Quảng trường Concorde Pháp - Biểu tượng lịch sử giữa lòng Paris

11:01 01/07/2025


Quảng trường Concorde Pháp - Biểu tượng lịch sử giữa lòng Paris

Quảng trường Concorde là quảng trường lớn nhất Paris, là điểm đến nổi tiếng thu hút du khách gần xa ghé thăm bởi kiến trúc cổ điển và những địa điểm tham quan hấp dẫn. Nơi đây hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa độc đáo, ấn tượng.

Nằm giữa lòng thủ đô Paris hoa lệ, Quảng trường Concorde không chỉ là một địa danh nổi bật bởi quy mô và kiến trúc ấn tượng, mà còn là nơi giao thoa giữa lịch sử, nghệ thuật và nhịp sống hiện đại. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính mà còn có cơ hội trải nghiệm những khoảnh khắc văn hóa đáng nhớ. Đồng hành cùng PYS Travel trong bài viết này để khám phá chi tiết vẻ đẹp của nơi đây nhé!

1. Khái quát chung về quảng trường Concorde

Quảng trường Concorde (tiếng Pháp là Place de la Concorde) nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm Paris, được bao quanh bởi những công trình nổi tiếng: đại lộ Champs-Élysées ở phía tây, vườn Tuileries ở phía đông, phố Rue Royale và nhà thờ Madeleine ở phía bắc, cùng sông Seine thơ mộng ở phía nam. Được xây dựng từ giữa thế kỷ 18, quảng trường không chỉ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nước Pháp mà còn là một trong những điểm đến nổi bật không thể bỏ qua khi . Với diện tích lên đến 8,64 ha, đây cũng là quảng trường lớn nhất Paris, mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ điển và giá trị văn hóa - lịch sử trường tồn.

Quảng trường Concorde Pháp

Quảng trường place de la Concorde Pháp (Ảnh: Sưu tầm)

2. Lịch sử hình thành và phát triển của quảng trường Concorde

Quảng trường Concorde không chỉ là một công trình kiến trúc ấn tượng mà còn là nhân chứng cho nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của nước Pháp.

Ý tưởng đầu tiên về quảng trường xuất hiện vào năm 1748, khi chính quyền Paris mong muốn dựng một bức tượng cưỡi ngựa để tôn vinh Vua Louis XV sau khi ông khỏi bệnh nặng. Công trình được giao cho nhà điêu khắc Edmé Bouchardon và kiến trúc sư Jacques-Ange Gabriel, người thiết kế toàn bộ quảng trường trên khu vực đầm lầy nằm ở ranh giới thành phố lúc bấy giờ. Quảng trường được hoàn thiện và khánh thành vào năm 1772 với tên gọi ban đầu là Place Louis XV.

Lịch sử Quảng trường Concorde Pháp

Ảnh mô phỏng quảng trường place de la Concorde trước kia (Ảnh: Sưu tầm)

Tuy nhiên, lịch sử nơi đây nhanh chóng chuyển sang một giai đoạn đầy biến động. Năm 1792, trong bối cảnh Cách mạng Pháp bùng nổ, quảng trường được đổi tên thành Place de la Révolution (Quảng trường Cách mạng). Bức tượng vua Louis XV bị phá hủy, và chính tại nơi này, Vua Louis XVI cùng hoàng hậu Marie-Antoinette, cũng như nhiều nhân vật lịch sử như Danton và Robespierre, đã bị xử tử bằng máy chém trong Thời kỳ Khủng bố.

Ba năm sau, để đánh dấu một thời kỳ hàn gắn dân tộc, quảng trường được đổi tên lần nữa thành Place de la Concorde nghĩa là "hòa giải" nhằm thể hiện khát vọng đoàn kết và hòa bình sau thời kỳ hỗn loạn. Từ đó đến nay, quảng trường đã trải qua nhiều lần chỉnh trang nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trở thành biểu tượng không thể thiếu trong hành trình khám phá Paris.

Quảng trường Concordef Pháp

Hình ảnh quảng trường place de la Concorde ngày nay (Ảnh: Sưu tầm)

3. Những công trình nổi bật tại quảng trường Concorde

3.1. Cột đá Obélisque

Nằm sừng sững giữa Quảng trường Concorde, cột đá Obélisque cao 22,37 mét và nặng gần 230 tấn là một trong những công trình ấn tượng nhất Paris. Có niên đại hơn 3.300 năm, cột đá này từng đứng tại đền Luxor ở Ai Cập và được tặng cho Pháp vào thế kỷ XIX như một biểu tượng hữu nghị và để vinh danh Jean-François Champollion - người đầu tiên giải mã chữ tượng hình Ai Cập cổ.

Sau hành trình gần 13.000 km kéo dài gần 3 năm, cột đá được đặt trên bệ cao 9 mét tại vị trí trung tâm quảng trường. Tại đây, nó đánh dấu điểm giao nhau giữa hai trục quan trọng của Paris: trục bắc-nam kết nối Điện Bourbon và Hôtel de la Marine, và trục đông-tây lịch sử kéo dài từ Louvre đến Khải Hoàn Môn và La Défense.

Cột đá Obélisque quảng trường Concorde Pháp

Cột đá Obélisque tại Quảng trường Concorde (Ảnh: Sưu tầm)

Việc đặt cột Obélisque không chỉ tôn vinh giá trị lịch sử - văn hóa, mà còn thể hiện tinh thần hòa giải dân tộc, đúng với tên gọi "Concorde" được chính thức đặt lại vào năm 1835, sau nhiều lần đổi tên trong các biến động chính trị thế kỷ XIX. 

3.2 Hai đài phun nước cạnh Obélisque

Hai đài phun nước tại quảng trường được lấy cảm hứng từ phong cách tân cổ điển của Ý được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1835 đến 1840, dưới sự giám sát của kiến trúc sư Jacques Ignace Hittorff, và hoàn thành vào năm 1840 dưới triều đại Vua Louis-Philippe

Ngày 1 tháng 5 năm 1840, cả hai đài phun nước tại Quảng trường Concorde được khánh thành bởi thị trưởng Rambuteau và được đặt tên là "Đài phun nước của các Đại dương" (La Fontaine des Mers) và "Đài phun nước của các Dòng sông" (La Fontaine des Fleuves). Sự đặt tên này nhằm tôn vinh những thành tựu vượt bậc trong phát triển giao thông đường biển và đường sông của Pháp.

Đài phun nước tại quảng trường Concorde Pháp

Đài phun nước canh Obélisque tại Quảng trường Concorde (Ảnh: Sưu tầm)

- Đài phun nước của các Dòng sông (La Fontaine des Fleuves), nằm ở phía bắc quảng trường, tượng trưng cho hai con sông lớn của Pháp là Rhin và Rhône, đồng thời là biểu tượng cho sự bội thu của lúa mì và nho - những sản phẩm nông nghiệp quan trọng.

- Đài phun nước của các Đại dương (La Fontaine des Mers), đặt ở phía nam quảng trường, biểu hiện sức mạnh và sự phong phú của các đại dương như biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, cũng như tôn vinh nghề đánh bắt cá biển vốn có giá trị lịch sử

Cả hai đài phun nước đều được chế tác tinh xảo từ đá cẩm thạch mài bóng và gang đúc sẵn, với các tượng điêu khắc và họa tiết trang trí được mạ vàng, tạo nên vẻ đẹp vừa lộng lẫy vừa quý phái. 

3.3. Tượng điêu khắc tại quảng trường Concorde

Những bức tượng điêu khắc nổi tiếng được đặt trên quảng trường và vườn Tuileries như: Vị Thần Sao Thủy (Mercury) cưỡi ngựa có cánh; Ngựa của Marly; Sư tử của G. Franchi... Năm 1794, hai nhóm tượng điêu khắc của vị thần Sao Thủy cưỡi ngựa có cánh được chuyển đến vườn Tuileries, thay thế bằng các tác phẩm Ngựa của Marly của Guillaume Coustou. Tác phẩm này sau đó được di chuyển đến đầu đại lộ Champs-Elysées

Vị thần sao thủy ở quảng trường và vườn hoa Pháp

Tượng vị thần sao Thủy (Ảnh: Sưu tầm)

Từ năm 1835 đến 1838, theo quy hoạch của kiến trúc sư Jacques Ignace Hittorff, quảng trường được bổ sung thêm tám tượng đài lớn đặt tại tám góc của hình bát giác, tượng trưng cho tám thành phố lớn của nước Pháp gồm: Brest, Rouen, Bordeaux, Nantes, Lyon, Marseille, Lille và Strasbourg. Những bức tượng này được sáng tác bởi các nghệ sĩ điêu khắc danh tiếng như Jean-Pierre Cortot và James Pradier, không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật mà còn mang tính biểu tượng, khi được bố trí theo đúng vị trí địa lý của các thành phố trên bản đồ nước Pháp, tạo nên một bản đồ thu nhỏ sống động ngay giữa lòng Paris.

Tượng đài ở quảng trường Concorde Pháp

Tượng được đặt ở góc hình bát giác tại Quảng trường Concorde (Ảnh: Sưu tầm)

Từ năm 1835 đến 1838, dưới sự chỉ đạo của Hittorf và sự tham gia của các nghệ sĩ điêu khắc như Jean-Pierre Cortot và James Pradier, quảng trường được bổ sung thêm tám tượng đài lớn đặt tại tám góc của hình bát giác, tượng trưng cho tám thành phố lớn của nước Pháp gồm: Brest, Rouen, Bordeaux, Nantes, Lyon, Marseille, Lille và Strasbourg. không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật mà còn mang tính biểu tượng, khi được bố trí theo đúng vị trí địa lý của các thành phố trên bản đồ nước Pháp tạo nên một bản đồ thu nhỏ sống động ngay giữa lòng Paris.

3.4. Các tòa nhà tại Quảng trường Place de la Concorde

Phía Bắc của quảng trường Concorde được giới hạn bởi hai tòa nhà lớn xây bằng đá trắng, có thiết kế gần như đối xứng hoàn toàn, tạo nên điểm kết cấu hoàn chỉnh cho không gian quảng trường. Hai công trình này được ngăn cách bởi phố Royale (Rue Royale) và là những đại diện tiêu biểu cho kiến trúc thế kỷ 18 ở Paris.

Tòa nhà tại quảng trường Concorde Pháp

Các tòa nhà tại Quảng trường Concorde (Ảnh: Sưu tầm)

Trong đó, tòa nhà phía Đông từng thuộc sở hữu của Hoàng gia, dùng để lưu giữ và trưng bày các đồ nội thất hoàng gia. Kể từ năm 1789, công trình này được chuyển giao cho Bộ Hàng hải Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đô đốc Decrès. Tòa nhà này, về sau còn được biết đến với tên gọi Trụ sở Bộ Hải quân, được hoàn thiện theo thiết kế ban đầu của Gabriel và chịu sự giám sát thi công của kiến trúc sư Jacques-Germain Soufflot.

Cùng PYS Travel khám phá vẻ đẹp của quảng trường Concorde trong tour du lịch Pháp dịp lễ 2/9: 

Tour Tây Âu: Pháp - Luxembourg - Bỉ - Hà Lan - Đức 9 ngày 8 đêm từ Hà Nội - Quốc Khánh 2/9

Tour Châu Âu: Pháp - Bỉ - Hà Lan - Đức 9 ngày 8 đêm từ Hà Nội - Quốc khánh 2/9

4. Những trải nghiệm đặc biệt tại Quảng trường Concorde

4.1. Chụp ảnh check-in mọi góc tại Quảng trường Concorde

Với nền là cột đá Obélisque 3.300 năm tuổi, hai đài phun nước lộng lẫy và các công trình kiến trúc cổ kính bao quanh, Concorde trở thành một trong những background “đắt giá” để bạn thỏa sức ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ khi du lịch Paris. Vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, ánh sáng tự nhiên giúp tôn lên vẻ đẹp cổ điển và sang trọng của nơi đây, tạo nên những bức ảnh sống ảo đậm chất Pháp.

Chụp ảnh tại Quảng trường Concorde Pháp

Du khách chụp ảnh tại Quảng trường Concorde (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Thả bộ qua các trục lịch sử

Quảng trường Concorde là điểm giao giữa hai trục chính của thủ đô Paris: Trục Đông - Tây (Voie Royale): nối từ Khải Hoàn Môn, đại lộ Champs-Élysées, quảng trường Concorde, vườn Tuileries đến Bảo tàng Louvre. Trục Bắc - Nam hướng về điện Bourbon và sông Seine: Thả bộ dọc các trục này, bạn sẽ đi qua hàng loạt công trình mang tính biểu tượng của nước Pháp và cảm nhận được chiều sâu văn hóa, lịch sử trải dài qua nhiều thế kỷ.

4.3. Chiêm ngưỡng nghệ thuật ngoài trời

Quảng trường Concorde và khu vực lân cận như vườn Tuileries là nơi trưng bày hàng loạt tác phẩm điêu khắc quý giá. Từ những tượng thần Hy Lạp - La Mã, các biểu tượng thần thoại đến tám bức tượng đại diện cho các thành phố lớn của Pháp (Lyon, Marseille, Lille…), tất cả tạo nên một “bảo tàng ngoài trời” sống động giữa lòng thủ đô.

Có thể bạn quan tâm>>Nên đi du lịch Pháp vào tháng mấy là lý tưởng nhất?

5. Các điểm đến tham quan gần Quảng trường Concorde

5.1. Vườn Tuileries

Vườn Tuileries là một trong những khu vườn công cộng nổi tiếng nhất Paris, tọa lạc ngay giữa Bảo tàng Louvre và Quảng trường Concorde, thuộc Quận 1 trung tâm thủ đô nước Pháp. Khu vườn mang đậm dấu ấn lịch sử này được Catherine de’ Medici cho xây dựng vào năm 1564 như một phần của Cung điện Tuileries. Đến năm 1667, vườn chính thức mở cửa đón công chúng và dần trở thành công viên công cộng sau Cách mạng Pháp.

Vườn Tuileries gần quảng trường Concorde Pháp

Vườn Tuileries gần quảng trường Concorde (Ảnh: Sưu tầm)

Ngày nay, khi dạo bước trong Vườn Tuileries, du khách không chỉ được thư giãn giữa không gian xanh thoáng đãng mà còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ấn tượng từ những bức tượng cổ điển đến tượng hiện đại phản ánh đậm nét tinh thần lịch sử và nghệ thuật của Paris, thành phố của ánh sáng và văn hóa.

Tham quan vườn Tuileries Pháp

Vườn Tuileries với không gian rộng, và trưng bày các tác phẩm điêu khắc ngoài trời (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Bảo tàng Louvre

Nằm ngay trung tâm Paris cạnh Vườn Tuileries, Bảo tàng Louvre (Musée du Louvre) tọa lạc trong khuôn viên Cung điện Louvre cổ kính, là một trong những điểm đến nổi bật nhất của nước Pháp. Với diện tích hơn 210.000 m², trong đó có khoảng 60.600 m² dành riêng cho không gian trưng bày, Louvre được mệnh danh là bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới. Một trong những điểm nhấn kiến trúc hiện đại của Louvre chính là Kim tự tháp kính - lối vào chính của bảo tàng, được xây dựng vào năm 1989. 

Bảo tàng Louvre Pháp

Tham quan Bảo tàng Louvre có thiết kế ấn tượng (Ảnh: Sưu tầm)

Bảo tàng hiện lưu giữ khoảng 500.000 hiện vật quý giá, trong đó có hơn 35.000 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày thường xuyên, bao gồm các bức tranh, điêu khắc, hiện vật khảo cổ và bản vẽ từ thời tiền sử đến thế kỷ 21. Hệ thống trưng bày được tổ chức theo ba dãy nhà lớn: Sully, Richelieu và Denon, mỗi khu vực là một kho tàng nghệ thuật riêng biệt.

5.3. Đại lộ Champs-Élysées

Nối liền Quảng trường Concorde và Khải Hoàn Môn tại quảng trường Étoile, đại lộ Champs-Élysées là một trong những con đường nổi tiếng và sang trọng bậc nhất thế giới. Với chiều dài hơn 1,9 km, đại lộ này không chỉ là trục giao thông quan trọng mà còn là trái tim văn hóa, thương mại và du lịch của Paris.

Đại lộ Champs Élysees Pháp

Đại lộ Champs-Élysées (Ảnh: Sưu tầm)

Hai bên đường là những cửa hàng thời trang cao cấp, quán cà phê sang trọng, rạp chiếu phim và các thương hiệu toàn cầu, tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách quốc tế. Champs-Élysées cũng là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện lớn như duyệt binh Ngày Quốc khánh Pháp (14/7), chặng cuối của giải Tour de France, các lễ hội mừng năm mới hay các dịp kỷ niệm trọng đại của nước Pháp. Không chỉ là một địa điểm tham quan nổi tiếng, Champs-Élysées còn là biểu tượng của sự lộng lẫy, phồn hoa và niềm tự hào của người Pháp.

5.4. Cổng Khải Hoàn Môn 

Cổng Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) là một trong những tượng đài mang tính biểu tượng nhất của Paris và nước Pháp, tọa lạc tại đầu phía tây đại lộ Champs-Élysées, ngay trung tâm của quảng trường Charles de Gaulle (trước đây gọi là Place de l'Étoile - “Quảng trường Ngôi Sao” vì có 12 đại lộ tỏa ra từ đây như hình ngôi sao). Công trình đồ sộ này vinh danh những người lính Pháp đã chiến đấu và hy sinh trong các cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoleon, với tên của các vị tướng và chiến thắng được khắc bên trong và ngoài vòm. Tượng đài không chỉ là điểm đến lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và khát vọng hòa bình.

Khải Hoàn Môn nước Pháp

Khải Hoàn Môn (Ảnh: Sưu tầm)

5.5. Phòng trưng bày quốc gia Jeu de Paume

Nằm ở cuối vườn Tuileries, ngay gần Quảng trường Concorde và đối diện bảo tàng Orangerie, Galerie nationale du Jeu de Paume là điểm đến lý tưởng dành cho những người yêu nhiếp ảnh và nghệ thuật truyền thông hiện đại. Được xây dựng từ giữa thế kỷ 19, tòa nhà mang lối kiến trúc trải dài theo phố Rivoli, với tổng diện tích gần 2.800 m², trong đó hơn 1.100 m² là không gian triển lãm được chia thành 9 phòng lớn, mỗi phòng có trần cao đến 4,5m.

Phòng trưng bày quốc gia Jeu de Paume Pháp

Phòng trưng bày Galerie nationale du Jeu de Paume (Ảnh: Sưu tầm)

Bảo tàng Jeu de Paume nổi bật với bộ sưu tập nhiếp ảnh hậu hiện đại, nghệ thuật video, trình chiếu kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông mới, thường xuyên tổ chức triển lãm của các nghệ sĩ đương đại nổi tiếng quốc tế. 

5.6. Bảo tàng Musée de l'Orangerie

Nằm ở góc phía tây Vườn Tuileries, ngay cạnh Quảng trường Concorde và sát bờ sông Seine, Musée de l'Orangerie là điểm đến không thể bỏ qua với những ai yêu thích nghệ thuật trường phái Ấn tượng và Hậu ấn tượng. Bảo tàng nổi tiếng nhất với tám bức tranh tường Water Lilies (Hoa súng) khổng lồ của danh họa Claude Monet, được trưng bày trong phòng tròn ánh sáng tự nhiên tạo nên trải nghiệm đắm chìm hiếm có.

Bảo tàng Muee De I' Orangerie Pháp

Bảo tàng Musée de l'Orangerie (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, bảo tàng còn sở hữu bộ sưu tập quý giá các tác phẩm của nhiều danh họa tên tuổi như Cézanne, Renoir, Matisse, Picasso, Modigliani, Sisley, và Soutine. Từng là vườn cam hoàng gia trong khuôn viên Cung điện Tuileries, không gian bảo tàng mang đến sự hài hòa giữa kiến trúc cổ kính, nghệ thuật tinh hoa và thiên nhiên tĩnh lặng giữa trung tâm Paris.

Phía trong bảo tàng Musée de l'Orangerie Pháp

Phía trong bảo tàng Musée de l'Orangerie (Ảnh: Sưu tầm)

5.7. Cầu Pont Alexandre III 

Pont Alexandre III là một trong những cây cầu nổi bật và hoa lệ nhất của thủ đô Paris, bắc ngang sông Seine và nối liền Quảng trường Concorde với khu vực Invalides và Tháp Eiffel. Được khánh thành vào năm 1900, cây cầu mang tên Sa hoàng Nga Alexandre III - biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Pháp và Nga thời bấy giờ.

Cầu nổi bật với lối kiến trúc Beaux-Arts tráng lệ, được trang trí bởi các tượng thần, ngựa có cánh, đèn đồng cầu kỳ và bốn cột trụ lớn mạ vàng ở hai đầu cầu. Mỗi chi tiết trên cầu đều thể hiện sự tinh xảo và nghệ thuật đỉnh cao của kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20.

Cầu Pont Alexandre III Pháp

Cầu Pont Alexandre III gần Quảng trường place de la Concorde (Ảnh: Sưu tầm)

6. Một số lưu ý khi tham quan Quảng trường Place de la Concorde

Để bạn và người thân cũng như bạn bè có trải nghiệm trọn vẹn và an toàn khi khám phá địa danh mang tính biểu tượng này, sau đây là một vài lưu ý dành cho bạn: 

- Thời gian tham quan lý tưởng: Bạn nên đến vào buổi sáng hoặc chiều muộn để tránh nắng gắt và đông người. Vào mùa xuân và thu, thời tiết Paris mát mẻ, dễ chịu, rất thích hợp để dạo chơi và chụp ảnh tại quảng trường.

- Chuẩn bị giày đi bộ thoải mái: Vì khu vực Quảng trường Concorde khá rộng, lại liền kề với Vườn Tuileries, Bảo tàng Louvre, Đại lộ Champs-Élysées…, nên hãy mang giày bệt hoặc sneaker để tiện di chuyển.

- Không trèo lên các công trình: Cột đá Luxor, các đài phun nước hay tượng đài quanh quảng trường đều là di tích văn hóa - lịch sử quan trọng. Việc trèo lên để chụp ảnh có thể bị xử phạt.

- Mang theo nước và đồ ăn nhẹ: Dù quanh khu vực có nhiều quán cà phê, nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, nên mang theo nước suối và một vài món ăn nhẹ khi dạo quanh quảng trường và các bảo tàng gần đó.

- Kết hợp tham quan các địa điểm lân cận: Quảng trường Concorde nằm gần các điểm đến nổi tiếng như Bảo tàng Orangerie, Bảo tàng Louvre, Vườn Tuileries và Cầu Alexandre III. Bạn có thể sắp xếp lịch trình trong ngày để tham quan trọn vẹn tuyến điểm văn hóa - lịch sử quan trọng này.

Quảng trường Concorde không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô rộng lớn và lối kiến trúc cổ điển giữa lòng Paris, mà còn là một nhân chứng lịch sử sống động cho những biến động quan trọng của nước Pháp trong gần ba thế kỷ. Hãy để PYS Travel đồng hành cùng bạn, biến mỗi bước chân tại Concorde thành một hành trình khám phá trọn vẹn vẻ đẹp văn hóa - lịch sử đầy mê hoặc của nước Pháp!

Mời bạn tham khảo một số tour du lịch Pháp hấp dẫn khác tại PYS Travel: 

Tour du lịch Pháp

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi đến các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Anh/ chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn