Du xuân Canh Tý chớ bỏ qua Lễ khai hội chùa Tam Chúc 2020

12:22 30/01/2020


Du xuân Canh Tý chớ bỏ qua Lễ khai hội chùa Tam Chúc 2020

Lễ khai hội Chùa Tam Chúc vào ngày 05/02/2020 (tức ngày 12 thàng Giêng năm Canh Tý) để nhân dân và Phật tử có dịp về chiêm bái, lễ Phật và thắng cảnh tại ngôi chùa mang tầm vóc thế giới này!

Nhằm hướng tới các sự kiện trọng đại của năm du lịch Quốc gia 2020, Chùa Tam Chúc tổ chức Lễ khai hội Chùa Tam Chúc vào ngày 05/02/2020 (tức ngày 12 thàng Giêng năm Canh Tý).

Bạn đang lo lắng không tìm được phòng nghỉ khi đi du xuân chùa Tam Chúc

>> Xem ngay: Combo Phòng nghỉ 5 sao tại Vinpearl Phủ Lý Hà Nam giá chỉ 599K đã có Buffet Ăn sáng.

Hotline: 024.7307.5060

 

 Chùa Tam Chúc tổ chức Lễ khai hội Chùa Tam Chúc vào ngày 05/02/2020 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Canh Tý) để nhân dân và Phật tử có dịp về thăm quan,  chiêm bái và lễ Phật tại ngôi chùa mang tầm vóc Thế giới. 

Chùa Tam Chúc được xây dựng trên nền của ngôi chùa cổ trước đó, mà theo các nhà khảo cổ ngôi chùa này đã có niên đại hơn 1000 năm trước. Trải qua thời gian cùng nhiều biến cố lịch sử nơi này chỉ lưu lại những vết tích cổ xưa như cột đá, xà đá, và nhiều hiện vật vùi lấp ngàn năm.

Chùa Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5000 ha, bao gồm hồ nước: 1000 ha; núi đá rừng tự nhiên: 3000 ha; Các thung lũng: 1000 ha.

Đây là ngôi chùa rất đặc biệt, với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh. Ngôi chùa này do rất nhiều những thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo tổ chức thi công.

Lễ chùa cuối năm và những điều cần lưu ý khi đi lễ Chùa .

  1. Khi bước vào các điện thờ của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa.
    2. Khi đi lễ chùa, nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Chỉ cắm 1 nén hương vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Người đi chùa không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ...
    3. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.
    4. Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì, chỉ đứng lễ hoặc quỳ chếch sang bên một chút.
    5. Vào chính điện và Tam Bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc.
    6. Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước Tam Bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật nên đứng từ ngoài để quan sát.
    7. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong chính điện. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam Bảo.
    8. Sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít hay nhiều.
    9. Không để trẻ em chạy loạn Tam Bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…
    10. Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
    11. Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
    12. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
    13. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam Bảo lễ Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc Tam Bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào Tam Bảo.

Du xuân đầu năm với tour lễ chùa Tam Chúc Hà Nam trọn gói!

Hotline: 024.7307.5060

Biên tập: Thanh Hà.

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn