Du xuân quanh quẩn ở nhà hay khẩn trương lên đường khám phá Hà Giang ?

03/09/2020

Ngày tết truyền thống là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau nhưng cũng là dịp chơi xuân, thưởng ngoạn, nghỉ xả hơi sau một năm làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, đợt nghỉ tết dài ngày đôi khi lại trở thành một cơn ác mộng với nhiều người vì chỉ quẩn quanh bên mấy bữa cỗ ngày tết, ngủ nướng cho qua ngày. Tuổi trẻ là hữu hạn, cớ gì lại bỏ phí mà không lên đường khám phá những miền đất mới chưa từng tới đặt chân .

Ngày tết truyền thống là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau nhưng cũng là dịp chơi xuân, thưởng ngoạn, nghỉ xả hơi sau một năm làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, đợt nghỉ tết dài ngày đôi khi lại trở thành một cơn ác mộng với nhiều người vì chỉ quẩn quanh bên mấy bữa cỗ ngày tết, ngủ nướng cho qua ngày. Tuổi trẻ là hữu hạn, cớ gì lại bỏ phí mà không lên đường khám phá những miền đất mới chưa từng tới đặt chân .

Hà Giang mùa này đẹp lắm

Hà Giang mùa này là thiên đường của những mùa hoa. Đừng nghĩ cao nguyên đá chỉ là vùng đất khô cằn mà ngược lại, đây lại là nơi bừng tỉnh sức sống mãnh liệt nhất mỗi dịp xuân về. Một trong những trải nghiệm nhất định phải thử khi tới Hà Giang là hãy tới vào những mùa hoa. Giữa cuộc sống ồn ào chật chội, bạn sẽ tìm thấy một nơi để tâm hồn được mở rộng, quẳng đi những gánh lo lắng đời thường chỉ để hòa nhập với thiên nhiên.

Sắc đào long lanh trong sương mù Đông Bắc - Ảnh: PYS Travel

Đào Hà Giang có một sức sống mãnh liệt, xứng đáng là tinh hoa của núi rừng - Ảnh: PYS Travel


Những nụ đào thắm nhỏ xinh tô điểm thêm cho sắc xuân đất trời Hà Giang - Ảnh: PYS Travel

Hoa đào Hà Giang năm nay nở sớm hơn mọi năm. Thay vì phải đợi sau Tết mới có thể thưởng ngoạn sắc đào bung nở thì ngay bây giờ bạn đã có thể lên Hà Giang để ngắm hoa rồi. Nhiều người thường chọn dịp này để săn đào rừng. Đào Hà Giang thường mọc tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt là vậy, đất đai sỏi đá là vậy nhưng  sức sống của nó lại vô cùng mãnh liệt.  Nhiều người đã từng so sánh : Hoa đào Hà Giang - vẻ đẹp thì con gái, hơn nữa lại là người con gái của núi rừng. Thứ đào phai được trồng vùng đồi núi khi bung nở rộ sẽ trở thành một dải tím hồng, một khoảng trời sắc thắm.

Không khó để bắt gặp những nụ đào đang bung tỏa sắc hương bên ria đường - Ảnh: PYS Travel

Điểm xuyết thêm sắc trắng của vài cánh hoa mận - Ảnh: Hoàng Tú VCB

Hà Giang - vẫn cứ là đẹp nhất những cung đường. Nếu bạn tự hỏi đâu là vị trí ngắm Hà Giang đẹp nhất thì xin trả lời rằng chính là những con đường bạn sẽ đi qua. Những con đường nằm vắt vẻo trên những sườn dốc, sườn đồi như để khơi dậy bản lĩnh và khát khao khám phá của con người. Con đường một khi đã đặt chân đi dường như không ai muốn dừng lại. Cảnh đẹp dường như nằm ở bất kì đâu, chỉ đợi bạn dừng lại.

Tận hưởng chút khoan khoái của đất trời trên Mã Pì Lèng chênh vênh đá - Ảnh: Trâm Nguyễn

Mây núi đất trời như hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh miền sơn cước hữu tình - Ảnh: Thuận Aly

 

Bạn sẽ say đắm với Mã Pì Lèng chênh vênh giữa những lớp đá, lớp núi xô nhau trùng trùng điệp điệp hay " toát mồ hôi vì những cung đường ngoằn nghèo, khúc cua tay áo trên đường tới Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc. Cho dù bạn có đi lại những cung đường hùng vĩ ấy vài lần thì cảm giác cũng bao giờ giống nhau.

Tết miền núi cao có khác gì tết ở đồng bằng ?

Tết là lễ hội truyền thống nhưng ở mỗi một vùng đất, một vùng quê, hương vị tết lại mang những màu sắc khác nhau. Với những người ưa tìm hiểu văn hóa thì tết chính là khoảng thời gian lí tưởng nhất. Bản sắc văn hóa của những khu vực khác nhau có thể phân tán trong cuộc sống hàng ngày nhưng chắc chắn sẽ tập trung rõ nét nhất trong những ngày tết, ngày lễ hội.

Trong khi bạn đang ngồi nhà và cảm nhận rằng tết cũng chẳng khác gì ngày thường thì sức sống tết  lại đang rộn ràng ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc. Vùng cao nguyên đá là nơi tập hợp nhiều dân tộc ít người, mỗi dân tộc ít người lại có một phong tục tập quán khác nhau. Tết Hà Giang ẩn chứa trong mình nhiều phong vị văn hóa khó có thể khám phá hết được.

Ngày 25, 26 tháng chạp là thời điểm người Mông bắt đầu nghỉ ngơi, đón tết. Đa số ngày nay người Mông đã ăn tết như người Kinh, chỉ có một số bộ phận nhỏ vẫn duy trì phong tục truyền thống của họ. Lễ hội nổi tiếng nhất của người Mông Hà Giang là lễ hội Gầu Tào, diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến rằm tháng giêng. Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân...

Tham gia vào những lễ hội miền núi sẽ là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ và khó quên với những người yêu khám phá - Ảnh: PYS Travel

Dân Tộc Tày hàng năm không thể không tổ chức lễ hội Lồng Tồng,  được tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Rằm tháng Tám âm lịch, du khách sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê. Khi đến với lễ hội cầu Trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.

Chợ tình Khâu Vai là phiên chợ tình nổi tiếng nhất Hà Giang trong dịp tết. Hàng năm  mỗi độ xuân về cao nguyên đá Đồng Văn đang ấm dần trở lại bởi sắc hoa Đào, hoa Lê, hoa Mận... Mùa lộc biếc, bồi hồi trong mắt người thương... mùa xuân cũng là mùa lễ hội của các dân tộc với sắc màu rực rỡ, náo nhiệt đầy tính nhân văn. Trong các lễ hội tiêu biểu phải kể đến lễ hội “Chợ tình Khâu vai” hết sức độc đáo, ấn tượng khó quên, đây nơi hội tụ của những đôi trai gái tìm bạn tình, của đôi lứa yêu nhau, của cả những người đã từng yêu nhau mà không lấy được nhau . Nơi đây còn được gọi bằng cái tên thật đẹp “Chợ Phong lưu” một hiện tượng văn hoá đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và có lẽ cả trên thế giới.

Những phiên chợ ngày tết đông đúc nơi miền cao - Ảnh: Trần Giáp

Nhiều loại sản phẩm thủ công nổi tiếng được bày bán trong những phiên chợ - Ảnh: Trần Giáp

Đừng ngồi nhà để thêm một cái tết trôi qua lãng phí, có rất nhiều điều đang chờ bạn khám phá phía trước, nhiều vùng đất mới đang rộn ràng trong tiết trởi xuân tươi đẹp này.

Khám phá mảnh đất cao nguyên đá Hà Giang đầy hùng vĩ cùng PYS Travel

Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội

Tour Hà Giang 4 ngày 3 đêm từ TP.HCM

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM