Lễ hội Chùa Hương kéo dài bao lâu?

11/12/2019

Lễ hội chùa Hương là một nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Mỗi dịp đầu năm mới, du khách thập phương lại nô nức đổ về chùa Hương để trẩy hội.

Đến hẹn lại lên, vào những ngày đầu năm mới lễ hội chùa Hương Hà Nội, lại tưng bừng khai hội, thu hút rất nhiều lượt du khách ghé thăm.

chuahuong_pys_travel005

Chùa Hương - Điểm đến của nhiều du khách vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: madeinfujinomiya).

Thời gian lễ hội Chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương Hà Nội thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức và là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế.

Thời gian khai hội chùa Hương vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

chuahuong_pys_travel011

Lễ hội chùa Hương thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. (Ảnh: Lostinvietnam).

Bạn có thể đi chùa Hương quanh năm. Nếu bạn đi lễ thì khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đây là khoảng thời rất lý tưởng để bạn tận hưởng không khí nô nức trẩy hội chùa Hương nhưng khoảng thời gian này cũng rất nhạy cảm bởi lượng khách quá tải, chất lượng dịch vụ kém, nạn móc túi, an ninh trật tự khó được bảo đảm.

chuahuong_pys_travel006

Không gian tại chùa Hương. (Ảnh: mishpulinka).

Nếu mục đích là vãn cảnh thì nên tránh thời gian cao điểm của lễ hội chùa Hương Hà Nội, thời điểm này chùa Hương sẽ rất đông đúc du khách thập phương hành hương lễ Phật, khó tránh khỏi tình trạng chen lấn, dịch vụ chặt chém. Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 là thời điểm khá lý tưởng để ghé chân chùa Hương mùa không hội khi hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến cùng những cánh đồng lau bất tận sẽ là không gian thơ mộng và thích hợp cho bạn vãn cảnh và chụp hình.

chuahuong_pys_travel004

Bên trong chùa Hương. (Ảnh: k_zmi).

Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.

Phương tiện du lịch Chùa Hương

Có nhiều phương tiện để di chuyển tới chùa Hương phổ biến như ô tô, xe bus hoặc xe ôm, vì quãng đường không dài nên đa phần mọi người đều lựa chọn đi bằng xe máy, còn những bạn sinh viên thường đi bằng xe bus. Từ Hà Nội, bạn có thể đến chùa Hương bằng ô tô hoặc xe máy. Thời gian đi từ trung tâm Hà Nội đến chùa Hương chỉ vào khoảng 1h30’.

chuahuong_pys_travel010

Cáp treo tại chùa Hương. (Ảnh: haphuong0072004).

Đến chùa Hương, bạn sẽ phải đi đò trong thung lũng Suối Yến, đi bộ hoặc cáp treo. Khi đến với chùa Hương, bạn có thể leo núi để tự do ngắm cảnh còn nếu sức khỏe không cho phép thì nơi đây đã có hệ thống cáp treo an toàn và thuận tiện cho bạn di chuyển.

Đặc biệt, kể từ năm 2017, miễn phí các nhà vệ sinh công cộng ở các bến đò, các điểm trông giữ xe ô tô, để Chùa Hương mãi mãi là tiếng thơm của du khách mỗi khi trẩy hội.

Về giá vé tại lễ hội chùa Hương 

Giá vé tham quan, đò thuyền

Giá vé tham quan thắng cảnh và đò thuyền khi ghé thăm lễ hội chùa Hương Hà Nội mới nhất là:

+ Với hạng vé thường:  80.000đ/người.

+ Với hạng vé ưu tiên: 38.000đ/người.

+ Với vé đò thuyền: 50.000đ/người

Như vậy, gộp cả vé tham quan thắng cảnh và đò thuyền du khách sẽ mua phải mua vé là 130.000đ/người với vé thường và 88.000đ/người với vé ưu tiên.

chuahuong_pys_travel013

Đò thuyền tại chùa Hương. (Ảnh: thaoph_).

Giá vé cáp treo

Đối với Người lớn: (người lớn và trẻ em trên 1,1m)
- Vé khứ hồi: 180.000đ / vé
- Vé 1 lượt: 120.000đ / vé

Đối với Trẻ em: (Trẻ em dưới 1,1m)
- Vé khứ hồi: 120.000đ / vé
- Vé 1 lượt: 90.000đ / vé

Các điểm tham quan chính tại Chùa Hương

Là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương lễ hội chùa Hương Hà Nội:

- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Nhắc đến du lịch chùa Hương là phải nhắc đến một số điểm du lịch hấp dẫn nơi đây như:

- Đền Trình: còn được biết đến với tên Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến. Nơi đây thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.

chuahuong_pys_travel001

Yên bình và thư thái. (Ảnh: _thuy.ngocpham).

- Các điểm tham quan dọc Suối Yến: đò sẽ đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù – điểm bắt đầu của hành trình leo núi.

- Động Hương Tích: động đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh lễ hội chùa Hương Hà Nội, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Nếu bạn đến chùa Hương mà không đặt chân vào động Hương Tích thì coi như chưa đến chùa Hương.

- Đền Vân Song (còn được biết đến với cái tên đền Cửa Võng): xưa là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu”. Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi .

- Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Người đi chùa tin rằng ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa Giải Oan để trải lòng sẽ thấy thanh thản.

chuahuong_pys_travel012

Chùa Hương không chỉ cảnh đẹp mà còn là một nét đẹp văn hoá tín ngưỡng đạo phật. (Ảnh: madeinfujinomiya).

- Chùa Thiên Trù: được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), tọa lạc trên núi Lão.

- Động Hinh Bồng: Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động chính (động Hương Tích) thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn.

Chùa Hương không chỉ thu hút bao Phật tử tìm về, mà những người dân Việt từ khắp các tỉnh trên cả nước đều ngóng chờ ngày khai mạc lễ hội chùa Hương Hà Nội. Nơi đây không chỉ là điểm đến linh thiêng mà còn là một trong những nơi vãn cảnh đầy hoàn hảo cho những ngày du xuân đầu năm.

Bạn đang tìm tour du lịch Lễ chùa đầu năm?

Xem ngay >> Tour Hà Nội - Chùa Hương đất phật 

 Chùm tour lễ chùa đầu năm ở miền Bắc 2020

Hotline: 02473075060

Linh Linh

Tour nổi bật tại Tour lễ chùa doanh nghiệp

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM