Từ A – Z kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình cập nhật mới nhất 2020

11/12/2019

Cùng khám phá kinh nghiệm đi chùa Bái Đính, Ninh Bình với những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất năm 2020 bạn nhé.

Bạn chưa từng đi chùa Bái Đính? Bạn không biết di chuyển làm sao? Hãy cùng PYS Travel chia sẻ kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình 2020 mới nhất nhé!

Chùa Bái Đính là một danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tráng An với bề dầy lịch sử hơn 1000 năm tuổi, gắn với nhiều triều đại phong kiến, từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý.

Nơi đây thu hút nhiều du khách đến hành hương vào những ngày Lễ, Tết bởi những câu chuyện truyền tụng linh thiêng và kiến trúc cầu kỳ, hoành tráng.

Cảnh đẹp chùa Bái Đính (Ảnh: Sưu tầm)

Để hành trình du xuân lễ chùa trọn vẹn, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình dưới đây nhé!

Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính nằm tại địa phận núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách xa 5km so với cố đô Hoa Lư và 12km so với thành phố Ninh Bình.

Chùa Bái Đính nằm tại địa phận thành phố Ninh Bình (Ảnh: Sưu tầm)

Ngôi chùa này có diện tích lên tới 539 ha. Trong đó bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây hàng năm chào đón hàng trăm nghìn lượt khách tứ phương đến nguyện cầu bình an, may mắn cho bản thân và những người xung quanh.

Du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình vào thời gian nào?

Những ngày Tết đến, Xuân sang, tiết trời mát mẻ, tâm trạng mỗi người thoải mái tươi vui là thời điểm thích hợp nhất để đi lễ chùa Bái Đính Ninh Bình. Đây cũng là thời gian diễn ra Lễ hội chùa Bái Đính, Ninh Bình, thích hợp cho hành trình tâm linh của cá nhân hay các tổ chức.

Lễ hội chùa Bái Đính thường được tổ chức từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3. Lễ hội gồm 2 phần chính với nhiều hoạt động tâm linh trang trọng.

Khuôn viên rộng lớn tại chùa Bái Đính (Ảnh: willyarrows)

Phần lễ bao gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Trong khi đó, phần hội chùa Bái Đính, bạn có thể khám phá các trò chơi dân gian, khám phá hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Xẩm, hát ca trù.

Quần thể chùa Bái Đính (Ảnh: Nhi Ngô)

Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh Ninh Bình, tham gia lễ hội chùa Bái Đính. Tuy nhiên, đây là thời điểm du khách thập phương hành hương tương đối đông, khó tránh khỏi tình trạng quá tải, chen chúc. Vì vậy, nếu bạn không thích phải bon chen, ồn ào, cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.

Đến chùa Bái Đính bằng cách nào?

Theo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình từ Hà Nội, bạn đi khoảng 110km đến thành phố Ninh Bình. Từ đây, bạn lựa chọn 2 cách đến chùa Bái Đính như sau:

Cách 1: Từ Ninh Bình, bạn đi theo đường vào khu di tích Đinh Lê. Đến cuối đường, rẽ phải, đi thẳng đến khi nhìn thấy con đê, rẽ trái cho đến khi nhìn thấy chùa Bái Đính.

Chùa Bái Đính là ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam (Ảnh: Kimmyhuynh)

Cách 2: Từ núi Kỳ Lân tại Đài truyền hình tỉnh Ninh Bình, bạn men theo con đường bê tông, rẽ phải, đi thẳng là đến chùa Bái Đính.

Nếu tay lái không vững hoặc chưa có phương tiện di chuyển, bạn có thể lựa chọn ô tô khách. Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình khoảng 60km, di chuyển hết 2 tiếng đồng hồ. Bạn có thể xuống xe tại điểm rẽ vào Bái Đính, rồi tiếp tục thuê xe ôm hoặc taxi để đến chùa.

Giá vé tham quan tại chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính không thu vé vào cửa, nhưng do diện tích lớn, nên nhiều người lựa chọn di chuyển bằng xe điện để có thể tham quan toàn cảnh. Vé xe điện tại chùa Bái Đính khoảng 30.000VNĐ/chiều.

Phí đi thuyền khoảng 150.000VNĐ/người (Ảnh: Báo Lao Động)

Nếu muốn kết hợp chuyến hành hương, khám phá danh thắng Tràng An, bạn nên chuẩn bị khoảng 150.000VNĐ/người phí di chuyển bằng thuyền. Mỗi thuyền có thể chở từ 4 – 5 người. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng đồng hồ, bạn nên sắp xếp lịch trình phù hợp nhé.

Điểm tham quan quanh chùa Bái Đính Ninh Bình

Bạn có thể ưu tiên tham quan một số điểm nổi bật quanh chùa Bái Đính, Ninh Bình. Cụ thể như sau:

Hang Sáng, Động Tối

Vượt qua 300 bậc đá, đặt chân lên cổng tam quan, bạn sẽ nhìn thấy một ngã ba, đó chính là điểm tham quan Hang Sáng, Động Tối. Được biết, Hang Sáng là nơi thờ Thần và Phật. Ngoài cửa đặt hai tượng Thần uy nghiêm, vẻ mặt dữ tận. Hang sâu khoảng 25m, cao hơn 2m. Tiến sâu vào phía trong, bạn sẽ thấy nơi đặt tượng thờ Phật với ánh sáng tự nhiên, tạo nên khung cảnh rất đẹp và trang nghiêm.

Không gian Động Tối (Ảnh: DulichVietNam)

Trong khi đó, tại Động Tối được bố trí hệ thống đèn chiều sáng tạo khung cảnh tương đối huyền ảo. Phía trên các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm. Bậc thang được trang trí bằng hình rồng uốn lượn, trông tương đối sinh động. Chính giữa có giếng nước tự nhiên điều hòa không khí, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho mỗi du khách ghé thăm nơi đây. Tại đây đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên, nên tương đối trang nghiêm và huyền bí.

Đền thờ Thánh Nguyễn

Theo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình, nhất định du khách chớ bỏ lỡ đền thờ Thánh Nguyễn. Cũng từ ngã ba đầu dốc (hướng lên cổng tam quan) đi vào là đến thờ thánh Nguyễn. Đền có kiến trúc tương đối quy mô, được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc.

Đền thờ Thánh Nguyễn (Ảnh: DulichVietNam)

Kiến trúc tổng thể ngôi đền theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo kiểu chữ Nhất, phía sau thiết kế thành chữ Công, tạo dáng đứng vững chãi, hài hòa với những chi tiết hình rồng, lân được chạm khắc tinh xảo.

Xung quanh đền có nhiều cây cổ thụ tán lá xanh tươi, rợp che bóng mát trong một không gian rộng lớn. Những chậu hoa nở bông thơm ngát, như nét điểm xuyết cho nơi đây thêm phần thanh tĩnh, an yên.

Giếng Ngọc

Tương truyền, Giếng Ngọc là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Hiện nay, Giếng đã được tu tạo với hình mặt nguyệt, đường kính rộng gần 30m, độ sâu khoảng 6m. Xung quanh miệng giếng được xây bằng đá núi Đính.

Không gian Giếng Ngọc (Ảnh: @p.b.fish)

Diện tích Giếng Ngọc lên tới 6000m2, bốn góc là 4 lầu bát giác, nổi bật giữa khu vườn ngợp bóng cây xanh. Nước giếng quanh năm trong veo, mát lành, thường được dùng làm nước cúng lễ tại chùa.

Tham quan chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính nổi tiếng với nhiều công trình có tầm vóc lớn trong khu vực Đông Nam Á. Tiêu biểu là chứng nhận Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, với chiều cao 5,5m, đường kính 3,5m và khối lượng lên tới 36 tấn. Trên thân chuông có những họa tiết trạm khắc tỉ mỉ, tinh tế hình rồng nổi và các họa tiết chữ Hán.

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam (Ảnh: Hữu Tùng)

Pho tượng Thích Ca lớn nhất Châu Á cũng là một trong những công trình kiến trúc đồ sộ tại chùa Bái Đính Ninh Bình. Với khối lượng 100 trấn, chiều cao 9,5m, bạn sẽ cảm thấy bị choáng ngợp trước sự uy nghiêm, đẹp tinh xảo của pho tượng này khi chiêm ngưỡng tận mắt.

Pho tượng Phật Thích Ca lớn nhất Châu Á (Ảnh: Sưu tầm)

Bộ Tam Thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam (Ảnh: Khoa Ngô)

Hành lang La Hán dài nhất châu Á (Ảnh: wadibasi)

Bên cạnh đó, bạn sẽ được khám phá những công trình được ghi vào danh sách kỷ lục Việt Nam hay khu vực như bộ Tam Thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam, chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam...

Một số lưu ý khi đi chùa Bái Đính Ninh Bình

Theo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình, bạn nên lựa chọn giầy thể thao để tiện di chuyển đường dài, bởi một số nơi đòi hỏi phải leo núi và vận động khá nhiều. Bên cạnh đó, bạn lưu ý mặc trang phục thoải mái, kín đáo khi đi vào chùa để giữ sự tôn nghiêm cho chốn linh thiêng.

Tại chùa Bái Đính có nhiều gian hàng bán đồ lưu niệm và đặc sản hấp dẫn. Tuy nhiên, giá trên núi thường cao hơn giá bên ngoài. Chính vì thế, nếu chọn mua quà lưu niệm hay đặc sản Ninh Bình, bạn nên ra chợ hoặc mua tại quầy hàng địa phương phía dưới chân núi nhé.

Bạn lưu ý lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, nói chuyện với âm lượng nhỏ để giữ sự tôn nghiêm nơi chùa thiêng (Ảnh: graciajuliaf)

Một chiếc ô cũng tương đối cần thiết trong hành trình du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình bởi trời mùa xuân, khó tránh những cơn mưa bất chợt. Hãy giữ cho mình khô ráo để hành trình trọn vẹn bạn nhé.

Thay vì bỏ tiền trên các tượng Phật, bạn nên gửi tiền vào hòm công đức để tránh gây mất mỹ quan của khu chùa, cũng như ngăn ngừa hành vi trộm cắp của kẻ gian.

Trên đây là những kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình mà PYS Travel tổng hợp dành riêng cho bạn. Chúc bạn có hành trình hành hương thật ý nghĩa và nhiều niềm vui.

Bạn muốn hành hương đến chùa Bái Đính Ninh Bình dịp Tết Nguyên Đán 2020?

Xem ngay:  Tour chùa Bái Đính Tràng An 1 ngày

Chùm tour lễ chùa đầu năm

Hotline: 024 7307 5060 

Ngọc Lan

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM