Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử từ lâu đã trở thành nơi tu tập nổi tiếng dành cho các phật tử trên khắp cả nước. Cùng với các ngôi chùa khác trong Quần thể di tích Yên Tử, nơi đây sở hữu nhiều câu chuyện ấn tượng về lịch sử. Hãy cùng PYS Travel tìm hiểu về Thiền Viện này xem có gì đặc biệt không nhé!
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là một địa điểm tọa lạc trên núi Yên Tử, thuộc địa bàn thông Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử còn có tên gọi khác là Chùa Lân, tên chữ là Long Động Tự. Địa điểm du lịch này thuộc Quần thể di tích danh thắng Yên Tử.
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trên đỉnh núi Yên Tử (Ảnh: Báo Lao động)
Đây là một ngôi chùa linh thiêng và được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành. Sau khi về đến Núi Yên Tử, ông đã cho xây dựng một nơi trang nghiêm, thanh tịnh và sạch sẽ để tiện tu hành. Tại đây, ông đã sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm mang lại nhiều giá trị văn hóa cho Phật giáo Việt Nam.
Trúc Lâm Yên Tử thu hút rất nhiều du khách (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Chùa Trúc Lâm Yên Tử gần như đã bị hủy hoại trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau này, công trình này đã được tu sửa và sở hữu tên gọi Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử đến tận bây giờ. Hiện nay quần thể khu di tích thắng cảnh Trúc Lâm Yên Tử là một địa điểm tâm linh lớn nổi tiếng trong cả nước. Hằng năm đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan, lễ phật, tìm về cõi linh thiêng thư thái.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi tu tập của hàng nghìn phật tử
Nhìn chung kiến trúc các ngôi chùa ở Trúc Lâm Yên Tử được xem là chuẩn mực của kiến trúc phật giáo được dựng lại y nguyên theo mô phỏng ban đầu. Cổng Tam quan hai tầng tám mái cân xứng đứng uy nghi phía trên cao, bước lên các bậc đá qua cổng tam quan bán sẽ tiến vào sân chính, sân lát gạch đỏ. Mái chùa được lợp ngói vảy uốn cong hình đầu đao hướng thẳng lên trời.
Trúc Lâm Yên Tử có khuôn viên cực kỳ rộng rãi (Ảnh: Sưu tầm)
Toàn bộ hệ thống cột cái, cột quân ở các chùa Yên Tử đều làm bằng gỗ lim quý, bên ngoài hàng cột hiên được dựng từ những cột đá chắc chắn. Bên dưới các cột đều có kè một phiến đá trong làm đế. Không phải tự nhiên lại có một phiến đá dưới chân các cột, đây được coi như một nét quy chuẩn trong kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có ý nghĩa riêng. Cột đá biểu trưng cho sinh thực khí của nam giới, phiến đá trong biểu trưng cho sinh thực khí của nữ giới. Hình tượng kết hợp này với mong ước con người phát triển, sinh sôi có cuộc sống an lành no đủ.
Ngôi chùa nằm giữ núi non hùng vĩ (Ảnh: sưu tầm)
Một số ngôi chùa được xây mới có sử dụng chất liệu hiện đại nhưng nét kiến trúc vẫn đậm chất phật giáo như chùa Vĩnh Nghiêm. Bên trong chùa trang trí sơn son thiếp vàng lộng lẫy, các bức khảm, án thờ, cửa cánh võng được chạm khắc trang trí hoa giành sinh động. Không gian thơm phảng phất hương vòng bên trong khiến mọi người đều tĩnh tâm một lòng hướng đến cõi phật. Chính không gian đó đem đến cho con người có cảm giác an yên, thư thái, bỏ lại hết mọi sự xô bồ đằng sau.
Có rất nhiều cách để di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử - tour lễ chùa đầu năm mà bạn có thể vận dụng nếu muốn tham quan địa điểm này. Sau đây là một số cách di chuyển từ Thủ đô Hà Nội đến Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử mà PYS Travel đã tổng hợp được mà bạn có thể tham khảo.
Tổng quãng đường di chuyển từ Hà Nội đến Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử khoảng 140 km. Bạn có thể di chuyển từ Thành phố Hà Nội tới Quần thể Di tích Yên Tử bằng xe máy và ô tô. Hãy tham khảo Google Maps để có thể di chuyển đến đây một cách chính xác nhất hoặc di chuyển theo lộ trình: Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Quốc lộ 18 - Bắc Ninh - Chùa Trình - Yên Tử.
Điểm thuận lợi khi di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử bằng phương tiện cá nhân là bạn có thể chủ động, thoải mái về mặt thời gian, có thể dừng nghỉ tùy ý trên đường di chuyển.
Có nhiều cách để di chuyển đến Trúc Lâm Yên Tử (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Từ Thủ đô Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách đến Chùa Trình rồi tiếp tục di chuyển bằng xe buýt đến với Núi Yên Tử và đi bộ đến Thiền viện. Đây là phương tiện thích hợp cho nhiều bạn trẻ ngại di chuyển đường dài bằng phương tiện cá nhân.
Nơi đây không chỉ nổi tiếng là một khu du lịch hấp dẫn, Trúc Lâm Yên Tử còn là nơi tâm linh thiêng liêng yên bình nơi cửa Phật. Đặc biệt, đã ghé thăm chùa Trúc Lâm Yên Tử thì không thể bỏ lỡ 3 công trình kiến trúc độc đáo tại chùa như:
Trước khi vào được Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, bạn sẽ phải di chuyển trên con đường vào chùa được lát đá suối nhẵn. Trên con đường vào chùa là quần thể 19 ngôi tháp cổ được làm từ đá và gạch với những thông tin của các vị thiền sư được khắc bên trong.
Khung cảnh yên bình ở lối dẫn vào Thiền Viện Tây Thiên (Ảnh: Vietnamnet)
Sau khi di chuyển khoảng 100 mét, bạn sẽ đến được cổng tứ trụ được làm bằng đá xanh và được khắc ghi Chùa Lân - Thiền Viện Trúc Lâm. Kết thúc con đường vào chùa là cổng tam quan có tựa chùa Long Động được dựng lên sừng sững, uy nghiêm giữa không gian tĩnh lặng.
Chính điện của Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử còn có tên gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Đại Hùng Bảo Điện có nhiều điểm hoa văn đá là dấu tích mang nhiều ý nghĩa linh thiêng trong mỗi gian chùa thời Trần. Gian chính giữa của chính điện thờ pho tượng đồng lớn nhất tại Quần thể Núi Yên Tử.
Khu chính điện trang nghiêm (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Đặc biệt trong chánh điện còn có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nặng tới 4 tấn với dáng tay Phật nâng đóa hoa sen mới nở giữa một không gian thiền tịnh rộng lớn. Bên cạnh tượng Phật là đức Phổ Hiền Bồ Tát và đức Văn Thù Bồ Tát với hình dáng khá đẹp mắt, hiền hòa. Bên trên tường của Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử được gắn 9 bức phù điêu với ý nghĩa miêu tả quá trình xuất gia, tu tập.
Khi bước ra bên ngoài chánh điện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lầu Trống và lầu Chuông được an trí hai bên tòa vô cùng rạng rỡ. Bên trong sân của thiền viện có tổng cộng 3 ngôi tháp cổ điểm tô cho sự cổ kính của Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Phía trước Chính điện, bạn có thể tìm thấy Tháp Viên Minh, phía sau còn có Nhà Tổ và Tháp Tịnh Quang với vẻ đẹp độc đáo riêng biệt.
Không gian kiến trúc bên ngoài chính điện (Ảnh: sưu tầm)
Bên cạnh đó, trong sân chùa còn có một cây đa có tuổi thọ rất lâu đời. Tương truyền, tuổi thọ của cây đa ở Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử lên đến 700 năm. Chùa được thiết kế một cách chính xác, tỉ mỉ, đơn giản, nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp trang nhã của nó. Trên những hoành phi đều được khắc lên các dòng chữ quốc ngữ, được xây dựng bằng vật liệu hiện đại tạo cảm giác chân thật nhất.
Khám phá ngay tour du xuân Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên của PYS Travel:
Tour Chùa Ba Vàng - Yên Tử 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
Khi du khách đã có dịp đến Thiền Viện Trúc Lâm, thì nên ghé qua điểm tham quan này, để chiêm ngưỡng vẻ của thiên nhiên nơi đây với nhiều ý nghĩa tâm linh khác nhau:
Đây Ngôi chùa lớn nhất và nổi tiếng nhất tại Yên Tử, nằm ở độ cao 543m. Đây chính là nơi chứng kiến Đức vua Trần Nhân Tông sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây có Tháp Tổ lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng hơn 40 bảo tháp đặt dưới chân chùa Hoa Viên. Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Chùa Giải Oan là điểm tham quan nổi tiếng của nhiều du khách tham quan, cái tên gọi được gắn liền với nhiều câu chuyện. Tại đây có Đàn tràng nơi đây để cúng giải oan cho các cung nữ khi bị chết đuối dưới suối sau đó được thành lập lên chùa để thờ Phật, cùng từ đó được gọi với cái tên chùa Giải Oan.
Suối Giải Oan mang nhiều ý nghĩa tâm linh (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Ngôi chùa gắn liền với truyền thuyết về các cung tần mỹ nữ của vua Trần Nhân Tông, đặc biệt còn có nhà thờ Mẫu. Tại đây thờ các vị thánh mẫu và có nhiều mối liên hệ từ các cung nữ. Tại chùa này, khác với khu vực trong hệ thống chùa Yên Tử, nhiều sự gắn liền với câu chuyện truyền thuyết và phong tục thờ tự tại.
Du khách muốn tới chùa Một Mái để thư giãn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi đây, ngôi chùa ngày xưa là động Thanh Long, tương truyền Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập am Ly Trần, để là nơi yên tĩnh đọc kinh, soạn kinh.
Chùa Một Mái với không gian yên tĩnh (Ảnh: Vietnamnet)
Nơi đầy thờ Phật Quan Thế Âm, khi dừng chân tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thiết kế theo lối xây dựng nhà 3 gian truyền thống, với kiến trúc tinh tế. Đặc biệt trong đó có bàn Thờ Tổ chính giữa, bàn thờ Tam Bảo được đặt bên cạnh và gian cuối là bàn thờ Hậu. Mỗi khi mùa xuân tới, những cây hoa mai bắt đầu nở rộ khiến trước hiên chùa vô cùng đẹp.
Trong hành trình tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử du khách không thể bỏ qua chùa Bảo Sái nằm trong khu Trúc Lâm nên việc di chuyển vô cùng thuận tiện. Ngôi chùa Bảo Sái nằm tại vách núi chênh vênh, với độ cao 724m so với mặt nước biển, hướng về phía Tây Nam.
Chùa Bảo Sái nằm giữa núi rừng thanh bình (Ảnh: Du lịch Quảng Ninh)
Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc của thời nhà Trần, mang đậm chất, khu vực chính điện của ngôi chùa và nhà Tổ. Bên cạnh đó bàn thờ các vị thần và giếng, càng khiến ngôi chùa thêm phần nét cổ kính, truyền thống. Chùa Bảo Sái luôn mang đến sự yên bình khi tới đây, đặc biệt vào những dịp cuối tuần thì đây là nơi để bạn trải nghiệm, tránh xa sự náo nhiệt lo lắng của cuộc sống.
Chùa Đồng một ngôi chùa nổi tiếng tại Yên Tử tọa lạc tại độ cao khoảng 1.068m so với mực nước biển, nằm trong địa phận giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Vào mỗi dịp đầu năm Chùa Đồng đón một lượng khác vô cùng lớn. Ngôi chùa sở hữu một lối kiến trúc độc đáo, khiến mỗi khi ngắm nhìn đều khiến ai cũng ngạc nhiên.
Chùa Đồng có kiến trúc tương đối độc đáo (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Sau lưng của ngôi chùa là tựa đỉnh núi dựng đứng cao sừng sững giữa mây trời. Đây là một ngôi chùa linh thiêng đứng top đầu của nước ta , mỗi năm chùa đồng lại đón nhiều đợt khách, về chiêm bái và ngắm cảnh vật.
Vườn tháp Huệ Quang được biết đến là nơi linh thiêng của đỉnh Yên Tử, vườn tháp có nhiều hình thù kích thước khác nhau, đây chính là nơi giữ ngọc cốt của các thiền sư tu hành tại Thiền viện Trúc Lâm, trong đó phải kể tới Phật hoàng Trần Nhân Tông. Vườn tháp Huệ Quang tọa lạc trên mảnh đất hàm rồng thờ ngọc cốt thế hệ Thiền sư đạo tại Hoa Yên qua thời nhà Trần, Lê,...
Vườn Tháp Huệ Quang được xây dựng lâu đời (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Tháp Tổ có vị trí trung tâm của vườn tháp, đây là nơi lưu giữ những xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Đây quả thực là điểm tham quan hấp dẫn tại đây mà du khách không nên bỏ qua, hứa hẹn sẽ đem đến nhiều trải nghiệm khi tới đây.
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là một điểm đến linh thiêng, vì thế, bạn cần lưu ý rõ một số điều sau khi tham quan để không ảnh hưởng đến không gian chung.
- Để giày dép phía bên ngoài chánh điện của Thiền viện.
- Không mặc quần áo quá ngắn, trên gối hoặc các loại áo không có tay.
- Không làm ồn hoặc tổ chức ăn uống, vui chơi tại không gian của chùa.
- Không được chạm hay sờ vào bàn thờ và tượng Phật.
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là điểm đến mang sắc màu Phật giáo rõ nét mà bạn nên khám phá khi du ngoạn Quảng Ninh. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng mà bạn nên tìm đến và chiêm ngưỡng. Để biết thêm thông tin chi tiết và sở hữu ngay một hành trình chiêm ngưỡng đất Mỏ một cách trọn vẹn nhất, hãy tham khảo những tour du lịch hấp dẫn tại PYS Travel nhé!
Khám phá ngay tour du xuân Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên của PYS Travel:
Tour Chùa Ba Vàng - Yên Tử 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
Tham khảo tour du xuân của PYS Travel:
Chùm tour Du xuân Lễ chùa đầu năm 2025
Tour du lịch Du xuân Lễ chùa đầu năm mới 2025
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn