Các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta không chỉ có phong cảnh đẹp, mà còn sở hữu rất nhiều món ngon đậm chất núi rừng hiếm nơi nào có được. Dưới đây là 5 món đặc sản nổi tiếng nhất của Điện Biên ( một trong số những vừng đất Tây Bắc thu hút được nhiều du khách nhất )
Nói đến Tây Bắc người ta thường nghĩ đến những thửa ruộng bậc thang với đặc sản gạo gon đặc biệt, đặc sản gạo Điện Biên nổi tiếng nhất nếp nương với những hạt nếp căng tròn, mềm dẻo. Cách đồ xôi nếp nương khá công phu, gạo nếp phải được ngâm trong nhiều giờ liền để gạo nở ra khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của dân tộc, chín bằng hơi, mềm dẻo, không dính tay.Xôi phải đồ 2 lần mới ngon, sau khi đồ lần thứ nhất, người ta đổ ra rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau lại cho vào chõ và tiếp tục đồ cho đến khi xôi chín đều.
Ngoài xôi trắng, để tạo màu sắc cho sặc sỡ cho xôi, người ta còn lấy các loại cây rừng để tạo màu xanh đỏ, tím, vàng làm cho món xôi càng trở nên hấp dẫn. Vo từng nắm xôi trên tay, nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết được hương vị dẻo thơm của loại xôi này.
Đây là giống gà đen từ lông, thịt cho đến tận xương của đồng bào Hmong. Trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh du cư, song loại gà đen này. Đối với đồng bào dân tộc Hmong con gà đen là 1 tài sản quí, luôn có mặt trong tài sản thừa kế ,cho, tặng, dựng vợ gả chồng và chính vì vậy đây là món ăn đặc trưng và rất quý hiếm của người Hmong.
Theo tiếng địa phương, gà đen được gọi là Ta Đu . Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường và hàm lượng colesteron thấp. Đồng bào dân tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú và dùng xương Ka Đu để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người ốm yếu, chân tay run.
Nhắc đến cây ban người ta nghĩ ngay đến những rừng hoa ban trắng đặc trưng của núi rừng, đặc trưng cả Điện Biên. Nhưng ít ai biết rằng còn có món ngon được chế biến từ cây ban.Rau ban là món “đưa cơm” truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Điện Biên. Khi những búp ban mới chỉ có đôi lá, người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi. Búp ban muối, ăn với cá sông Nậm Rốm kho thì ngon không gì sánh được.
Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Cũng giống như búp ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Hơn thế, hình ảnh cánh ban trắng đã đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con đồng bào Thái.
Sâu chít là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa là cây có sâu. Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra. Những con sâu chít tươi rói có màu trắng , căng mọng sau khi được lấy ra thường được thả trong chậu rượu nhạt để không bị hỏng. Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao khô, nấu cháo.
Vì vậy, ở Điện Biện và các vùng Tây Bắc hiện nay rượu sâu chít và thịt sâu chít là những thứ được tiêu thụ mạnh cho khách miền xuôi vì bổ dưỡng và giá thành không quá mắc. Bạn có thể mua về làm quà biếu ông bà, cha mẹ.
Có lẽ người miền xuôi lên Điện Biên nào đó quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây. Cho nên cứ truyền tai nhau rằng lên Điện Biên phải tìm bằng được ăn món “chẳm chéo” (nhót xanh). Kỳ thực, chẳm chéo là tên của nước chấm, còn ăn nhót, ăn mận, ăn sim cùng chẳm chéo người Điện Biên gọi chung là ăn chua.(Kin Xổm).
Món đặc trưng nhất là bắp cải cuốn nhót. Món ăn đã làm nên đặc trưng của người Điện Biên. Đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non, nhưng có lẽ nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng già quá, lớp phấn mới chỉ mới trăng trắng.
Quả nhót phải xanh mướt, hơi mềm mềm, chưa mọng nước và chua rôn rốt, lại cũng thoảng qua vị chát nữa! Thú nhất là tự tay vin những cành nhót mềm mềm xuống, ngắm nghía và tỉa những quả nhót ưng ý nhất. Vừa chảy vừa nghĩ đến lúc chấm xuống bát chẳm chéo, hình dung ra cái vị chua chua, cay cay mà ứa nước bọt.Thứ đến, cuốn cùng với nhót cần có bắp cải, cũng phải chọn những lá vừa tầm, không già, không non quá, trắng nõn là. Thêm vài lá tỏi, lá rau mùi, ít gừng thái lát nữa là được.
Đưa miếng lên miệng, cắn nhẹ một cái ta cảm nhận được đầu tiên là vị mặn, cay, nóng của chéo, vị ngọt mát của bắp cải, và khi ngập chân răng vào miếng nhót là tổng hòa của chua, cay, mặn, ngọt.
Điện Biên cũng như Tây Bắc đều ẩn chưa nhiều vẻ đẹp mà phải lên tận nơi, thưởng thức tận miêng mới thấy được sự khác lạ, tháng 3 này nếu bạn có lên chơi Điên Biên thì đừng bỏ qua cơ hội thứ những món đặc sản này nhé.
Mai Chi
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn