Khám phá "Tết sớm" độc đáo - Tết người H'Mông ở Hà Giang

04:19 15/10/2020


Khám phá "Tết sớm" độc đáo - Tết người H'Mông ở Hà Giang

Tết người H'Mông ở Hà Giang diễn ra sớm hơn, khác biệt với Tết của người Kinh và những đồng bào dân tộc khác. Chẳng biết từ bao giờ, những đồng bào dân tộc nơi cao nguyên đá này đã có cách tính riêng về lịch ăn Tết, chỉ biết rằng Tết truyền thống của họ hằng năm cứ diễn ra vào thời điểm cách Tết Nguyên Đán của cả nước đúng một tháng. Trải qua bằng ấy thời gian, đây được coi là một trong những nét đẹp văn hoá riêng và vô cùng đặc sắc của đồng bào H'Mông.

"Tết sớm" từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, mang vốn riêng có của con người H'mông nói riêng và mảnh đất Hà Giang nói chung. Cùng PYS Travel khám phá ngày Tết người H'mông ở Hà Giang để biết và yêu nhiều hơn miền đất hứa này.

Cảnh sắc Hà Giang ngày xuân về (Nguồn ảnh: Hoàng Tú)

1. Thời gian diễn ra Tết trên Hà Giang

Người H'Mông ở Hà Giang ăn Tết vào tháng Chạp, sớm hơn đồng bào cả nước một tháng. Cứ tầm 25, 26 tháng Chạp hàng năm, người Mông bắt đầu dừng lại công việc, nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết.

Đua nhau khoe sắc, mùa hoa làm sáng bừng lên cả cao nguyên đá (Nguồn ảnh: Dũng Lại)

Hà Giang những ngày này thực sự đẹp rực rỡ. Là vẻ đẹp hòa quyện của sắc hoa đua nở ngày xuân và sắc màu của váy áo thổ cẩm của những người đồng bào H'mông, những chàng trai cô gái người tộc xuống đường đón Tết, du xuân.

Không còn cái giá lạnh của mùa đông...(Nguồn ảnh: Hoàng Tú)

Nắng ấm áp tràn về các bản làng. (Nguồn ảnh: Nguyễn Hoàng Anh)

2. Nét đặc sắc của ngày Tết người H'mông ở Hà Giang

Đâu chỉ là sớm hơn, Tết của người Mông ở Hà Giang có mang những nét đặc trưng riêng, vô cùng thú vị và độc đáo. 

Sau khi hoàn tất công việc đồng áng, họ nghỉ ngơi sau một năm lao động hăng say, vất vả để chuẩn bị sắm sửa, đón ngày Tết về. Người Mông sống chủ bằng các hoạt động nông nghiệp, những công cụ dụng cụ sản xuất đối với họ vô cùng có ý nghĩa. Vì vậy, sau khi dừng các công việc, họ phong lại tất cả các công cụ sản xuất. Mỗi thứ lại được họ "phong" bằng những hình thức khác nhau, ví dụ các lò rèn phải làm lễ đóng lò, chiếc cối xay ngô thì phải được tháo ra, dán một tờ giấy bản lên rồi làm lễ với gà, bánh ngô và rượu.

Tết đến năm sang bà con ai cũng tất bật (Nguồn ảnh: Hoàng Tú)

Khác với người Kinh có chiếc bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền. Người Mông không thường gói bánh chưng bởi bánh chưng không nhất thiết phải có trong ngày Tết. Thịt, rượu và bánh ngô mới là 3 món chính nhất định phải có trong mâm cỗ Tết của người Mông. Thay vì bánh chưng, để thể hiện một vụ mùa thắng lợi và ước mong một năm mới đủ đầy, mỗi gia đình người Mông ngày Tết thường có một mâm bánh dày. Bánh dày phải được làm từ gạo nếp nương và chính tay người phụ nữ Mông làm ra.

Một nét đặc biệt nữa của ngày Tết trên Hà Giang. Không phải là cảm giác hồi hộp đón chờ giây phút giao thừa, cùng nhau thưởng thức pháo hoa như những nơi khác. Bà con nơi đây không đón giao thừa mà đơn giản đối với họ tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm mùng Một chính là mốc đánh dấu cho một năm mới bắt đầu.

Ngày đầu tiên của năm mới, khi bóng mặt trời lấp ló, họ cũng háo hức xúng xính những bộ váy áo đẹp nhất đã chuẩn bị từ trước để xuống đường chơi xuân.

Ra phiên chợ xuân chọn cho mình tấm vải mới cho một năm sắp sang (Nguồn ảnh: Trần Giáp)

Xuýt xoa thưởng thức thắng cố nghi ngút khói (Nguồn ảnh: Trần Giáp)

Họ náo nức kéo nhau đi du xuân (Nguồn ảnh: Hoàng Tú)

Ăn mừng một năm cũ đã qua, bắt đầu một năm mới với đầy những hy vọng may mắn, an lành. Du lịch Hà Giang những ngày xuân ấy không thể không nói đến lễ hội Gầu Tào - lễ hội cầu phúc truyền thống của người H'mông. Hội Gầu Tào trong quan niệm của người dân nơi dân để tạ ơn tổ tiên cho mùa màng bội thu, cho chăn nuôi thuận lợi, và đặc biệt cầu cho cháu con đầy đàn. Mang trong mình những nét văn hóa ngày Tết độc đáo, riêng biệt của người dân nơi đây. Gầu Tào được coi lễ hội lớn nhất của người Mông trong năm, và từ đó thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách.

Hà Giang những ngày này mang một vẻ đẹp đắm say, níu chân người lữ khách (Nguồn ảnh: Hoàng Tú)

Ngoài hội Gầu Tào, Tết người H’Mông ở Hà Giang còn có lễ cúng Xử Cang - thần hộ mệnh trong văn hóa tâm linh của họ. Xử Cang là thần mang tới tài lộc, sức khỏe và bảo vệ cho mùa màng và gia súc.

Váy áo thổ cẩm rực rỡ (Nguồn ảnh: Trần Giáp)

Chẳng những có các lễ hội truyền thống, cả năm vất vả, Tết chính là quãng thời gian họ nghỉ ngơi, tổ chức trò chơi, tổ chức giao lưu âm nhạc. Những điệu hát, điệu khèn ngày Tết, những trò chơi dân gian ấy như là một thứ không thể thiếu trong ngày Tết ở Hà Giang. Cùng nhau hòa vào âm thanh ngày xuân rộn ràng, họ như quên hết bao vất vả của năm cũ, chỉ còn đó niềm vui, niềm hạnh phúc nơi rẻo cao. 

Các bản làng giao lưu điệu với nhau điệu múa ô hay tiếng hát tiếng khèn, rồi chọi dê, chọi bò, cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian: đi khà kheo, đẩy đậy, ném pao, bắn nỏ, đánh sảng...(Nguồn ảnh: Trần Giáp)

Cùng hòa vào trong những làn điệu dân tộc (Nguồn ảnh: Trần Giáp)

Nếu bạn có lỡ yêu miền đất xinh đẹp này thì mùa xuân này hãy về với Hà Giang đón cái Tết nơi địa đầu để cùng đắm chìm trong cảnh sắc cũng như khám phá nét văn hóa độc đáo thú vị của ngày Tết người H'mông ở Hà Giang. 

Khám phá mảnh đất cao nguyên đá Hà Giang đầy hùng vĩ cùng PYS Travel

Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội

Tour Hà Giang 4 ngày 3 đêm từ TP.HCM

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn