Đài thiên văn “Jantar Mantar” là một trong những công trình kiến trúc cổ và lâu đời nằm ở bang Rajastha, Jaipur, Ấn Độ luôn khiến du khách bất ngờ về những sự trùng hợp chính xác về thông số quỹ đạo của vũ trụ.
Vậy rốt cuộc có điều gì huyền bí tại đây ? Để PYS Travel "mách" bạn những sự thật chưa ai biết về kì quan thiên văn cổ trong bài viết này nhé !
Jantar Mantar bắt nguồn từ hai từ'' Yantar" và "Mantra". Trong đó, Yantar hay Yantras ( nghĩa đen là "cỗ máy"), là một sơ đồ hình học mang lại sức mạnh huyền bí dựa trên chiêm tinh học và văn bản mật tông của Ấn Độ giáo.
"Mantra" được hiểu như là "Điều diệu kỳ do những vị thần ban xuống''. Còn theo cách nói của tôn giáo, Mantra là phương tiện để người dân Ấn Độ giao tiếp với thần linh, thể hiện sự sùng bái cũng như mong muốn tìm kiếm lời khuyên răn của họ tới các vị thần.
Như vậy, theo cách hiểu trên thì đài thiên văn Jantar Mantar là nơi kết nối giữa trái đất và vũ trụ, đồng thời cũng là địa điểm để người dân Ấn Độ bày tỏ sự sùng bái với những vị thần linh thiêng của họ.
Ngoài ra, Jantar Mantar còn có nghĩa là công cụ tính toán, ám chỉ đến chức năng của đài thiên văn này.
"Yantra" và "Mantra" trong văn hóa Ấn Độ ( Ảnh sưu tầm)
Vào thế kỉ XVIII, hoàng đế Muhammad Shah đã ủy quyền cho Maharaja Jai Singh II- một nhà thiên văn học nổi tiếng lúc bấy giờ để chỉnh sửa các bảng thiên văn và xác nhận dữ liệu, thông số của các hành tinh. Công trình được cho xây dựng trong bảy năm từ 1727- 1734 bởi Jai Singh.
Sau khi hoàn thành xong, Jantar Mantar được dùng để theo dõi những chuyển biến của thiên văn và sử dụng nó để đối chiếu với những dữ liệu thiên văn từ nguồn khác, rồi thu nhập và báo cáo với vua. Qua kết quả đó, các nhà thiên văn sẽ vẽ được bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những hành tinh và các ngôi sao trong hệ mặt trời.
Như vậy, đài thiên văn Jantar Mantar là nơi minh chứng cho sự đam mê tri thức khoa học của người dân Ấn Độ từ thời Mughal và cũng là biểu tượng cho sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật của Ấn Độ thời Trung cổ. Chính vì vậy mà điểm đến này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.
Kỳ quan cổ này được tạo hoàn toàn từ đá cẩm thạch và đá phiến. Các kết cấu kiến trúc của đài thiên văn được đặt trong khuôn viên rộng của những khu vườn được chăm sóc kỹ lưỡng và vì vậy đây cũng là công trình đảm nhiệm vai trò như một công viên dành cho dân chúng.
Ngoài ra, Jantar Mantar có các công cụ thiên văn vận hành theo ba hệ tọa độ thiên văn cổ điển là hệ tọa độ chân trời, hệ tọa độ xích đạo và hệ tọa độ hoàng đạo. Đài quan sát gồm 14 thiết bị hình học chính, mỗi một thiết bị được dùng để đo lường, tính toán thời gian trong ngày, dự đoán nhật thực, vị trí của chòm sao và độ cao của các thiên thể.
Khuôn viên của kì quan Jantar Mantar ( Ảnh sưu tầm)
- Chiếc đồng hồ mặt trời Samrat Yantra cao 27,4m được đặt nghiêng một góc 27 độ trong đài thiên văn có thể cho bạn biết được thời gian sai số chênh lệch chỉ hai giây so với giờ địa phương của Jaipur và nó cũng được sử dụng với chức năng dự báo gió mùa của người xưa.
- Khi quan sát các công cụ tính toán tại Jantar Mantar, bạn có thể dựa vào bóng nắng di chuyển để xác định giờ, thấy nước từ hào chảy ra theo từng cấp bậc của hệ thống những bậc thang nhằm xác định lực hút của mặt trăng.
- Có bốn công cụ chính được có tên là: Kapala Yantra, Jai Prakash, Dhruva Yantra và Misra Yantra. Trong đó, Misra Yantra dùng để theo dõi hiện tượng thiên văn và tính toán quỹ đạo của hành tinh; Kapala Yantra dùng tính toán tọa độ các vì sao; Dhruva Yantra dùng để tìm ra vị trí sao Bắc Đẩu và cuối cùng Jai Prakash cho bạn thấy bầu trời đảo ngược và đồ thị chuyển động của hành tinh.
- Brihat Samrat với độ cao 26,2 mét, bao gồm một cây cầu thang, hai bên là các vòm hình cung phần tư và vuông góc tuyệt đối với vĩ độ của Jaipur, có khả năng dự đoán thời gian chính xác trong ngày chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Bí ẩn từ đồng hồ mặt trời " Samrat Yantra" ( Ảnh sưu tầm)
Đài thiên văn Jantar Mantar nằm tọa lạc tại Gangotri Bazaar, Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ. Với vị trí gần trung tâm Jaipur nên rất thuận tiện cho bạn trong việc di chuyển và thăm quan tại đây, đồng thời bạn cũng có thể ghé thăm City Palace - cung điện lớn thứ 2 của Ấn Độ nằm cách đó không xa.
- Giờ mở cửa : Từ 9:00 - 16:30 đối với tất cả các ngày trong tuần
- Giá vé thăm quan:
+ Đối với khách nội địa : 25 rupee (gần 8.000 VNĐ)
+ Đối với khách quốc tế : 300 rupee ( 91.000 VNĐ )
Ngoài ra, đài thiên văn Jantar Mantar cho phép bạn quay phim, chụp ảnh miễn phí trong quá trình thăm quan nên hãy tận dụng nó để có cho riêng mình một bộ ảnh check-in sang chảnh tại kỳ quan cổ này.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin, kiến thức hữu ích về đài thiên văn Jantar Mantar - Di sản văn hóa thế giới. Để cảm nhận rõ sự hấp dẫn về công trình này, hãy đến du lịch Jaipur , Ấn Độ để chiêm ngưỡng nó cụ thể hơn nhé !
Dưới đây là những tour du lịch Ấn Độ hiện có tại PYS Travel:
Tour Tam giác vàng Ấn Độ
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Kashmir Ấn Độ
Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour hành hương Ấn Độ - Nepal
Tour Ấn Độ - Nepal Hành hương 7 ngày 7 đêm từ Hà Nội
Tour Ấn Độ - Nepal: Hành hương về Tứ Động Tâm 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn