Đầu năm lên Yên Tử đừng bỏ qua những địa điểm linh thiêng

24/12/2019

Yên Tử là một quần thể gồm rất nhiều ngôi chùa khác nhau. Hàng trăm năm qua, bầu nguyên khí dưới cánh rừng Yên Tử vẫn tiếp truyền nguồn năng lượng tinh khôi vào từng hơi thở, từng bước chân của du khách. Mái chùa, phiến đá tĩnh tại kể chuyện về một vị Vua hóa Phật...

Đền Trình
Đền Trình toạ lạc tại phía bên phải, ngay ở khu Dốc Đỏ, cách đường quốc lộ 18 chưa đầy 100 m. Đền Trình là dừng chân nơi cửa ngõ Yên Tử, vì thế dân gian thường có câu “đi trình, về tạ”. Đền nằm cạnh một dòng suối nhỏ, nước chảy róc rách qua những khe đá. Theo truyền thuyết, năm 1299, vua Trần Nhân Tông hành hương đến núi Yên Tử tu hành , đây cũng chính là nơi vua Trần Nhân Tông đã đặt chân lên mảnh đất Bí Thượng. Vua Trần cho lập một ngôi đình trạm làm nơi dừng chân giữa độ đường của các Phật tử và thiện nam tín nữ thập phương trước khi hành hương vào Yên Tử.

Khi vua Trần Nhân Tông qua đây, Người đã xuống suối tắm với ý định rũ sạch bụi trần và thắp hương trong đền trước khi vào đất Phật. Từ đó con suối được mang tên là Suối Tắm và ai qua đây cũng vào trình tại ngôi đền.

Chùa Đồng
Tọa lạc trên độ cao 1.068m, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm. Đây chỉ là một am nhỏ bằng đồng hình giống ngôi chùa, một người vào không vừa làm chỗ để phật tử thập phương thắp hương khi lên đến chốn bồng lai này.

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên và các chùa xung quanh tạo nên quần thể kiến trúc chính của khu Yên Tử. Chùa có quy mô lớn nhất và đẹp nhất cho nên còn có tên là chùa Cả, được xây dựng trên dải đất hình cánh sen bao quanh sườn núi gồm hai phần: Tiền sảnh và hậu cung, rộng khoảng 150 mét vuông thờ hàng chục pho tượng lớn toàn bằng đồng, lớn nhất là tượng vua Trần Nhân Tông đặt ở chính giữa hậu cung, ngồi xếp bằng trên đài sen, vẻ mặt không gợn chút trần tục.

Chùa có từ thời Lý mang tên Phú Văn, dưới thời Trần Nhân tông, chùa mang tên Vân Yên. Thời Lê Sơ thế kỷ XV, khi vãng cảnh chùa, thấy cảnh tượng trăm hoa đua nở, mây ngàn đăng cụm, vua Lê Thánh Tông đã đặt tên chùa là Hoa Yên.

Chùa Giải Oan, Suối Giải Oan

Nơi đây có cây cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn. Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.

Thiền viện Trúc Lâm

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang lộng lẫy, chùa Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh. Chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.

Tour HCM - Hà Nội - Bái Đính - Tràng An - Hạ Long - Yên Tử 3N2Đ

Hotline: 028.44 50 60 70(HCM)

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM