Đầu năm nên đi chùa nào ở Hà Nội? Gợi ý 10 ngôi chùa cầu bình an, cầu tài lộc

11:30 13/01/2025


Đầu năm nên đi chùa nào ở Hà Nội? Gợi ý 10 ngôi chùa cầu bình an, cầu tài lộc

Đầu năm nên đi chùa nào ở Hà Nội để cầu bình an, tài lộc? Khám phá ngay gợi ý các điểm lễ chùa linh thiêng cùng kinh nghiệm hữu ích để bắt đầu năm mới trọn vẹn!

1. Tại sao nên đi lễ chùa đầu năm ở Hà Nội?

Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, mang ý nghĩa cầu mong bình an, tài lộc và sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đây không chỉ là dịp để bạn tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn mà còn là cơ hội để bắt đầu một năm mới với hy vọng và sự may mắn.

đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội, đầu năm nên đi lễ chùa nào

Đi lễ chùa đầu năm tại Hà Nội - Nét đẹp văn hóa tâm linh Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Hà Nội - trung tâm văn hóa và lịch sử của Việt Nam - là nơi tập trung nhiều ngôi chùa cổ kính và linh thiêng, gắn liền với bề dày truyền thống tâm linh của dân tộc. Những chuyến đi chùa đầu năm ở Hà Nội không chỉ giúp bạn hòa mình vào không gian tín ngưỡng trang nghiêm mà còn mở ra cơ hội khám phá các giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội để có một khởi đầu năm mới thật ý nghĩa!

2. Top 10 Ngôi chùa đầu năm ở Hà Nội không thể bỏ lỡ để cầu bình an, tài lộc

Hà Nội là nơi hội tụ nhiều ngôi chùa linh thiêng và cổ kính, mang đậm giá trị lịch sử và tâm linh, là điểm đến lý tưởng để cầu bình an, tài lộc mỗi dịp đầu năm. Dưới đây là danh sách các chùa nổi bật mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình lễ chùa đầu năm ở Hà Nội.

2.1 Chùa Hương - Điểm du xuân tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội

Chùa Hương, là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất miền Bắc, đặc biệt trong dịp đầu năm mới. Được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông, chùa Hương không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là quần thể di tích văn hóa, lịch sử với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

Chùa Hương, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội, tour du xuân chùa hương

Chùa Hương - Điểm du xuân tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Quần thể chùa Hương bao gồm nhiều ngôi chùa, đền và động, trong đó nổi bật nhất là động Hương Tích - nơi được mệnh danh là "Nam Thiên Đệ Nhất Động". Du khách đến đây vừa để hành hương, lễ Phật, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của dòng suối Yến, rừng núi và những cánh đồng hoa.

Vào dịp đầu năm, chùa Hương thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham gia lễ hội kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, để cầu bình an, may mắn và tài lộc. Du xuân chùa Hương không chỉ là một hoạt động tâm linh ý nghĩa mà còn là trải nghiệm không thể bỏ qua khi lên kế hoạch đi chùa đầu năm ở Hà Nội.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: 6h00 - 18h00 hàng ngày.

- Giá vé: Vé thắng cảnh: 130.000 VNĐ/người; Vé đò: 80.000 VNĐ/người (hai chiều); Cáp treo: 240.000 VNĐ/vé khứ hồi, 160.000 VNĐ/vé một chiều.

>>Khám phá ngay tour du xuân Chùa Hương của PYS Travel:

Tour Chùa Hương - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

2.2 Chùa Trấn Quốc - Ngôi chùa cổ kính bên hồ Tây

Chùa Trấn Quốc, tọa lạc trên bán đảo nhỏ ven hồ Tây, là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam với lịch sử hơn 1.500 năm. Được xây dựng từ thời Tiền Lý, chùa là biểu tượng của sự giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Chùa Trấn Quốc, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội, tour du xuân Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc - Biểu tượng tâm linh cổ kính bên hồ Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Điểm nhấn nổi bật của chùa là tòa tháp 11 tầng (tháp Bảo Tháp), được xây dựng từ năm 1998, mang dáng vẻ uy nghiêm và thanh thoát. Mỗi tầng tháp đều có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý, tạo nên không gian thiêng liêng giữa lòng hồ Tây yên bình. Ngoài ra, khuôn viên chùa rộng lớn với cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề linh thiêng ở Ấn Độ, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Chùa Trấn Quốc, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội, tour du xuân Chùa Trấn Quốc

Tháp Bảo Tháp 11 tầng - Điểm nhấn kiến trúc của chùa Trấn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Đầu năm, du khách đến lễ chùa Trấn Quốc không chỉ để cầu bình an, sức khỏe mà còn để cảm nhận sự thanh tịnh, hài hòa giữa thiên nhiên và không gian tôn nghiêm. Đây là một trong những địa điểm không thể bỏ qua trong hành trình đi chùa đầu năm ở Hà Nội, đặc biệt với những ai yêu thích sự kết hợp giữa văn hóa, lịch sử và tâm linh.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Số 46 đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: Ngày thường: 08:00 - 16:00; Ngày mùng 1 và rằm hàng tháng: 06:00 - 18:00; Giao thừa Tết Nguyên đán: Mở cửa cả đêm.

- Giá vé: Chùa Trấn Quốc không thu phí tham quan; du khách có thể vào cửa miễn phí. 

2.3 Chùa Quán Sứ - Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chùa Quán Sứ, nằm tại trung tâm Hà Nội, là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất và là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Được xây dựng từ thế kỷ 15, chùa Quán Sứ mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt.

Chùa Quán Sứ, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Không gian linh thiêng tại chùa Quán Sứ, Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Kiến trúc của chùa được thiết kế với không gian rộng lớn, các gian thờ được bài trí trang nghiêm, thể hiện sự tôn kính đối với các vị Phật. Điểm nhấn nổi bật là chính điện uy nghi với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, bao quanh là khung cảnh thanh bình. Đầu năm, chùa Quán Sứ thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến lễ chùa đầu năm ở Hà Nội, cầu mong công danh, sự nghiệp thuận lợi và sức khỏe bình an.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: 7h00 - 19h00 hàng ngày.

- Giá vé: Miễn phí.

2.4 Chùa Một Cột - Biểu tượng của văn hóa Thăng Long

Chùa Một Cột, hay còn gọi là Liên Hoa Đài, là một trong những biểu tượng văn hóa nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông, mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và tâm linh Việt Nam. Theo truyền thuyết, vua Lý mơ thấy Quan Âm hiện trên tòa sen dắt nhà vua vào đài sen, từ đó ngài cho xây dựng chùa với kiến trúc hình bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc lành và trí tuệ cho dân tộc.

 Chùa Một Cột, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột giữa lòng Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Kiến trúc của chùa Một Cột là điểm đặc sắc không thể bỏ qua. Ngôi chùa nhỏ được đặt trên một cột đá đơn lẻ, vươn lên giữa hồ Linh Chiểu, tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục của đạo Phật. Đây cũng là điểm đến tâm linh nổi bật, nơi du khách và Phật tử thường đến để cầu nguyện đầu năm.

Chùa Một Cột không chỉ là nơi để lễ Phật, cầu bình an mà còn là di sản văn hóa đặc biệt, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong hành trình đi chùa đầu năm ở Hà Nội. Đừng quên ghé thăm ngôi chùa biểu tượng này để cảm nhận vẻ đẹp giao thoa giữa lịch sử, kiến trúc và tâm linh!

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: 7h00 - 18h00 hàng ngày.

- Giá vé: Miễn phí (Du khách nước ngoài: 25.000 VNĐ/người)

2.5 Chùa Bà Đá - Ngôi chùa linh thiêng giữa lòng phố cổ

Chùa Bà Đá, còn gọi là Linh Quang tự, được xây dựng vào năm 1056 dưới triều đại vua Lý Thánh Tông. Theo truyền thuyết, trong quá trình tu sửa thành Thăng Long, người dân phát hiện một pho tượng phụ nữ bằng đá và lập đền thờ, từ đó chùa có tên là chùa Bà Đá.

Chùa Bà Đá, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Không gian thanh tịnh của chùa Bà Đá trong phố cổ Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Kiến trúc chùa mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, với mái hiên thấp được đỡ bằng bốn cột đá chạm khắc tinh xảo, miêu tả cảnh bốn mùa và tứ quý. Chùa Bà Đá là nơi linh thiêng, thu hút nhiều Phật tử và du khách đến cầu duyên và bình an. Đặc biệt, chùa còn là trụ sở chính của Thành hội Phật giáo Hà Nội và là nơi tổ chức các buổi lễ quan trọng.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: Từ 8h00 đến 21h00 hàng ngày.

- Giá vé: Miễn phí tham quan.

2.6 Phủ Tây Hồ - Điểm đến cầu tài lộc nổi tiếng

Phủ Tây Hồ, tọa lạc trên bán đảo nhô ra hồ Tây, là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật nhất Hà Nội, đặc biệt vào dịp đầu năm mới. Được xây dựng từ thế kỷ 17, phủ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu, cụ thể là thờ Liễu Hạnh Công Chúa - một trong Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với ý nghĩa linh thiêng, nơi đây thu hút đông đảo du khách đến để cầu tài lộc, sự nghiệp và kinh doanh thuận lợi.

Phủ Tây Hồ, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Phủ Tây Hồ - Điểm đến linh thiêng cầu tài lộc tại Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Kiến trúc của phủ Tây Hồ mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian, với cổng tam quan uy nghi được trang trí tỉ mỉ. Bên trong, Tam tòa thánh mẫu là nơi thờ chính, cùng với các ban thờ phụ, tạo không gian trang nghiêm, cổ kính. Phủ Tây Hồ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn tọa lạc tại một vị trí đẹp, nơi du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh hồ Tây thơ mộng.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Số 52, đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: Ngày thường: 5h00 - 19h00; Ngày lễ lớn (mùng 3/3 và 13/8 âm lịch): Mở cửa đến 21h00.

- Giá vé: Miễn phí tham quan và chiêm bái.

2.7 Chùa Hà - Địa điểm cầu duyên nổi tiếng Hà Nội

Chùa Hà, tên đầy đủ là Thánh Đức Tự, là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn tìm kiếm một nơi đi lễ đầu năm ở Hà Nội hoặc mong cầu hạnh phúc trọn vẹn. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ 15) và đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính và trang nghiêm.

Chùa Hà, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Chùa Hà với kiến trúc đặc trưng mang đậm nét văn hóa truyền thống (Ảnh: Kênh 14)

Chùa Hà mang đặc trưng của kiến trúc chùa miền Bắc với bố cục tổng thể gồm cổng tam quan, sân chùa, tiền đường, chính điện và hậu cung. Cổng tam quan được xây dựng với mái ngói cong, trang trí rồng phượng, mang vẻ đẹp uy nghiêm. Chính điện thờ Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, cùng các vị thần linh nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của du khách.

Chùa Hà, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Chốn cầu duyên linh thiêng được nhiều người tìm đến (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Hà nổi tiếng nhất với ý nghĩa tâm linh về tình duyên. Người ta đến đây không chỉ để cầu phúc lành, mà còn dâng lễ để mong tìm được một mối nhân duyên tốt đẹp. Nhiều cặp đôi đã bén duyên nhờ những lời cầu nguyện tại chùa Hà, khiến nơi đây càng trở nên nổi tiếng. Ngoài cầu duyên, chùa Hà còn là nơi để cầu mong bình an, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: 8h00 - 18h00 hàng ngày (mở sớm và đóng muộn hơn vào rằm, mùng 1).

- Giá vé: Miễn phí.

2.8 Chùa Kim Liên - Điểm đến không thể bỏ lỡ khi đi chùa đầu năm ở Hà Nội

Chùa Kim Liên, nằm trên bán đảo Nghi Tàm bên hồ Tây, là một trong những ngôi chùa cổ kính và độc đáo tại Hà Nội. Được xây dựng từ thời nhà Lý, chùa gắn liền với lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam, mang ý nghĩa sâu sắc về sự thanh cao và thuần khiết.

Chùa Kim Liên, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Chùa Kim Liên - Điểm đến lý tưởng cho lễ chùa đầu năm ở Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Kiến trúc của chùa nổi bật với cổng tam quan chạm khắc tinh xảo, mái ngói cong vút và không gian thờ tự trang nghiêm. Chính điện thờ Phật Thích Ca, Quan Âm Bồ Tát, kết hợp với khung cảnh hồ Tây yên bình, tạo nên một không gian vừa linh thiêng vừa thanh tịnh.

Vào dịp đầu năm, chùa Kim Liên thu hút đông đảo du khách đến lễ chùa đầu năm ở Hà Nội để cầu sức khỏe, bình an và tài lộc.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Phố Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: 7h00 - 18h00 hàng ngày.

- Giá vé: Miễn phí.

2.9 Chùa Bằng - Điểm đến linh thiêng khi đi chùa đầu năm ở Hà Nội

Chùa Bằng, hay còn gọi là Bằng Sở,là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Hà Nội. Được xây dựng từ thời nhà Lý, chùa mang đậm giá trị văn hóa và tâm linh, là nơi người dân thường đến để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc mỗi dịp đầu năm.

Chùa Bằng, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Chùa Bằng - Điểm đến không thể bỏ qua khi đi chùa đầu năm ở Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Bằng có kiến trúc đặc sắc với không gian rộng lớn, các gian thờ được bài trí trang nghiêm. Điểm nhấn chính của chùa là tòa Đại Hùng Bảo Điện uy nghi, mái ngói đỏ rực, tượng Phật và các pho tượng La Hán được điêu khắc tinh xảo.

Lựa chọn chùa Bằng trong hành trình đi chùa đầu năm ở Hà Nội, du khách không chỉ cảm nhận được nét đẹp văn hóa Phật giáo mà còn tận hưởng không khí yên bình của nơi đây.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: 6h00 - 20h00 hàng ngày.

- Giá vé: Miễn phí

2.10 Chùa Láng - Điểm đến linh thiêng gần gũi với văn hóa Hà Nội

Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền Tự, được xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông (thế kỷ 12), là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Hà Nội. Nằm trong khu vực yên tĩnh của quận Đống Đa, chùa Láng không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một nhân vật lịch sử gắn liền với nhiều giai thoại kỳ bí.

Chùa Láng, đầu năm đi chùa nào ở Hà Nội

Chùa Láng - Điểm đến linh thiêng khi đi chùa đầu năm ở Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa nổi bật với lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét đặc trưng của thời Lý với cổng tam quan, sân chùa rộng và chính điện uy nghiêm. Trong khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh với nhiều cây cổ thụ xanh mát, tạo nên một bầu không khí yên bình, rất thích hợp để tìm lại sự cân bằng trong tâm hồn.

Vào dịp đầu năm, chùa Láng thu hút nhiều người dân và du khách đến cầu bình an, sức khỏe và trí tuệ. Đây cũng là nơi tổ chức lễ hội chùa Láng vào ngày 7/3 âm lịch hàng năm, một trong những lễ hội lớn tại Hà Nội.

Thông tin chi tiết

- Địa chỉ: Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: 6h00 - 18h00 hàng ngày.

- Giá vé: Miễn phí.

3. Đầu năm nên đi chùa nào gần Hà Nội? Gợi ý các điểm tâm linh lý tưởng

Đầu năm nên đi chùa nào để cầu bình an, tài lộc và tận hưởng không gian thanh tịnh? Nếu bạn đang tìm kiếm những điểm đến tâm linh gần Hà Nội, đây là danh sách các ngôi chùa nổi tiếng mà bạn không nên bỏ lỡ. Hãy cùng khám phá đầu năm nên đi lễ chùa nào để có một khởi đầu năm mới trọn vẹn và ý nghĩa!

>>Có thể bạn quan tâm: Gợi ý 10 điểm du xuân đầu năm miền Bắc hấp dẫn nhất

3.1 Chùa Bái Đính (Ninh Bình) - Quần thể tâm linh lớn nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính, thuộc tỉnh Ninh Bình, là một trong những quần thể chùa lớn nhất Việt Nam với kiến trúc đồ sộ và vẻ đẹp tráng lệ. Ngôi chùa này là điểm đến lý tưởng để cầu bình an, tài lộc và sức khỏe vào dịp đầu năm.

Chùa Bái Đính, đầu năm nên đi chùa nào gần Hà Nội

Toàn cảnh chùa Bái Đính - Điểm du xuân tâm linh gần Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài việc sở hữu tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á và hành lang La Hán dài nhất Việt Nam, chùa Bái Đính còn nổi tiếng với kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại. Đây là nơi diễn ra nhiều lễ hội tâm linh quan trọng đầu xuân, thu hút đông đảo du khách đến tham gia và cầu bình an.

Thông tin chi tiết:

- Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

- Giờ mở cửa: 6h00 - 21h00 hàng ngày.

- Giá vé: Vé tham quan: 60.000 VNĐ/người; Vé xe điện: 30.000 VNĐ/chiều; Vé thuyền: 150.000 VNĐ/người.

>>Khám phá ngay tour du xuân chùa Bái Đính của PYS Travel: 

Tour chùa Bái Đính - Tràng An - Hang Múa 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

3.2 Chùa Tam Chúc (Hà Nam) - Kỳ quan tâm linh thế giới

Chùa Tam Chúc, tọa lạc tại tỉnh Hà Nam, là một trong những quần thể chùa lớn nhất thế giới, sở hữu vẻ đẹp độc đáo với khung cảnh hồ nước bao quanh. Đầu năm, nơi đây là điểm hành hương lý tưởng để cầu an lành và hòa hợp.

Chùa Tam Chúc, đầu năm nên đi chùa nào gần Hà Nội

Toàn cảnh chùa Tam Chúc bên hồ nước thơ mộng (Ảnh: Sưu tầm)

Không chỉ được bao quanh bởi hồ nước thơ mộng, chùa Tam Chúc còn nổi bật với chính điện nguy nga và bộ sưu tập tượng Phật bằng đá núi lửa từ Indonesia. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo lớn, thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái và cầu may mắn trong dịp đầu năm.

Thông tin chi tiết:

- Địa chỉ: Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Giờ mở cửa: 5h00 - 19h00 hàng ngày.

- Giá vé: Vé tham quan: 90.000 VNĐ/người; Vé thuyền: 200.000 VNĐ/người.

>>Tham khảo ngay: Tour Chùa Tam Chúc - Chùa Địa Tạng Phi Lai 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

3.3 Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc) - Chốn yên bình giữa núi rừng Tam Đảo

Chùa Tây Thiên nằm trong khu danh thắng Tây Thiên, mang vẻ đẹp thanh bình giữa thiên nhiên hoang sơ. Đây là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng, nơi du khách có thể cầu bình an, hạnh phúc và may mắn trong dịp đầu năm.

Đền Thượng, du lịch thiền viện trúc lâm vĩnh phúc

Chùa Tây Thiên còn được biết đến là nơi giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu, với các công trình kiến trúc độc đáo như Đại Bảo Tháp Mandala và đền Quốc Mẫu Tây Thiên. Gần đó, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - một trong những trung tâm thiền lớn nhất Việt Nam, cũng thu hút đông đảo du khách đến cầu nguyện và tận hưởng không gian yên bình của núi rừng Tam Đảo

Thông tin chi tiết:

- Địa chỉ: Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Giờ mở cửa: 6h00 – 18h00 hàng ngày.

- Giá vé: Vé tham quan miễn phí; Vé cáp treo: 240.000 VNĐ/khứ hồi.

>>Khám phá ngay: Tour Tây Thiên - Thiền viện Trúc Lâm An Tâm 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025 

3.4 Chùa Phật Tích (Bắc Ninh) - Biểu tượng Phật giáo thời nhà Lý

Chùa Phật Tích là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng của miền Bắc, nổi tiếng với tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất Việt Nam. Đây là địa điểm lý tưởng để cầu bình an và chiêm ngưỡng nét đẹp lịch sử, kiến trúc độc đáo.

Chùa Phật Tích, đầu năm nên đi chùa nào gần Hà Nội

Tượng Phật A Di Đà tại chùa Phật Tích - Di sản linh thiêng thời nhà Lý (Ảnh:VOV)

Chùa Phật tích còn lưu giữ nhiều di vật quý giá từ thời nhà Lý, như bia đá và bệ hoa sen chạm khắc tinh xảo. Với không gian yên bình trên núi Phật Tích, đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn chiêm bái, cầu bình an và khám phá vẻ đẹp kiến trúc cổ trong hành trình đầu năm nên đi lễ chùa nào.

Thông tin chi tiết:

- Địa chỉ: Xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

- Giờ mở cửa: 7h00 - 17h00 hàng ngày.

- Giá vé: Miễn phí.

3.5 Chùa Yên Tử (Quảng Ninh) - Kinh đô Phật giáo Việt Nam

Chùa Yên Tử, nằm trên dãy núi Yên Tử, là nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, gắn liền với vua Trần Nhân Tông. Đây là điểm đến tâm linh nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, không gian linh thiêng và kiến trúc đặc sắc. Đầu năm, du khách đến Yên Tử không chỉ để lễ Phật mà còn để trải nghiệm hành trình leo núi, tìm lại sự thanh tịnh trong tâm hồn.

Du xuân tại Yên Tử

Chùa Yên Tử - Hành trình tâm linh đầu năm gần Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Thông tin chi tiết:

- Địa chỉ: Xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, Quảng Ninh.

- Giờ mở cửa: 5h00 - 20h00 hàng ngày.

- Giá vé: Vé thắng cảnh: 40.000 VNĐ/người lớn, 20.000 VNĐ/trẻ em; Vé cáp treo: 350.000 VNĐ/vé khứ hồi, 230.000 VNĐ/vé một chiều.

3.6 Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) - Ngôi chùa trên núi lớn nhất Việt Nam

Chùa Ba Vàng, còn được gọi là Bảo Quang Tự, tọa lạc trên núi Thành Đẳng, là ngôi chùa nổi tiếng với tòa chính điện lớn nhất Việt Nam. Nằm giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chùa Ba Vàng là điểm đến lý tưởng để cầu sức khỏe, bình an và tài lộc trong dịp đầu năm.

chùa ba vàng, du xuân quảng ninh

Chùa nổi bật với kiến trúc đồ sộ, các gian thờ được bài trí tinh tế cùng khuôn viên thoáng đãng, xanh mát. Đầu năm, nơi đây thu hút hàng ngàn Phật tử và du khách thập phương đến lễ bái.

Thông tin chi tiết:

- Địa chỉ: Phường Quang Trung, TP. Uông Bí, Quảng Ninh.

- Giờ mở cửa: 6h00 - 19h00 hàng ngày.

- Giá vé: Miễn phí tham quan và chiêm bái.

>>Khám phá ngay: Tour Chùa Ba Vàng - Yên Tử 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

4. Kinh nghiệm đi chùa đầu năm ở Hà Nội

Để chuyến đi lễ chùa đầu năm ở Hà Nội thêm trọn vẹn và ý nghĩa, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng. Hãy cùng khám phá thời gian lý tưởng và những kinh nghiệm hữu ích để hành trình đầu năm nên đi lễ chùa nào của bạn trở nên đáng nhớ.

4.1 Thời gian lý tưởng để đi lễ chùa đầu năm

Thời điểm thích hợp nhất để đi lễ chùa đầu năm ở Hà Nội là vào sáng sớm. Đây là lúc không khí còn trong lành, không gian yên tĩnh, giúp bạn dễ dàng hòa mình vào không khí trang nghiêm, thanh tịnh của chùa chiền. Hơn nữa, đi sớm cũng giúp tránh tình trạng đông đúc, nhất là vào những ngày cao điểm đầu năm như mùng 1, mùng 2 Tết.

Kinh nghiệm đi chùa đầu năm ở Hà Nội, Lễ Hội chùa hương, du xuân Hà Nội

Du xuân lễ hội Chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)

4.2 Lưu ý về trang phục và hành xử khi lễ chùa

Khi đi chùa, trang phục cần đảm bảo kín đáo, lịch sự, thể hiện sự tôn kính đối với không gian tâm linh. Tránh mặc trang phục quá ngắn, hở hang hoặc gây phản cảm. 

Trong suốt quá trình tham quan và lễ bái, bạn nên giữ yên lặng, tắt điện thoại hoặc để chế độ rung để tránh làm phiền người khác. Đặc biệt, không nên chụp ảnh ở các khu vực cấm hoặc khi đang diễn ra các nghi lễ quan trọng.

4.3 Chuẩn bị lễ vật phù hợp

Lễ vật nên được chuẩn bị một cách đơn giản nhưng trang nghiêm, bao gồm hương, hoa tươi, quả ngọt và tiền lẻ. Những món lễ này mang ý nghĩa dâng lên chư Phật, chư Bồ Tát để bày tỏ lòng thành kính, cầu mong bình an và tài lộc. 

5. Gợi ý lịch trình lễ chùa đầu năm ở Hà Nội

Để có một ngày lễ chùa đầu năm ý nghĩa tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo lịch trình sau, kết hợp thăm các địa điểm tâm linh nổi tiếng và tận hưởng không gian văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Buổi sáng: Chùa Trấn Quốc - Chùa Quán Sứ

Bắt đầu buổi sáng tại chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, tọa lạc bên hồ Tây thanh bình. Đây là nơi lý tưởng để cầu bình an, tài lộc và cảm nhận vẻ đẹp hài hòa giữa không gian linh thiêng và thiên nhiên yên bình. 

lịch trình lễ chùa đầu năm ở Hà Nội

Sau đó, di chuyển đến chùa Quán Sứ, trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để cầu nguyện cho công danh, sự nghiệp và sức khỏe.

Buổi chiều: Chùa Một Cột - Phủ Tây Hồ

Buổi chiều, ghé thăm chùa Một Cột, biểu tượng văn hóa Thăng Long với kiến trúc độc đáo, mang ý nghĩa cầu phúc lành và trí tuệ. 

Tiếp đó, kết thúc hành trình tại Phủ Tây Hồ, nơi thờ Mẫu nổi tiếng linh thiêng. Đây là điểm đến được nhiều người lựa chọn để cầu tài lộc, sự nghiệp và hạnh phúc gia đình.

lịch trình lễ chùa đầu năm ở Hà Nội

Với lịch trình này, bạn không chỉ có cơ hội dâng lễ đầu năm tại những ngôi chùa linh thiêng nhất Hà Nội mà còn khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc.

Hy vọng với những gợi ý trên, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi đầu năm nên đi chùa nào để cầu bình an, tài lộc và tận hưởng không gian tâm linh ý nghĩa; hãy cùng PYS Travel lên kế hoạch ngay để bắt đầu năm mới trọn vẹn cùng hành trình lễ chùa đầu năm ở Hà Nội.

Tham khảo tour du xuân 2025 của PYS Travel:

Chùm tour Du xuân Lễ chùa đầu năm 2025

Tour du lịch Du xuân Lễ chùa đầu năm mới 2025

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn