rất nhiều.

1.3 Những điểm nhất định bạn phải đi để không hối tiếc

Phù Dung cổ trấn ở Trung Quốc mang trong mình nét đẹp cổ kính như cái tên của nó, thơ mộng, lãng mạn vào mùa thu. Chắc hẳn sẽ khiến cho ai đi đến đây cũng phải nhớ về nó. Dạo bước chân trên những miếng đá hoa thả hông vào không gian thơ mộng nơi đây vào buổi tối cũng người thương, chắc hẳn cảm giác này sẽ làm bạn không thể nào quên được đâu. 

 Phù Dung cổ trấn nằm trên đỉnh thác nước hùng vĩ ( Ảnh - @datsnapper)

Đến với Phù Dung trấn, dạo bước trên những con đường đá uốn lượn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mơ màng của thị trấn với thác nước vây quanh, bọt tung trắng xóa, reo vui ầm ầm; những nếp nhà cổ mộc mạc nằm rải rác, những bức tường khắc hoa khi ẩn khi hiện.

1.3.1. Thác Nước Phù Dung

Mở đầu chuyến đi đến Phù Dung cổ trấn đó chính là thác nước Phù Dung, ngọn thác hùng vĩ này nằm ngay giữa thị trấn cổ, như tô điểm cho bức tranh cổ trấn thanh bình thêm nét sinh động hơn.

Nằm ở phía Tây của cổ trấn ngàn năm, sỡ hữu độ cao 60m, nhìn từ xa như một tấm lụa trắng xóa nhưng lại không kém phần kỳ vĩ đến nao lòng.

 Thác nước Phù Dung (Ảnh - @trinh.trang.239)

Bao quanh ngọn thác này là những hàng cây xanh rì, soi bóng cho dòng thác trong veo  dưới những tia nắng tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo.

Mùa thu nơi đây được khoác lên mình một chiếc áo với sắc đỏ vàng khiến cho thác nước đã lấy đi bao nhiêu con tim của những người mộng mơ.

1.3.2. Cầu Thổ Vương

Cây cầu này được dẫn trực tiếp đến cung điện Tusi và là nơi của các vị Thổ Ty ngày xưa thưởng ngoạn phong cảnh tại đây. Cầu Thổ Vương với kiến trúc độc đáo với mái góc cạnh cao như biểu tượng cho sự uy nghi của người dân Thổ Ty, cung như xua đuổi tà ma theo phong thủy dân gian ngày xưa.

Biểu tưởng của Phù Dung cổ trấn ( Ảnh - Internet)

Nơi đây được cho được cho là nơi nghỉ chân dạo mát, trò chuyện, ca hát của người dân địa phương. Con sông dưới cây cầu này chính là nguồn nước chảy xuống thác nước biểu tượng của Phù Dung cổ trấn.

1.3.3. Cung điện Thổ ty

Một trong những địa điểm không kém phần hấp dẫn khi đến Phù Dung cổ trấn đó chính là Cung điện Tusi hay còn được gọi là Thổ ty. Là công trình được xây dựng từ người thổ gia. Nơi đây ngày trước được xây dựng lên nhằm mục đích cho người dân nơi đây đến để vui chơi. Nhưng ngày nay lại thu hút rất nhiều lượt khách du lịch tham quan.

1.3.4. Hang động nơi chứa đựng di tích của người Thổ Gia

Khi đi đến thị trấn cổ kính này nhất định bạn phải ghé qua hang động. Mang bản sắc dân tộc, nét đẹp văn hóa của người dân Thổ Gia sẽ mang đến cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị đấy.

1.4 Đặc sắc văn hóa của người Thổ Gia 

Ngoài chiêm ngưỡng cảnh đẹp, bạn sẽ có cơ hội cảm nhận được nền văn hóa đặc sắc của tộc người Thổ Gia – tộc người chiếm hơn 80% dân số ở đây. 

1.4.1. Biểu diễn múa Mao-cu-sư:

Một hình thức múa rất cổ xưa của người Thổ Gia, mô phỏng các các công việc săn bắt, cày cấy, sinh hoạt... của tổ tiên truyền lại. 

1.4.2. Tập tục "Khóc cưới":

Kì lạ là khi những nơi khác trên thế giới, con người luôn làm mọi điều để ngày cưới tràn ngập tiếng cười thì những cô gái Thổ Gia lại phải tập khóc. Đây cũng là một tập tục truyền thống của người Thổ Gia, từ khi 12 - 13 tuổi họ đã bắt đầu học "khóc cưới". Họ khóc trước ngày cưới một tháng hay hai ba ngày, các cô gái dùng tiếng khóc bày tỏ nỗi lòng mình, không phải khóc một cách bình thường mà khóc bằng lời ca và có nhạc đệm. Lời hát theo một motip truyền thống được định sẵn, cũng có những khi được sáng tạo thêm cho phù hợp với hoàn cảnh.

1.5 Đi du lịch Phù Dung cổ trấn bằng cách nào?

Ngày nay đi du lịch Trung Quốc đã không còn quá khó khăn, để đến Phù Dung - cổ trấn Trung Hoa dễ nhất là bạn cứ book các tour tham quan của các công ty du lịch lữ hành. Còn nếu đi tự túc thì cũng không thành vấn đề.

 Du khách thích thú khi tham quan Phù Dung trấn ( Ảnh - @datsnapper)

Từ Việt Nam bạn cứ book chuyến bay đến sân bay Trương Gia Giới, tiếp tục đi xe buýt từ sân bay đến Phù Dung cổ trấn (sẽ mất khoảng 1 giờ với chi phí là 25 tệ) hoặc ghé đến Cát Thủ rồi nhảy sang xe buýt đi Phù Dung cổ trấn (mất khoảng 2 giờ). Cách thứ hai là book vé máy bay từ Việt Nam đến Phượng hoàng cổ trấn, nơi này cũng gần bên với Phù Dung cổ trấn, bạn sẽ phải mất 2.5 đến 3 giờ để đi xe buýt

Nếu có cơ hội đến đây, hãy tham quan các cổ trấn ở Trung Quốc, nhất định khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn nơi đây chắc chắn sẽ chinh phục tất cả mọi người.

Tour du lịch Trung Quốc khám phá đất nước có nền văn hóa từ lâu đời

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn