Lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhiều người đến chùa thành tâm, chỉn chu trong từng từ chỉ lễ nghĩa, hành động. Nhưng chỉ một vài sơ suất nhỏ này mà có thể dẫn tới họa cả năm
Lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhiều người đến chùa thành tâm, chỉn chu trong từng từ chỉ lễ nghĩa, hành động. Nhưng chỉ một vài sơ suất nhỏ này mà có thể dẫn tới họa cả năm. Hãy cùng PYS Travel điểm qua những lưu ý gì khi lễ chùa đầu năm nhé!
Bạn đã lựa chọn được chuyến đi du xuân lễ chùa cho doanh nghiệp ? THAM KHẢO NGAY: CHÙM TOUR LỄ CHÙA DOANH NGHIỆP CỦA PYS TRAVEL |
Một sai lầm nhiều người thường không tìm hiểu kĩ trước khi đến cửa chùa chính là sai thứ tự lễ bái.Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa. Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Kế đến là đặt lễ vào các ban. Lưu ý khi lễ chùa đầu năm, lúc dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng. Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương. Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
- Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít hay nhiều.
- Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…
- Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
- Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
Đặt lễ mặn ở khu vực chính điện là điều kiêng kị cần đặc biệt trong lễ chùa. .Ở khu vực này chỉ đặt đồ chay, tịnh. Tại chùa bạn vẫn có thể dâng lễ mặn nhưng chỉ dâng tại khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thành mẫu hoặc các ban thờ hay đền thờ. Tránh đặt lễ mặn tại chính địện vì hành động này được coi là làm ô uế nơi thanh tịnh.
Mặc quần áo hở hang khi vào lễ chùa được cho là báng bổ thần thánh, gây mất mỹ quan trong chùa. Lưu ý khi lễ chùa đầu năm cần phải mặc trang phục hở hang, lố lăng, váy ngắn xúc phạm đến chốn uy linh, dễ bị quở phạt.Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang…
Nhiều người công đức ở chùa hay có thói quen lấy giấy công đức rồi đem về nhà đặt lên bàn thờ báo công với tổ tiên. Thực tế, bạn không cần lấy giấy chứng nhận công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công mà nên hóa vàng giấy này.
Đừng quan niện phải đốt hương, vàng mã ở trong chùa mới thiêng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới tượng phật, pháp khí thậm chí là gây hóa hoạn.
Tốt nhất mọi người không nên mang về vì ở những nơi đó có thể có vong, rồi đủ thứ bám vào… Nếu tới di tích mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, công đức sẽ được bề trên chứng giám thì nên hóa đi, không nên mang về nhà. Trước đây, những ngày đầu xuân người dân đi hái lộc thường là những chồi non, nhưng giờ họ thay bằng hình thức mua những cành vàng lá ngọc, hoa… cầu sự phú quý. Đó có thể coi là lấy may đầu xuân chứ không phải vật để thờ cúng. Mọi người có thể bày lên bàn thờ nhưng khi tới ngày Rằm tháng Giêng thì hóa luôn.
Điều đặc biệt cần lưu ý khi lễ chùa đầu năm đó là mua bùa chú ở chùa là hình thức mê tín dị đoan, lừa đảo. Thậm chí còn có thể rước họa vào thân, hao tốn tài lộc, mang về những điều không may mắn cho gia đình. Bùa, phù chú... đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ tổ tiên hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo ngườ
Đồ lễ ở chùa là do “chúng sinh” dâng tặng. Việc bạn tự ý lấy đồ nhà chùa chính là phạm phải lỗi lớn, phải chịu cảnh giam trong địa ngục khi chết. Bởi vậy khi đia chùa tuyệt đối không được động vào dồ vật nhà chùa khi chưa được phép.
Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.Bạn nên ghi nhớ thật kĩ 9 điều kiêng kị khi đi lễ chùa đầu năm để có một chuyến du xuân ý nghĩa, cầu xin được nhiều tài lộc cho gia đình.
Như vậy, chúng ta đã điểm qua những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm! Bỏ túi ngay để hành trình lễ chùa thêm trọn vẹn!
Bạn đang tìm tour du lịch Lễ chùa đầu năm?
Xem ngay >> Chùm tour lễ chùa đầu năm ở miền Bắc 2021
Hotline: 02473075060
Thanh Tâm
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn