Đến Taj Mahal chiêm ngưỡng kỳ quan kiến trúc 400 năm tuổi

17/11/2019

Năm 1983, Taj Mahal được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới. Thế nhưng ngay từ khi hoàn thành vào năm 1653, Taj Mahal đã trở thành kiệt tác kiến trúc của nhân loại cho đến tận bây giờ.Taj Mahal là một đại diện hoàn hảo của phong cách kiến trúc Mughal, một phong cách được hòa trộn giữa kiến trúc Ba Tư, Hồi giáo và phong cách Ấn Độ. Hơn 20 ngàn công nhân đã được thuê để hoàn thành kiệt tác của vị Hoàng đế Ấn Độ từ ngoại thất vĩ đại cho đến những chi tiết phức tạp nhất của không gian nội thất.

Trên thế giới và trong lịch sử của nhân loại có rất nhiều chuyện tình lãng mạn. Nhưng câu chuyện tình của vua Sha Jahan dành cho hoàng hậu Muntaz Mahal mới là biểu tượng bất diệt cho tình yêu của nhân loại. Biểu tượng ấy được minh chứng qua kiệt tác kiến trúc của đền Taj Mahal – Lăng mộ vị hoàng đế dành cho vợ mình.

Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và hội họa của nhân loại. Nguồn: ArcSens

Mô hình kiến trúc kỳ vĩ

Đền Taj Mahal là một trong những công trình dễ nhận biết nhất trên thế giới với sự kết hợp hài hòa giữa kiệt tác kiến trúc Taj Mahal với môi trường tự nhiên xung quanh, trở thành một điểm đến hàng đầu trên thế giới. Hoàn thành năm 1648, mô hình đềnTaj Mahal chính là lăng mộ cho người vợ quá cố Muntaz Mahal (1593-1631) của Hoàng đế Sha Jahan (1592 – 1666); vị hoàng đế của Đế quốc Môgôn. Nó là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửa, vẻ đẹp và câu chuyện của Taj Mahal đủ sức mạnh làm say đắm bất cứ ai.

Kiệt tác kiến trúc Taj Mahal – Lăng mộ của vị hoàng đế dành cho vợ mình. Nguồn: ArcSens

Hơn 20 ngàn công nhân được thuê để hoàn thành kiệt tác của vị Hoàng đế Ấn Độ từ ngoại thất vĩ đại cho đến những chi tiết phức tạp nhất của không gian nội thất. Mặc dù được xây dựng bắt đầu từ năm 1632 với một đội quân xây dựng hùng hậu nhưng phải đến năm 1648 thì lăng mộ chính mới hoàn thành, và phải mất 5 năm sau nữa thì các tòa nhà xung quanh cùng khu vườn mới được hoàn tất. Mô hình đền Taj Mahal là một đại diện hoàn hảo của phong cách kiến trúc Mughal, một phong cách được hòa trộn giữa kiến trúc Ba Tư, Hồi giáo và phong cách Ấn Độ. Sự kết hợp này nổi bật nhất ở việc sử dụng đá sa thạch đỏ và các vật liệu bằng đá cẩm thạch trắng cổ điển, đây chính là nét đặc trưng nhất của phong cách Mughal.

Cổng chính của ngôi đền đã xứng đáng là một kỳ quan kiến trúc. Nguồn: ArcSens

Phần dễ nhận diện nhất của công trình chính là tòa lăng chính; nó được xây dựng trên một bệ vuông, cấu trúc bao gồm một tòa nhà đối xứng, với một cửa vòm lớn có họa tiết đá cầu kỳ phía trên, những yếu tố cơ bản của phong cách kiến trúc xứ Ba Tư. Tổng tòa lăng chính là một khối bát giác không đều được tạo ra từ khối vuông vát 4 góc. Mỗi cạnh vuông có chiều dài 55m. Ranh giới của lăng chính là 4 tháp bằng đã cẩm thạch được đặt tại 4 góc, mỗi tháp một góc. 4 tháp này được thiết kế với chức năng như tháp giáo đường, một yếu tố quan trọng trong kiến trúc Hồi Giáo, nơi để các tín đồ cầu nguyện. Mỗi tháp có chiều cao hơn 40m. Điều đặc biệt là nếu trong trường hợp các tháp này sụp đổ, mọi yếu tố thiết kế và xây dựng đã tính toán để mọi thứ rơi ra khỏi lăng mộ chính.

 Vẻ đẹp làm rung động trái tim của bất cứ ai

Trong gian lăng chính của mô hình đền Taj Mahal , bạn có thể nhìn thấy quách giả của Mumtaz Mahal và Shah Jahan và những ngôi mộ thực sự của họ được hạ sâu xuống lòng đất. Cấu trúc đặc trưng nhất bên trong cấu trúc lăng chính là mái vòm bằng đá cẩm thạch, hình cánh sen, có chiều cao khoảng 35m so với nền nhà. Đỉnh của mái vòm được nhấn mạnh để tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ về chiều cao với một bông hoa sen ở giữa. Mái vòm này cũng được áp dụng cho bốn gian phụ (Chattris) ở bốn góc. Giữa những gian phụ này là khoảng trống lấy sáng vào nội thất gian chính thông qua những cửa vòm lớn cũng được thiết kế hình cánh sen đặc trưng.

Cấu trúc đặc trưng nhất bên trong cấu trúc lăng chính là mái vòm bằng đá cẩm thạch, hình cánh sen. Nguồn: ArcSens

Đỉnh vòm bên ngoài đền Taj Mahal  được trang trí kết thúc bằng chi tiết mạ vàng theo phong cách pha trộn giữa Ba Tư truyền thống và các yếu tố Hindu. Các nhà khoa học đã tìm ra minh chứng cho sự đóng góp của hàng ngàn thợ thủ công và công nhân xây dựng nên Taj Mahal khi nghiên cứu các chi tiết của các bề mặt công trình, dựa vào tỉ lệ của mỗi quy mô chi tiết, các yếu tố khác nhau từ sơn, vữa, khảm đá và chạm khắc gỗ… Thật khó để tin rằng nội thất cũng quyến rũ như vẻ tuyệt đẹp bên ngoài, thế nhưng bạn sẽ kinh ngạc đến khó tin khi tận mắt thấy các loại đá quý được chạm khắc nên các chi tiết nội thất mà chỉ có kỹ thuật siêu việt mới làm được, một số đoạn kinh Koran cũng được chọn để khắc trang trí lên các bức tường khu tưởng niệm, tất cả tạo nên một tổng nội thất mang hơi thở tôn giáo nhưng vô cùng lộng lẫy nhưng vẫn hài hòa với phong cách ngoại thất.

Đỉnh vòm bên ngoài được trang trí kết thúc bằng chi tiết mạ vàng theo phong cách pha trộn giữa Ba Tư truyền thống và các yếu tố Hindu. Nguồn: ArcSens

Nội thất bên trong đền Taj Mahal  đã vượt ra khỏi ranh giới của yếu tố trang trí truyền thống thước đó. Không hề cường điệu khi đánh giá mức độ tinh xảo của nội thất như một món trang sức đắt tiền. Các mặt của lăng được định nghĩa thông qua tám vòm – 4 vòm ở trung tâm, bốn vòm khác hai bên được bố trí như ban công. Tất cả các vòm được trang trí xung quanh bằng các chữ Pishtaq và hoa văn đá cẩm thạch trắng tinh xảo. Ánh sáng trong nội thất chủ yếu thông qua các vòm này.

Năm 1983, Taj Mahal được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới. Thế nhưng ngay từ khi hoàn thành vào năm 1653, đền Taj Mahal đã trở thành kiệt tác kiến trúc của nhân loại cho đến tận bây giờ.

Xem thêm:

Ấn Độ: Hành trình khám phá huyền thoại "Tam giác vàng" Delhi - Agra - Jaipur 

Hotline: 028.44 50 60 70 

 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM