Trong một bài ký, nhà thơ Vũ Duy Thông cho rằng: “Là người Việt Nam, nếu chưa một lần được đứng trên đỉnh Lũng Cú để ngắm lá cờ của Tổ quốc, kể ra vẫn thiếu thiếu cái gì đó…”. Bất kì ai đứng dưới chân cột cờ, nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay cũng không thể nào ngăn nổi cảm xúc trào dâng mãnh liệt.
Cột cờ Lũng Cú được đặt tại xã Lũng Cú, được biết đến với danh xưng đầy tự hào "nóc nhà Tổ Quốc", cách mặt nước biển hơn 2000m. Là người Việt Nam, hãy một lần đứng dưới cột cờ, chiêm ngưỡng vẻ tuyệt mỹ kì quan của thiên nhiên đất nước, phơi phới lòng tự hào dân tộc.
Cột cờ Lũng Cú địa điểm thu hút giới trẻ - một biểu tượng thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu. Ảnh: Nguyễn Hoàng Anh
Truyền thuyết về Cột cờ Lũng Cú mong rằng mọi người là con dân đất Việt đừng bao giờ quên: Theo đó, sau khi đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung cho đặt một chiếc trống đồng ở trạm gác tột cùng vùng biên ải này nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia, đồng thời làm hiệu lệnh xuất binh. Qua nhiều thời đại, chiếc trống đồng trong trạm gác trên đỉnh núi Rồng được thay bằng lá cờ Tổ quốc. Và cột cờ dù bằng tre hay gỗ vẫn vững vàng, hiên ngang cắm trên nóc nhà Tổ quốc, tạo ra biểu tượng thiêng liêng mà mọi người dân Việt đều ước ao trong đời được một lần đặt chân lên đỉnh Lũng Cú, bước chân ra đất mũi Cà Mau...
Đứng từ trên đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy một Hà Giang kì vĩ. Ảnh: Nguyễn Hoàng Anh
Những khung hình tuyệt đẹp.. Ảnh: Nguyễn Hoàng Anh
Ảnh: Nguyễn Hoàng Anh
Đường lên Lũng Cú, từng hòn sỏi, từng bậc thềm đều ghi danh những con người mở đường trên đá. Công việc làm đường lên vùng đất Hà Giang "sống trong đá, chết vùi trong đá",đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng khi ấy thực sự là một điều không tưởng. Để kỉ niệm cho sự kiện này, hó chủ tịch UBND huyện Đồng Văn Hùng Đình Quý trong ban chỉ đạo mở đường đã cho chọn một cây samu thẳng tắp khênh ngược lên đỉnh núi dựng làm cột treo cờ. Và để cho ai cũng nhìn thấy được lá cờ, huyện và xã huy động thợ may lá cờ thật to, có kích thước 6x9m, có diện tích 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trong cả nước.
Tới Hà Giang không thể quên tới thăm Cột cờ Lũng Cú. Ảnh: Trần Tuấn
Đại tá Lê Trân - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện “bật mí”, chính anh là tác giả của con số 389 bậc đá này: “Thông thường, khi tính con số đẹp, người ta hay chọn “9 nút”. Riêng tôi lại nghĩ: nhất chín, nhì bù. Đã đành, số 9 là con số đẹp nhất, nhưng số 10 lại tính thêm được phần “bù” của những người lính bảo vệ biên cương chúng tôi. Khi cầm súng ở địa đầu Tổ quốc này, chúng tôi nghĩ cả đất nước luôn đứng đằng sau mình, luôn “bù” cho mình tất cả những tình cảm thiết tha yêu mến nhất. Cột cờ Lũng Cú tượng trưng cho ý chí và sự kiên định bảo vệ từng tấc đất từng mỏm đá của Tổ quốc, đó cũng là khát vọng của những người lính biên cương chúng tôi. Vì thế, tôi đề nghị với ban xây dựng Cột Cờ nên chọn con số 389 (bậc), một con số “tiến” và nếu cộng lại thì “tròn 10”. Đó là con số cuối cùng, tột đỉnh, như một lời thề”.
Lòng tự hào Tổ Quốc dưới cờ đỏ sao vàng. Ảnh: Photo tour PYS Travel
Đến với cột cờ Lũng Cú, du khách cũng có thể ghé thăm đồn biên phòng Lũng Cú, nơi đây có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên đỉnh cột cờ Lũng Cú và hầu như 10 – 15 ngày lá cờ lại được thay mới do sức gió trên đỉnh núi rất mạnh khiến lá cờ dễ bị hư hỏng. Những lá cờ này được giữ lại làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đặt chân đến đây, được mang theo về một kỉ vật là lá cờ tổ quốc từng tung bay trên đỉnh cột cờ. Đây là một món quà mang ý nghĩa thiêng liêng đối với bất cứ người con đất Việt nào.
Cột cờ được thiết kế hình bát giác giống cột cờ Hà Nội. Ảnh: huyensoc
Đừng quên sống ảo... Ảnh: Nguyễn Ngọc Ánh
Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của Hà Giang cùng PYS Travel
Tour du lịch Hà Giang từ Hà Nội (3 ngày 2 đêm)
Tour du lịch Hà Giang từ TP.HCM (4 ngày 3 đêm)
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn