Cứ độ tháng 9, tháng 10, “mùa vàng” lại về trên Mù Cang Chải, hấp dẫn vô cùng những đôi chân thích xê dịch. Nhưng nếu đến Mù Cang Chải tháng 9 mà không thử qua những món đặc sản trứ danh nơi đây thì quả là 1 thiếu sót đáng tiếc cực kì
Cứ độ tháng 9, tháng 10, “mùa vàng” lại về trên Mù Cang Chải, hấp dẫn vô cùng những đôi chân thích xê dịch. Nhưng nếu đến Mù Cang Chải tháng 9 mà không thử qua những món đặc sản trứ danh nơi đây thì quả là 1 thiếu sót đáng tiếc cực kì.
Sau mùa gặt tháng 9, những hạt gạo nếp tròn mẩy, vừa xay, vẫn còn vương hương lúa mới được đổ đầy chĩnh gạo của mỗi mái nhà Mù Cang Chải. Tới Mù Cang Chải tháng 9, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức món xôi nếp mới Tú Lệ vừa thơm, vừa dẻo.
Tương truyền rằng, thuở xa xưa, những nàng tiên được Ngọc Hoàng giao cho trọng trách xuống nhân gian, tìm một mảnh đất để gieo trồng giống lúa nếp cho thần dân. Các nàng bay khắp vùng núi Tây Bắc, cho tới khi thấy một thung lũng đất đai rộng rãi, bằng phẳng, cây cỏ hoa lá mọc tốt tươi. Đó chính là thung lũng dưới chân núi Kháu Pa. Các nàng tiên quyết định chọn nơi đây là mảnh đất gieo trồng giống lúa nếp của tiên giới.
Vài tháng sau, lúa mọc tươi tốt, trổ bông, chín vàng ươm. Hạt nào hạt nấy chắc mẩy. Người dân bèn lấy lúa này, giã thành gạo trắng ngần rồi thổi thành xôi hương thơm ngào ngạt, ăn vừa dẻo, vừa ngon.
Từ đó, giống lúa này được các nàng tiên giao lại cho người dân bản Pha gieo trồng và được truyền từ đời này sang đời khác. Cứ thế giống lúa nếp lan rộng ra khắp vùng Tú Lệ, Văn Chấn. Dân gian gọi loại nếp này là nếp Tú Lệ.
Xôi Ngũ Sắc (ảnh: Yên Bái Toàn Cảnh)
Tù những hạt lúa nếp ấy, người dân Mù Cang Chải còn sáng tạo nên món xôi Ngũ Sắc không chỉ đẹp mắt mà còn cực kì thơm ngon. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân dân tộc Thái.
Những hạt gạo nếp trắng trong, to tròn không chỉ có thể đồ thành xôi vừa dẻo, vừa thơm mà còn có thể làm ra loại cốm xanh non, thanh mạt, ngọt ngào.
Cốm Tú Lệ (ảnh: thaotep14)
Quy trình làm cốm rất công phu. Để làm cốm, người dân dân tộc Thái nơi đây phải thu hoạch lúa từ khi lúa chỉ mới khum ngọn, hãy còn nguyên sữa. Lúa gặt về không được đập hay vò mà phải tuốt từng đon rồi sàng sạch rơm và những hạt thóc lép. Sau đó, gạo sẽ được đãi qua nước rồi đem rang trên lửa nhỏ.
Bếp lò dùng để rang cốm phải đắp xỉ than nhưng không được đốt than mà phải đun bằng củi. Chảo để rang cốm phải dùng chảo gang để hạt cốm vừa thơm, vừa dẻo. Khi rang cốm phải đảo thật đều tay và đảo liên tục để cốm chín đều, không bị cháy.
(ảnh: dangtranquan)
Gạo rang xong còn phải giã cho dẻo mới trở thành cốm. Món cốm Tú Lệ ăn kèm với chuối chín hay quả hồng là món ăn mà bạn nhất định phải nếm thử nếu có dịp tới Mù Cang Chải tháng 9.
(ảnh: CungPhuot.info)
Sau mùa gặt, châu chấu có rất nhiều ở Mù Cang Chải. Người dân nơi đây thường bắt những con châu chấu này về, rang vàng, vừa ngậy , vừa thơm. Món châu chấu rang trở thành đặc sản nức tiếng của Mù Cang Chải tháng 9 và tháng 5.
(ảnh: hoaithomtour)
Cua suối vùng cao thường sống trong các hốc đá ven suối, thịt vừa thơm, vừa chắc. Cua bắt về sẽ được làm sạch, lột mai rồi rang vàng ươm với tỏi và muối. Tuy nhiên, món cua rang muối này thường không có sẵn nên nếu bạn muốn thưởng thức khi đi du lịch Mù Cang Chải tháng 9 thì nên đặt trước với nhà hàng hoặc quán ăn.
(ảnh: CungPhuot.info)
Mù Cang Chải tháng 9 còn có loại táo mèo vừa giòn, vừa ngọt. Quả khi chín có màu hồng trắng hoặc vàng trong đẹp mắt, hương thơm ngào ngạt, vô cùng hấp dẫn. Vào tháng 9, táo mèo sẽ được bày bán rất nhiều trên Mù Cang Chải. Bạn có thể mua vài cân táo mèo về làm quà cho người thân, bạn bè.
(ảnh: quan_rachcdn)
Nhanh chân tới Mù Cang Chải tháng 9, khám phá "thiên đường ẩm thực" vùng dẻo cao ngay thôi!
Cùng đến Mù Cang Chải - ngắm sóng vàng trên non cao ngay thôi!
Tour Mù Cang Chải 2 ngày 1 đêm từ Hà Nội
Tour Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội
Tour Mù Cang Chải 5 ngày 4 đêm từ TP.HCM
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn