Yên Tử không những là điểm thăm quan ngắm cảnh nổi tiếng tại Quảng Ninh, mà nó còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền phật giáo và được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Nếu bạn và gia đình có dịp đến với Quảng Ninh vào những ngày đầu năm thì đừng quên ghé Yên Tử - nơi đất trời giao thoa.
Yên Tử không những là điểm thăm quan ngắm cảnh nổi tiếng tại Quảng Ninh, mà nó còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền phật giáo và được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Nếu bạn và gia đình có dịp đến với Quảng Ninh vào những ngày đầu năm thì đừng quên ghé Yên Tử - nơi đất trời giao thoa.
Được xem như vùng đất cội nguồn của Phật giáo Việt Nam, quần thể danh thắng Yên Tử tọa lạc trên mảnh đất Quảng Ninh là điểm hành hương thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngòai nước. Vùng núi này không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, nơi bảo tồn nhiều giống loài động, thực vật mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích quan trọng gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm.
Thời gian thích hợp đi Yên Tử
Quần thể di tích Yên Tử là một điểm du lịch lễ hội nổi tiếng ở Quảng Ninh, hàng năm cứ vào mùa xuân, khách thập phương kéo đến đông nghịt để hành hương và vãn cảnh; đặc biệt là vào dịp lễ hội Yên Tử bắt đầu từ 10/1 âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên nếu bạn là người không thích sự ồn ào nào nhiệt mùa lễ hội, hay đơn giản chỉ muốn tìm sự bình yên thì du lịch Yên Tử khoảng thời gian nào cảm thấy phù hợp thuận tiện cho mình là được.
Lên Yên Tử ngắm “đại lão mai vàng” nở rực đầu năm
"Lão mai" nở vàng rực cả đất trời Yên Tử
Theo mốc thời gian, "đại lão vàng mai" được xếp vào hàng "ngoại thất bách niên". Tương truyền rằng, từ năm 1285 đến 1288 (thế kỉ thứ 13), vua Trần Nhân Tông khi đến đây tu luyện và sáng lập thiền phái Phật giáo Trúc lâm Tam tổ đã mang theo giống mai tôn quý thanh cao này ươm trồng và tồn tại đến ngày nay.
Ngoài việc tượng trưng cho sức sống tràn đầy trong ngày xuân của đất trời phương Nam, mai vàng còn là biểu tượng cho sự thanh bạch, thanh tao cũng như sức sống bền bỉ không ngại gian khổ của người Việt ta. Cứ tầm khoảng tháng 2-3 hàng năm, trên đỉnh núi Yên Tử sẽ khoác lên mình chiếc áo cà sa vàng rực rỡ của “đại lão mai vàng”, thu hút hàng ngàn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của dãy Yên Tử.
Phương tiện đi lại khi đến Yên Tử
Có 2 cách để du khách có thể leo lên đỉnh Yên Tử:
Đi bộ: Leo núi khá vất vả với đoạn địa hình đồi núi dài chừng 6km nhưng mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m đến suối Giải Oan – nơi hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Sau đó, bạn sẽ leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Thời gian cho cuộc hành trình sẽ mất chừng 6 – 8 tiếng nếu không phải thời điểm mùa lễ hội.
Đi cáp treo: Hệ thống cáp treo ở Yên Tử là một trong những cáp treo hiện đại nhất Việt Nam với chiều dài 1.2 km ở độ cao 450 m. Đi cáp treo cũng là trải nghiệm rất thú vị để du khách được ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử trên cao. Thời gian cho cuộc hành trình mất khoảng 4 tiếng.
Cáp treo ở Yên Tử (Ảnh: Sưu tầm)
>> Xem thêm: Tuyến cáp treo Tây Yên Tử Bắc Giang
Những điểm tham quan nổi bật
Chùa Hoa Yên: Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn, to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Đây chính là nơi chứng kiến Đức vua Trần Nhân Tông sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây có Tháp Tổ lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng hơn 40 bảo tháp đặt dưới chân chùa Hoa Viên. Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Chùa Hoa Yên
Chùa Đồng: Tọa lạc trên độ cao 1.068m, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
Chùa Đồng
Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây có cây cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.
Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Suối Giải Oan
Bật mí cho bạn một địa điểm đã chinh phục được trái tim của nhiều du khách mỗi khi ghé tới Yên Tử chính là Legacy Yên Tử – thánh địa nghỉ dưỡng trên đỉnh núi Yên Tử với độ cao hơn 1000 mét. Nếu một lần được đặt chân tới đây chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp với lối kiến trúc mang đậm phong cách Phật Giáo và dường như được tìm về với một chốn bồng lai thành bình và vô cùng an yên. Du lịch gia đình nên đi đâu dịp tết thì chắc chắn đây là điểm đến ấm cúng và đầy yên bình đấy.
Legacy Yên Tử (Ảnh: Sưu tầm)
>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi Legacy Yên Tử từ A - Z
Tham khảo ngay tour du lịch Yên Tử hấp dẫn của PYS Travel:
Tour Hà Nội - Legacy Yên Tử 2 ngày 1 đêm: Nghỉ dưỡng chốn "cung đình" độc đáo
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn