Khám phá Chùa Tam Thanh - Điểm du lịch tâm linh xứ Lạng

10:37 07/01/2025


Khám phá Chùa Tam Thanh - Điểm du lịch tâm linh xứ Lạng

Nổi tiếng với du lịch tâm linh bởi có nhiều đền chùa độc đáo, trong đó Chùa Tam Thanh là một địa điểm nổi bật nhất xứ Lạng. Hãy cùng PYS Travel khám phá xem chùa Tam Thanh có những điểm gì nổi bật nhé!

1. Chùa Tam Thanh ở đâu?

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng.

Chùa Tam Thanh luôn thu hút lượt khách chiêm bái lớn
Chùa Tam Thanh luôn thu hút lượt khách chiêm bái lớn (Ảnh: Sưu tầm)

Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn.

Ngôi chùa độc đáo nằm bên trong động
Ngôi chùa độc đáo nằm bên trong động (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa là nơi người dân địa phương lẫn mọi người gần xa đến để cầu xin những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Họ mong muốn một năm an khang, thịnh vượng, mưa gió thuận lợi, hòa bình thế giới. Họ tin rằng, nếu lòng thành và niệm Phật, những ước nguyện của họ sẽ được Phật ban cho. Chùa là nơi giao hòa giữa trần và thiên, giữa người và Phật để bạn tìm thấy sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.

2. Lịch sử về ngôi chùa xứ Lạng

Chùa Tam Thanh xưa kia là nơi thờ tự của Đạo Giáo, thờ Tam Thanh (Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh) nên có tên gọi là chùa Tam Thanh. Sau này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, Đạo Giáo mờ nhạt trong tâm thức dân chúng địa phương, người ta đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo, thờ Thánh vào trong di tích.

lịch sử về ngôi chùa xứ Lạng
Cổng chùa Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)

Hiện nay, nơi đây trở thành nơi thờ tự của nhiều loại hình tín ngưỡng-tôn giáo với các cung thờ như: Cung Tam Bảo, cung Thánh Mẫu, cung Sơn Trang… với một hệ thống tượng thờ khá phong phú. Giá trị nhất về mặt niên đại và mỹ thuật là bức phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc vào vách đá theo thế đứng trong hình lá bồ đề, nằm phía trên cung Tam Bảo.

Qua các tài liệu thư tịch cổ, các nhà ngiên cứu cho rằng chùa Tam Thanh có từ thời Lê. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiện nay trong chùa Tam Thanh vẫn lưu giữ được hệ thống văn bia khá phong phú, có giá trị về mặt sử liệu và văn học nghệ thuật do các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử lưu lại. Tấm bia có niên đại cổ nhất ở Chùa hiện nay là bia “Trùng tu Thanh Thiền động”, được chế tác vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) do Binh sứ Bắc quân đô phủ, Đô đốc Thiêm sự, Vũ quận công Vi Đức Thắng tạo dựng. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ tấm bia bằng chữ Nôm duy nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Tuần phủ Thái Bình là Đào Trọng Vận viết năm 1924.

lịch sử về ngôi chùa xứ Lạng
Chùa Tam Thanh có từ thời Lê (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh giá trị đặc sắc về tín ngưỡng-tôn giáo, văn học nghệ thuật, nguồn sử liệu… đến với di tích Động Tam Thanh - Chùa Tam Thanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và hòa mình vào không khí lễ hội Chùa Tam Thanh nhiều nghi lễ, tập tục truyền thống đặc sắc của nhân dân xứ Lạng.

3. Cấu trúc của chùa Tam Thanh

Để vào hang động, đầu tiên du khách phải leo 30 bậc đá do người xưa đục vào sườn núi tạo lối đi lên. Động Tam Thanh là một hang động lớn, tương đối sâu và có hệ thống nhũ đá phong phú. Động có một lối đi vào chính sau cổng chùa Tam Thanh.

Khám phá động Tam Thanh - “đệ nhất bát cảnh xứ Lạng
Khám phá động Tam Thanh - “đệ nhất bát cảnh xứ Lạng" (Ảnh: Sưu tầm)

Qua cửa động sẽ thấy ngay các ban thờ Phật cũng như một số văn bia cổ. Đi sâu vào động có một hồ nước được người dân địa phương gọi là hồ Âm Ty, đặc biệt nước hồ không bao giờ cạn, chảy suốt ngày đêm và nước mát lạnh.

Động Tam Thanh có diện tích trên 52ha, được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm. Trên các trần hang nhũ đá chảy xuống với những hình thù sinh động và được nhân hóa bằng các cái tên như: Tiên Ông, Sư Tử, cây Ngô đồng, Voi, đường lên Trời...

Đi qua hồ Âm Ty sẽ đến một sân khấu nhỏ khá bằng phẳng và có 2 cửa thông thiên hay còn gọi là giếng trời rọi ánh sáng tự nhiên vào động tạo nên bức tranh ánh sáng sống động. Từ giữa sân khấu có đường dẫn lên lầu Vọng Thị để du khách có thể ngắm nhìn tượng đá nàng Tô Thị bồng con chờ chồng trở về.

Hồ Âm Ty
Hồ Âm Ty (Ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt, ngay tại vách đá cửa động còn lưu giữ bài thơ nổi tiếng của danh nhân Ngô Thì Sĩ về Lạng Sơn, đó là bài Vịnh Tiên Sơn có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của đất trời thiên nhiên xứ Lạng.

Những lối đi trong động nhỏ hẹp, quanh co, có những đoạn khá tối tuy nhiên hiện nay Ban quản lý đã cho lắp hệ thống đèn màu không chỉ giúp chiếu sáng mà còn giúp các nhũ đá hiện lên với màu sắc sặc sỡ, huyền ảo hơn. Trần động chỗ cao nhất khoảng 20m và có một số hang động nhỏ như hang dơi, hang tối...

Du khách có thể tham khảo Tour Chùa Tam Thanh của PYS Travel

Tour Đền Bắc Lệ - Đền Mẫu Đồng Đăng - Chùa Tam Thanh - Chợ Đông Kinh 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

4. Những hoạt động khi đến với chùa Tam Thanh

Chùa Tam Thanh Lạng Sơn được tựa mình vào dãy núi có hình đàn voi phục, quanh năm mây trời xanh biếc càng làm tăng thêm phần linh thiêng trong khung cảnh quan thiên nhiên hữu tình.  

4.1. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tâm linh kỳ bí nằm bên trong động Tam Thanh

Vì chùa nằm trong quần thể di tích của động Tam Thanh, để vãn cảnh được chùa, bạn sẽ phải trải qua 30 bậc đá được người xưa đục từ chính sườn núi nơi ngôi chùa tọa lạc. Tới cổng động, khi qua cửa Tam Quan, bạn sẽ thấy một không gian tâm linh, huyền ảo. Các gian thờ Phật được đặt ở nhiều không gian khác nhau hòa lẫn với các nhũ đá trong hang động tạo nên một không gian tâm linh huyền ảo, độc đáo.

Động Tam Thanh luôn mang dáng vẻ kỳ bí đến lạ
Động Tam Thanh luôn mang dáng vẻ kỳ bí đến lạ (Ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt, trước vách cửa hang động chùa Tam Thanh Lạng Sơn hiện nay còn lưu giữ lại bài thơ của trứ danh của Ngô Thì Sĩ về xứ Lạng là bài Vịnh Tiên Sơn tự ca ngợi vẻ đẹp của đất trời cảnh sắc.

Đây cũng là một trong những bút tích nổi tiếng được tỉnh Lạng Sơn lưu giữ còn nguyên vẹn tại khu danh thắng. Ngoài ra trong chùa còn có tượng Phật A Di Đà màu được tạc thẳng vào núi đá với chiều cao 202cm, rộng 65cm trong tư thế áo cà sa đứng trong chiếc lá bồ đề.

4.2. Tham gia lễ hội chùa Tam Thanh - Nét văn hóa đặc sắc

Hàng năm, vào ngày 15 tháng Giêng, chùa Tam Thanh lại tưng bừng tổ chức lễ hội truyền thống, thu hút đông đảo du khách thập phương. Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức rước kiệu bài vị danh nhân Ngô Thì Sĩ từ chùa Tam Giáo sang chùa Tam Thanh. Đoàn rước diễu hành qua các tuyến phố chính, tiếng trống rộn ràng hòa cùng điệu múa lân uyển chuyển, tạo nên không khí náo nhiệt, vui tươi ngày đầu năm. Người dân địa phương sẽ chuẩn bị những mâm lễ vật trang trọng để dâng lên, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

Lễ hội chùa Tam Thanh - đặc sản du xuân Lạng Sơn
Lễ hội chùa Tam Thanh - đặc sản du xuân Lạng Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Lễ hội chùa Tam Thanh không chỉ là dịp để người dân tưởng nhớ công ơn danh nhân Ngô Thì Sĩ mà còn là nét đẹp văn hóa tâm linh đặc sắc của xứ Lạng, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

5. Thời điểm thích hợp để du lịch chùa Tam Thanh

Chùa Tam Thanh Lạng Sơn là một điểm du lịch quanh năm, không phụ thuộc vào thời tiết hay mùa. Nằm trên núi cao, chùa luôn có không khí trong lành và mát dịu. Mỗi mùa ở chùa đều có nét riêng khiến bao người say mê và ngỡ ngàng.

Thời điểm thích hợp để du lịch chùa Tam Thanh
(Ảnh: Sưu tầm)

Mùa hè, chùa Tam Thanh là nơi lý tưởng để trốn khỏi cái nóng oi ả của thành phố, thả hồn vào cảnh sắc thiên nhiên và cảm nhận sự thanh tịnh của Phật pháp. Mùa xuân là thời điểm chùa Tam Thanh rộn ràng với các lễ hội đầu năm, thu hút hàng ngàn Phật tử đến viếng thăm và cầu nguyện cho một năm an lành và may mắn. Trong khi đó vào mùa đông, chùa Tam Thanh mang vẻ đẹp bí ẩn và lãng mạn, tuyết phủ trắng trên đỉnh Mẫu Sơn. Nếu bạn có dịp đến Lạng Sơn vào mùa này, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến một cảnh tượng hiếm có và đẹp như tranh vẽ.

6. Một vài lưu ý khi tham quan Chùa Tam Thanh Lạng Sơn

Chùa Tam Thanh là một điểm đến tâm linh, vì vậy khi đến tham quan, bạn cần lưu ý một số điều sau để chuyến đi được trọn vẹn và thể hiện sự tôn kính với chốn linh thiêng:

- Lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc quần áo ngắn, hở hang.

- Không nên mặc trang phục màu sắc quá sặc sỡ, gây phản cảm.

- Giữ trật tự, im lặng, không nói chuyện to tiếng, ồn ào.

- Đi nhẹ nhàng, tránh xô đẩy, chen lấn.

- Không sờ mó, chạm khắc lên các di tích, hiện vật trong chùa.

- Không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung.

- Hạn chế chụp ảnh, quay phim trong khu vực chính điện.

- Nên đi giày dép thoải mái, dễ di chuyển vì bạn sẽ phải leo bậc thang.

- Mang theo nước uống, mũ nón, kem chống nắng nếu đi vào mùa hè.

- Chú ý bảo quản tư trang cá nhân cẩn thận.

Du khách chiêm bái chùa Tam Thanh
Du khách chiêm bái chùa Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)

5. Những địa điểm du lịch nổi tiếng gần chùa Tam Thanh

Ngoài chùa Tam Thanh các bạn có thể đến tham quan những địa điểm khác cũng ở gần khu vực này. Dưới đây là những gợi ý thú vị mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc.

5.1. Chùa Tiên - Giếng Tiên

Ngôi chùa này còn được biết đến với tên gọi khác là Song Tiên Tự, được lập bởi người làng Phái Lương thời vua Lê Thánh Tông trên núi Đại Tượng gần Giếng Tiên. Đặc biệt, hàng năm vào ngày 18 tháng Giêng âm lịch chùa sẽ mở hội, thu hút đông đảo cả người dân địa phương lẫn du khách.

Con đường đi Chùa Tiên - Giếng Tiên nổi tiếng
Con đường đi Chùa Tiên - Giếng Tiên nổi tiếng (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Đền Kỳ Cùng

Ngôi đền nằm tại huyện Vĩnh Trại, bên bờ Bắc sông Kỳ Cùng. Là nơi thiêng liêng, tôn thờ thần Giao Long – thủ trưởng sông, mang lại mưa thuận gió hòa cho vùng đất Lạng Sơn. Lễ hội Đền Kỳ Cùng được tổ chức khá trong đại từ ngày 22 - 27 tháng giêng theo lịch âm hàng năm.

Đền Kỳ Cùng, nơi linh thiêng tôn thờ thần Giao Long - thủ trưởng sông
Đền Kỳ Cùng, nơi linh thiêng tôn thờ thần Giao Long - thủ trưởng sông (Ảnh: Sưu tầm)

5.3. Thành nhà Mạc

Thành nhà Mạc tọa lạc ở huyện Tam Thanh, thị xã Lạng Sơn, là điểm tham quan thú vị kề sát chùa Tam Thanh. Được xây dựng vào thế kỷ 16 trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, ngôi thành này là “hiện vật” kiến trúc quân sự đặc trưng.

Di tích thành nhà Mạc nổi tiếng tại Lạng Sơn
Di tích thành nhà Mạc nổi tiếng tại Lạng Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Tính đến hiện tại, vẫn còn hai dải tường thành dài khoảng 300m, rộng chừng 1m, được tạo nên từ những khối đá lớn, đan xen giữa hẻm núi. Dù đã được bảo dưỡng, những vẫn giữ những vết tích còn sót lại để tái hiện dấu vết cổ xưa.

Du khách có thể tham khảo Tour Chùa Tam Thanh của PYS Travel

Tour Đền Bắc Lệ - Đền Mẫu Đồng Đăng - Chùa Tam Thanh - Chợ Đông Kinh 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

Tham khảo tour du xuân của PYS Travel:

Chùm tour Du xuân Lễ chùa đầu năm 2025

Tour du lịch Du xuân Lễ chùa đầu năm mới 2025

Bản Quyền Hình Ảnh: 

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn