Khám phá chợ phiên Cao Bằng nét đẹp văn hóa vùng cao

02:14 22/10/2024


Khám phá chợ phiên Cao Bằng nét đẹp văn hóa vùng cao

Từ lâu, chợ phiên không chỉ là nơi buôn bán hay trao đổi hàng hóa mà còn là “bảo tàng sống” tái hiện đời sống văn hóa độc đáo của các dân tộc khác nhau. Chợ phiên Cao Bằng cũng không phải ngoại lệ, đây là điểm đến không thể bỏ qua của các du khách khi đến thăm vùng đất xinh đẹp này.

Cao Bằng mang một vẻ đẹp bình yên, thơ mộng như một bức tranh sơn thủy hữu tình với những đặc điểm địa hình là đồi núi cùng với đó là rất nhiều ao hồ và thác nước. Ngoài ra, Cao Bằng còn nổi tiếng với nền văn hóa phong phú, nét đẹp độc đáo của người dân thiểu số. Điều này đã góp phần đưa du lịch Cao Bằng trở thành điểm đến yêu thích của các tín đồ xê dịch thích khám phá thiên nhiên nơi đây. 

I. Đôi nét về chợ phiên Cao Bằng 

Cao Bằng có 12 huyện và Thành phố. Riêng chợ ở Thành phố ngày nào cũng họp, còn ở các huyện, xã, chợ họp theo phiên, cứ năm ngày một phiên tính theo ngày âm lịch. Với những người dân miền núi, chợ phiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Bởi với họ, đến chợ ngoài việc mua bán hàng hóa, chợ còn là nơi gặp gỡ trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, nơi hò hẹn của nam, nữ các bản làng.

chợ phiên cao bằng

Khung cảnh nhộn nhịp tại chợ phiên (Ảnh: Sưu tầm)

Những phiên chợ vùng cao miền núi đều đơn sơ, ít chủng loại hàng hóa nhưng thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng không lẫn nhau của từng vùng. Tại các phiên chợ, hàng hóa do bà con mang ra chợ bán chủ yếu là những sản vật của núi rừng hay là những mặt hàng do họ làm ra như: ngô, thóc, các loại rau, mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, trâu, bò… Và những thứ mua về chủ yếu là những mặt hàng không sản xuất được như: dầu hỏa, muối, kim chỉ, mì chính, đèn, mì tôm… và một số vật dụng cần thiết trong gia đình. Người mua, người bán đều vui vẻ hồ hởi, nói cười bày tỏ tình cảm thân thiện.

chợ phiên cao bằng

Chợ phiên Cao Bằng (Ảnh: Sưu tầm)

II. Ý nghĩa chợ phiên Cao Bằng 

Cao Bằng không chỉ sở hữu khung cảnh non nước hữu tình mà nơi đây còn phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc được thể hiện qua các phiên chợ phiên. Chợ phiên Cao Bằng là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Đây còn là dịp để mọi người hội tụ, gặp gỡ và giao lưu gỡ, nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số. 

chợ cao bằng

Chợ phiên Cao Bằng (Ảnh: Sưu tầm)

Không những thế, chợ phiên Cao Bằng còn góp phần vào quảng bá du lịch, đưa bản sắc văn hóa dân tộc đến gần hơn với nhiều du khách. Lạc bước giữa những phiên chợ vùng cao, người lữ khách phương xa có dịp khám phá, trải nghiệm và say cái men say của rừng núi, con người miền Ðông Bắc. Một điểm đến khiến nhiều du khách khó quên khi đặt chân tới Cao Bằng. 

chợ phiên cao bằng
Khung cảnh nhộn nhịp tại chợ phiên Cao Bằng (Ảnh: Sưu tầm)

III. Thời gian họp chợ phiên tại Cao Bằng

Về thời gian họp chợ, tất cả các chợ đều họp theo phiên vào những ngày cố định trong tháng, mỗi tháng có 6 phiên chợ luân phiên tạo thành 1 chu kỳ khép kín theo ngày âm lịch. Chợ phiên thường họp từ sáng sớm và thường chỉ diễn ra trong nửa buổi sáng là chợ đã vãn người. Về thời gian họp ở mỗi huyện sẽ khác nhau và nếu bạn vẫn chưa biết thời gian họp chợ thì hãy lưu ngay thời gian họp chợ của các huyện tại Cao Bằng dưới đây để chuẩn bị cho chuyến du lịch sắp tới nhé: 

 1. Huyện Hoà An

-   Chợ Nước Hai: Ngày họp chợ vào ngày 3; 8; 13; 18; 23; 28 âm lịch.

-   Chợ Cao Bình: Ngày họp chợ vào ngày 5; 10; 15; 20; 25; 30 âm lịch.

-   Chợ Án Lại: Ngày họp chợ vào ngày 3; 8; 13; 18; 23; 28  âm lịch.

-   Chợ Nà Rị: Ngày họp chợ vào ngày 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

-   Chợ Mỏ Sắt: Ngày họp chợ vào ngày 2; 7; 12; 17; 22; 27 âm lịch.

-   Chợ Tài Hồ Sìn: Ngày họp chợ vào ngày 3; 8; 13; 18; 23; 28 âm lịch.

2. Huyện Hà Quảng

-   Chợ Nà Giàng: Ngày họp chợ vào ngày mùng 1; 6; 11; 16; 21; 26 âm lịch.

-   Chợ Bản Giới: Ngày họp chợ vào ngày mùng 5; 10; 15; 20; 25; 30 âm lịch.

-   Chợ Sóc Hà: Ngày họp chợ vào ngày mùng 2; 7; 12; 17; 22; 27 âm lịch.

-   Chợ Nặm Nhũng: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

-   Chợ Tổng Cọt: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 2; 7; 12; 17; 22; 27 âm lịch.

3. Huyện Nguyên Bình

 -   Chợ huyện: Ngày họp chợ vào ngày mùng 3; 8; 13; 18; 23; 28 âm lịch.

-   Chợ Tĩnh Túc: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 5; 10; 15; 20; 25; 30 âm lịch.

-   Chợ Nà Bao: Ngày họp chợ vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

-   Chợ Phai Khắt: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 2; 7; 12; 17; 22; 27 âm lịch.

-   Chợ Phja Đén: Ngày họp chợ vào ngày mùng 1; 6; 11; 16; 21; 26 âm lịch.

4. Huyện Hạ Lang

-    Chợ huyện: Ngày họp chợ vào ngày mùng 5;  10; 15; 20; 25 âm lịch.

-    Chợ Bằng Ca: Ngày họp chợ vào ngày mùng 3; 8; 13; 18; 23; 28 âm lịch.

-    Chợ Thị Hoa: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

5. Huyện Bảo Lạc

 -   Chợ huyện: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 5;  10; 15; 20; 25 âm lịch.

-   Chợ Bản Bó: Ngày họp chợ vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

-   Chợ Cốc Pàng: Ngày họp chợ vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

-   Chợ Đồng Mu: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 3; 8; 13; 18; 23; 28 âm lịch.

-   Chợ Lũng Pán: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 5;  10; 15; 20; 25 âm lịch.

-   Chợ Hưng Đạo: Ngày họp chợ vào ngày mùng 5;  10; 15; 20; 25 âm lịch.

6. Huyện Bảo Lâm

-    Chợ huyện: Ngày họp chợ vào ngày mùng 5;  10; 15; 20; 25 âm lịch.

-    Chợ Nà Pồng: Ngày họp chợ vào ngày mùng 5;  10; 15; 20; 25 âm lịch.

7. Huyện Trà Lĩnh

-   Chợ Trà Lĩnh: Ngày họp chợ vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

 - Chợ Bản Ngắn: Ngày họp chợ  vào ngày mùng 3; 8; 13; 18; 23; 28 âm lịch.

8. Huyện Trùng Khánh

-   Chợ huyện: Ngày họp chợ vào ngày mùng 5; 10; 15; 20; 25 âm lịch.

-   Chợ Pò Tấu: Ngày họp chợ vào ngày mùng 1; 6; 11; 16; 21; 26 âm lịch.

-   Chợ Pò Peo: Ngày họp chợ vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

-   Chợ Bản Rạ: Ngày họp chợ vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

-   Chợ Đình Phong: Ngày họp chợ vào ngày mùng 3; 8; 13; 18; 23; 28 âm lịch.

-   Chợ Thông Huề: Ngày họp chợ vào ngày mùng 2; 7; 12; 17; 22; 27 âm lịch.

9. Huyện Thông Nông

-    Chợ Háng Tháng: Ngày họp chợ vào ngày mùng 1; 6; 11; 16; 21; 26 âm lịch.

-    Chợ Bó Gai: Ngày họp chợ vào ngày mùng 2; 7; 12; 17; 22; 27 âm lịch.

-    Chợ Táp Ná: Ngày họp chợ vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

10. Huyện Quảng Uyên

-   Chợ huyện: Ngày họp chợ vào ngày mùng 1; 6; 11; 16; 21; 26 âm lịch.

-   Chợ Đống Đa: Ngày họp chợ vào ngày mùng 5; 10; 15; 20; 25 âm lịch.

-   Chợ Háng Cháu: Ngày họp chợ vào ngày mùng 3; 8; 13; 18; 23; 28 âm lịch. 

11. Huyện Phục Hoà

-   Chợ Cách Linh: Ngày họp chợ vào ngày mùng 4; 9; 14; 19; 24; 29 âm lịch.

-   Chợ huyện: Ngày họp chợ vào ngày mùng 3; 8; 13; 18; 23; 28  âm lịch.

12. Huyện Thạch An

-    Chợ huyện: Ngày họp chợ vào ngày mùng 1; 6; 11; 16; 21; 26 âm lịch.

-    Chợ Nặm Nàng: Ngày họp chợ vào ngày mùng 2; 7; 12; 17; 22; 27 âm lịch.

-    Chợ Nà Cốc: Ngày họp chợ vào ngày mùng 1; 6; 11; 16; 21; 26 âm lịch.

chợ phiên cao bằng
Chợ phiên Cao Bằng (Ảnh: Sưu tầm)

IV. Có gì đặc sắc tại chợ phiên Cao Bằng ? 

1. Nơi gặp gỡ của các đôi trai gái

Chợ phiên Cao Bằng còn là nơi mà các chàng trai, cô gái hẹn hò, tán tỉnh nhau. Lúc này, họ sẽ khoác lên mình bộ trang phục dân tộc truyền thống đẹp nhất, mới nhất và rực rỡ nhất, rồi thi triển những điệu múa mềm mại, uyển chuyển và quyễn rũ, lời hát thánh thót trong veo hay những tiếng khèn điêu luyện…để gây ấn tượng với người thương. Cứ thế, họ “say” nhau và nên duyên với nhau, tạo thành một câu chuyện tình đẹp lưu danh muôn thuở, khiến khiến người người ngưỡng mộ

chợ phiên cao bằng

Nơi gặp gỡ, kết bạn (Ảnh: Sưu tầm)

2. Những sản phẩm đặc sắc tại chợ phiên

Khác với các khu chợ miền xuôi bày bán đầy những sản phẩm công nghiệp hiện đại, những món hàng thiết kế thanh lịch hay thậm chí là cả những đồ hiệu sang chảnh. Trái lại đó, chợ phiên Cao Bằng lại chỉ có những sản phẩm mang theo hơi thở cuộc sống của người dân vùng cao và được đúc kết từ những tinh hoa trong lao động của họ.

sản phẩm thủ công chợ cao bằng

Sản phẩm thủ công tỉ mỉ (Ảnh: Sưu tầm)

Điển hình trong đó là những sạp hàng thổ cẩm rực rỡ màu sắc của người Mông, người Nùng, với những bộ váy thướt tha, chiếc chăn mềm mại hay chiếc túi xách xinh xinh…; là những nhạc cụ truyền thống được làm bằng tre, nữa hay đồng như: khèn, sáo, chiêng…và là cả những dụng cụ phục vụ lao động hàng ngày như: dao, gùi, lưỡi mác hay liềm…

3. Thưởng thức ẩm thực thơm ngon 

Điểm đặc biệt nhất tại chợ phiên Cao Bằng có lẽ chính là những hàng quán bán đồ ăn ngay tại chỗ, với những làn khói nghi ngút đưa theo hương thơm nức mũi bay khắp không gian, cuốn hút mọi người ngay từ xa, khiến ai cũng không thể không dừng chân lại để thưởng thức.

bánh chợ cao bằng

Khám phá ẩm thực chợ phiên (Ảnh: Sưu tầm)

Một số những món ăn mà bạn nên thử tại đây là: phở chua với đa dạng các topping như: ba chỉ rán, gà luộc, lạp sườn rán, vịt quay…; bánh cuốn cao bằng  ăn với nước canh xương ngọt thanh đậm đà, ngũ sắc dẻo thơm đẹp mắt được gói trong lá chuối xanh, bánh ngải cứu, bánh dày, bánh ngô, bánh áp chao , bánh coóng phù, bánh trứng kiến, mèn mén độc đáo, hay chè thập cẩm và thạch trắng thanh mát làm từ quà mác púp… 

xôi ngũ sắc chợ cao bằng

Xôi ngũ sắc chợ phiên Cao Bằng (Ảnh: Sưu tầm)

4. Chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền thống của dân tộc

Nét độc đáo ở chợ phiên Bảo Lạc không chỉ là sự mua bán, trao đổi tấp nập mà còn là sự gìn giữ bản sắc văn hóa Tày, Mông. Dao, Lô Lô… Cứ đến mỗi phiên chợ là lại ngập tràn màu sắc trang phục của các dân tộc thiểu số nơi đây. Điều này góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần đưa hình ảnh văn hóa của các dân tộc tới gần hơn với các khách du lịch.

chợ cao bằng

Những bộ trang phục rực rỡ sắc màu (Ảnh: Sưu tầm)

V. Địa điểm du lịch Cao Bằng bạn không nên bỏ lỡ

1. Thác Bản Giốc 

Người ta nói, du lịch Cao Bằng mà không từng ghé qua thác Bản Giốc thì quả là một sự thiếu sót lớn. Thác Bản Giốc vốn dĩ là một địa danh du lịch được đông đảo khách du lịch quan tâm, thuộc trong quần thể Công viên Địa chất Toàn cầu Cao Bằng được UNESCO công nhận trên toàn cầu. Nơi đây sở hữu khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, thác Bản Giốc xứng đáng trở thành thác nước kỳ vĩ và đẹp nhất Việt Nam.

thác bản giốc cao bằng

Thác Bản Giốc - Cao Bằng (Ảnh: PYS Travel)

Thác Bản Giốc chia thành hai phần: một phần nằm ở biên giới Việt - Trung có ranh giới là sông Quây Sơn, phần còn lại nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ đỉnh thác xuống chân thác có độ cao khoảng 100m, khiến dòng nước xiết đổ xuống như một dải lụa trắng mượt mà, rồi tung bọt trắng xóa ở dưới phía mặt hồ. 

thác bản giốc cao bằng

Khung cảnh núi non hùng vĩ (Ảnh: PYS Travel)

Địa chỉ: Xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Một số Tour Thác Bản Giốc hiện có ở PYS Travel:

Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc từ Hà Nội 3 ngày 2 đêm

Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc từ TP.HCM 4 ngày 4 đêm

2. Khu di tích Pác Bó 

Pác Pó là một địa điểm du lịch Cao Bằng đẹp, đầy ý nghĩa để bạn tới tham quan. Tới thăm khu di tích lịch sử này, khách đi Cao Bằng sẽ có cái nhìn chân thực nhất về cuộc sống giản dị, mộc mạc và “thật là sang” của Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta.

di tích pác bó

Khu di tích Pác Bó (Ảnh: Sưu tầm)

Là một khu căn cứ quân sự lúc nào cũng có thể đối mặt với sự hiểm nguy, thế nhưng khung cảnh tại khu di tích Pác Bó lúc nào cũng yên bình đến lạ. Giữa bốn bề là núi rừng, mây trời, hang động và suối nước róc rách, du khách có thể cảm nhận được rõ sự sống mãnh liệt vẫn luôn hiện hữu nơi đây. Con suối Lê-nin nước lúc nào cũng một màu trong xanh ngày ngày xuôi dòng qua biết bao ghềnh đá. Lúc thì ầm ào tung bọt trắng xóa, lúc lại róc rách êm đềm như một dải lụa trắng tinh khôi. 

pác bó cao bằng

Khu di tích Pác Bó (Ảnh: Sưu tầm)

Địa chỉ: xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng

3. Động Ngườm Ngao

Dù đã xuất hiện từ hơn 400 triệu năm trước, Ngườm Ngao chỉ mới được đưa vào khai thác du lịch vào năm 1996. Trong tiếng Tày, cái tên Ngườm Ngao có nghĩa là “hang cọp”. Nằm ẩn mình trong vùng núi của huyện Trùng Khánh, đây là một hang động đá vôi có chiếu dài hơn 2100m.

động ngườm ngao

Động Ngườm Ngao (Ảnh: Sưu tầm)

Ngườm Ngao có 3 cửa chính là Ngườm Lồm, Ngườm Ngao và Bản Thuôn. Bước vào trong động Ngườm Ngao, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ của địa điểm du lịch Cao Bằng này. Các khối nhũ đá với hình dáng độc đáo và màu sắc bắt mắt “mọc” lên khắp mọi ngóc ngách.

4. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên có mặt tại vùng Đông Bắc nước ta. Tựa lưng vào núi Phia Nhằm, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 3ha. Từ chùa, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thác Bản Giốc và thung lũng bên dưới.

chùa phật tích trúc lâm bản giốc cao bằng
 
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa được chia thành nhiều khu vực như cổng Tam quan, tòa Tam Bảo, vườn tượng, đền thờ… Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam với các chất liệu quen thuộc như gỗ lim, gạch ngói…Thời điểm tuyệt nhất để đến chùa là lúc sáng sớm và chiều tối khi nơi này bước vào khoảnh khắc bình minh hoặc hoàng hôn. Vì vậy, nơi này không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là tọa độ vãn cảnh Cao Bằng không thể lý tưởng hơn. 

5. Làng đá cổ Cao Bằng

Nằm trong khu du lịch thác Bản Giốc, làng Khuổi Ky là ngôi làng có tuổi đời hơn 400 năm, cách trung tâm Cao Bằng 100km. Với vị trí tựa vào núi đá vôi và diện tích khoảng 1ha, đây là sinh sống của hơn 14 hộ dân thuộc dân tộc Tày.

làng đá cổ cao bằng

Làng đá cổ Cao Bằng (Ảnh: Sưu tầm)

Điểm đặc biệt của địa điểm du lịch Cao Bằng cổ kính này là những căn nhà bằng đá được xây dựng từ những năm 1594. Kiến trúc chung của những ngôi nhà này đều là theo lối truyền thống - nhà ba gian lợp ngói với nền móng làm bằng đá.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết thêm nhiều thông tin về chợ Cao Bằng và những thông tin về vùng đất Cao Bằng. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi có nhiều phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp mà nơi này còn có ý nghĩa văn hóa dân tộc vô cùng quan trọng. Đừng chần chừ, hãy đến với PYS Travel để có cho mình những lựa chọn về tour du lịch Cao Bằng tuyệt vời nhất nhé.

 Tham khảo tour du lịch Cao Bằng đang HOT của PYS Travel: 

Tour Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn 5 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Hà Giang - Ba Bể - Bản Giốc 5 ngày 4 đêm từ Hà Nội

Bản Quyền Hình Ảnh: 

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn