Du lịch Tháp Vạn Danh Phượng Hoàng Cổ Trấn mang đến cho du khách cơ hội khám phá dòng sự kiện văn hóa, lịch sử phong phú cùng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ của cổ trấn 1.300 năm tuổi.
Tháp Vạn Danh tựa một tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn lịch sử nổi bật giữa nền trời xanh biếc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tháp được xây dựng với những đường nét tinh tế, các tầng tháp cao vút trên nền trời, phản chiếu bóng xuống mặt nước Đà Giang tạo nên một bức tranh thơ mộng, trữ tình. Với vẻ đẹp độc đáo này hứa hẹn sẽ đem đến trải nghiệm thú vị cho du khách.
Tháp Vạn Danh nằm ở bờ bắc của Sa Loan, sông Đà Giang - một con sông chảy qua trung tâm của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Từ vị trí này, tháp mở ra tầm nhìn tuyệt đẹp: một mặt hướng về Vạn Thọ Cung, mặt kia nhìn ra cầu Hồng Kiều và cầu Phong Kiều. Vị trí của Tháp Vạn Danh dễ nhận biết nhờ vào kiến trúc độc đáo và sự hiện diện nổi bật giữa các ngôi nhà cổ truyền thống và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Tháp Vạn Danh giữa lòng cổ trấn (Ảnh: Sưu tầm)
Đây là địa điểm du lịch lý tưởng để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của các tòa nhà cổ, cảm nhận văn hóa địa phương và tận hưởng khung cảnh thiên nhiên thanh bình. Tháp Vạn Danh chắc chắn một trong những điểm đến hấp dẫn trong đường tour du lịch Trung Quốc tháng 1 tới đây mà du khách nhất định phải ghé thăm.
Tháp Vạn Danh hay còn gọi là Lò Giấy, được xây dựng vào thời Gia Khánh của nhà Thanh. Ban đầu là một công trình kiến trúc ba tầng bằng gạch, nhỏ nhắn và tinh xảo nhưng sau đó đã bị phá hủy. Năm 1985, họa sĩ nổi tiếng Huang Yongyu đã đề xuất tái thiết với số tiền 59.000 nhân dân tệ từ chính phủ và sự quyên góp từ công chúng, và nó được hoàn thành vào tháng 10 năm 1988. Để ca ngợi sự ủng hộ nhiệt tình và tích cực tài trợ của chính quyền và nhân dân địa phương tháp được đặt tên theo ý nguyện của mọi người là “Tháp Vạn Danh”.
Vẻ đẹp cổ kính của Tháp Vạn Danh (Ảnh: Sưu tầm)
Nguyên vật liệu được sử dụng cho thiết kế tháp chủ yếu là bằng gạch xanh và bê tông cốt thép. Tòa tháp cao 22,98 mét, được quét vôi bột, trang trí những bức vẽ sặc sỡ. Tháp có 7 tầng ở 6 hướng, mỗi tầng đều thiết kế 3 mái hiên, có sáu góc và treo chuông gió bằng đồng. Đường kính của tầng một là 4,5 mét, mỗi tầng thu nhỏ lại 0,3 mét. Sáu mặt đều có cửa vòm hình bán nguyệt và cửa sổ, cửa dưới có câu đối. Trên cổng chính hướng ra sông Đà Giang có khắc dòng chữ "万名塔 (Wàn míng tǎ), có nghĩa là "Tháp Vạn Danh". Tầng một có sáu câu đối, trong đó huyện lệnh Ngô Quán Lâm viết “Chùa tĩnh lặng, trời cao thu phượng; sông trong, nước uốn khúc ẩn rồng” nhằm ca ngợi vẻ đẹp của Vạn Danh Tháp.
Dưới ánh mặt trời, Tháp Vạn Danh nổi bật trên nền trời xanh trong vắt và không gian yên bình. Ánh nắng mặt trời len lỏi qua từng tầng tháp, làm rực rỡ những hoa văn tinh xảo chạm khắc trên mái ngói, tỏa ra một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa uy nghiêm. Bóng tháp phản chiếu xuống Đà Giang cùng với khung cảnh xung quanh tràn ngập sắc xanh của thảm thực vật, tạo nên một bức tranh thiên hài hòa và thanh thoát.
Vẻ đẹp Tháp Vạn Danh nổi bật trên nền trời xanh biếc (Ảnh: Sưu tầm)
Khi màn đêm buông xuống, Tháp Vạn Danh như khoác lên mình vẻ đẹp huyền bí đầy cuốn hút. Ánh sáng từ hệ thống đèn LED được lắp đặt tinh tế khiến tháp lung linh rực rỡ trong bóng tối, nổi bật giữa bầu trời đêm tĩnh lặng. Khung cảnh thêm phần lãng mạn với những chiếc đèn lồng đỏ rực treo dọc hai bên bờ sông, phản chiếu ánh sáng dịu dàng xuống dòng Đà Giang, tạo nên một bức tranh thơ mộng đầy màu sắc. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách ghi lại những khoảnh khắc lung linh, lưu giữ vẻ đẹp rực rỡ của tháp qua những bức ảnh "sống ảo" đầy ấn tượng.
Tháp Vạn Danh lung linh khi màn đêm buông xuống (Ảnh: Sưu tầm)
Dạo bước vào phía trong du khách sẽ để ý thấy các bức tường bên trong tòa tháp chứa đầy những dòng chữ do du khách lưu lại khi đến đây, thậm chí có những dòng chữ được khắc trên bức tường cao hơn 2 mét. Du khách có thể viết những lời chúc hay bất cứ thứ gì lên tường để lưu lại kỉ niệm về Phượng Hoàng cổ trấn.
Cầu Hồng Kiều hay còn gọi là Cầu Hồng, đây là cây cầu cổ nhất ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cầu xuất hiện từ thế kỷ 17, xây dựng toàn bộ bằng gỗ sồi đỏ, kết cấu vững chắc, đẹp mắt. Từ xa, cầu Hồng như một điểm nhấn, một lão niên giữa trấn cổ như đóng băng trong dòng thời gian. Cầu được thiết kế với 2 tầng, trong đó: Tầng một của cầu được sử dụng cho các tiệm quà lưu niệm và dịch vụ ăn uống; Tầng hai là nơi đặt bảo tàng nghệ thuật, trưng bày các tác phẩm liên quan đến lịch sử của trấn Phượng Hoàng.
Cầu Hồng Kiều (Ảnh: Sưu tầm)
Khi lên tầng hai, du khách có thể thưởng ngoạn toàn cảnh sông Đà Giang, và ngắm nhìn Tháp Vạn Danh từ xa. Đối với khách du lịch, cầu Hồng là một địa điểm du lịch hấp dẫn, mang đến sự tò mò, còn với người dân nơi đây cầu trở thành một người bạn - một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân địa phương.
Bên bờ sông là Cung Vạn Thọ hay còn được gọi là Hội quán Giang Tây, nằm đối diện với Đông Môn cổ thành. Cung Vạn Thọ nằm trên khu đất 4000m2 với lối kiến trúc mang đậm chất nghệ thuật lộng lẫy với các công trình độc đáo như điện Tiêu Công, điện Yến Công, điện Thần Tài, nhà bếp, Mai Lang, Thiên Phù, Lôi Tổ Điện, Hiên Viên, Vi Đà, Điện Quan Âm và phòng khách.
Cung Vạn Thọ hiện lên với vẻ đẹp trầm mặc (Ảnh: Sưu tầm)
Cung Vạn Thọ được xây dựng theo phong cách Trung Hoa truyền thống, với các đường nét tinh tế và tỉ mỉ. Cung được xây dựng để tưởng nhớ đến Hứa Chân Quân - vị thánh bảo trợ địa phương của Giang Tây. Ông là một đạo sĩ thời nhà Tấn được người xưa ca ngợi “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Cung Vạn Thọ hứa hẹn không chỉ là một công trình kiến trúc mãn nhãn, mà còn đem đến những giá trị văn hóa và lịch sử đặc sắc trong hành trình tour Tháp Vạn Danh.
Cầu Phong Kiều hay còn được gọi là cầu Gió, xây dựng vào thế kỷ 18. Cầu Phong Kiều có kiến trúc vô cùng độc đáo và cảnh quang xung quanh được bao bọc bởi thiên nhiên sẽ khiến bạn ấn tượng bởi sự tuyệt đẹp của nó. Du khách sẽ bị ấn tượng bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh. Giữa những cánh rừng xanh ngắt phía xa xa và những ngôi nhà gỗ nâu đỏ ngay phía sau cầu, Phong Kiều nổi bật với nền đá trắng và mái nâu rêu phong, vừa hiên ngang phóng khoáng lại đượm chút trầm mặc, suy tư. Khu nhà ở giữa cầu là nơi du khách có thể dừng chân nghỉ mát và ngắm nhìn khung cảnh mây trời, sông nước bao quanh, tận hưởng bầu không khí thanh bình, nhẹ nhàng nơi đây.
Cầu Phong Kiều (Ảnh: Sưu tầm)
Trong hành trình tour Tháp Vạn Danh, đi thuyền xuôi theo dòng Đà Giang là một trong những cách tuyệt vời để ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình của Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng như ngắm nhìn vẻ đẹp của tháp từ một góc độ khác. Khi thuyền nhẹ nhàng lướt trên mặt nước, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ kính, cầu Hồng Kiều, cầu Phong Kiều, cùng với nét đẹp chạm khắc của Tháp vươn cao giữa không gian xanh mát của sông và núi.
Du thuyền trên Đà Giang thưởng ngoạn vẻ đẹp Tháp Vạn Danh (Ảnh: Sưu tầm)
Những cơn gió nhẹ thổi qua mặt sông Đà Giang mang đến cho du khách cảm giác thư thái, khung cảnh xung quanh tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, vừa cổ kính, vừa thơ mộng. Đây thực sự là một trải nghiệm khó quên, giúp du khách không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa mà còn tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp tự nhiên của Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Khám phá ngay vẻ đẹp của Tháp Vạn Danh cùng tour của PYS Travel:
Tour Trung Quốc: Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn 5 ngày 4 đêm từ TP.HCM - Tết Nguyên Đán 2025
Từ lâu, Phượng Hoàng Cổ Trấn nổi tiếng với món đậu phụ thối hỏa cung điện, món đậu phụ có màu đen như mực, béo như phô mai và mềm tan tự như nhung. Món ăn nghe vui tai này thực chất được chế biến cực kỳ công phu. Đậu phụ được chiên giòn với dầu cây trà trong lửa nhỏ, khi ăn cho dầu mè và sốt tương ớt. Nghe tên là đậu phụ thối nhưng vị của đậu phụ thối không hề “thối” mà có vị béo của đậu và cay mặn của gia vị. Đây là món ăn có thể khiến du khách ngại ngùng khi thưởng thức nhưng khi đã thử là sẽ nhớ mãi vị đặc trưng đó.
Miếng đậu phụ mang màu đen đặc trưng (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh tép nhảy được xem là biểu tượng ẩm thực của Phượng Hoàng Cổ Trấn, thu hút hầu hết du khách khi ghé thăm. Tương tự như nguyên liệu cho món lẩu cá cay, tép nhảy dùng để chế biến được vớt trực tiếp từ sông Đà Giang, đảm bảo luôn giữ được sự tươi ngon. Người dân địa phương sử dụng tép tươi này để làm thành món bánh tép chiên giòn rụm, nóng hổi, tỏa hương thơm phưng phức. Món bánh này không chỉ mang đến vị ngọt tự nhiên từ tép tươi mà còn có hương vị đặc trưng, đậm chất truyền thống, làm say lòng biết bao thực khách.
Bánh tép nhảy giòn rụm (Ảnh: Vietnam.vn)
4.3. Shakao - Đồ nướng xiên
Shakao, hay còn gọi là “sao khảo” - đồ xiên nướng, là món ăn cũng được rất nhiều du khách tìm tới khi đến tham quan tháp Vạn Danh tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Các món xiên nướng ở đây được tẩm ướp với gia vị đậm đà, kết hợp hài hòa giữa vị cay và mặn, tạo nên hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Với mức giá vô cùng phải chăng, du khách có thể dễ dàng tìm thấy các hàng quán bán Shakao khắp nơi trong các con đường và ngõ nhỏ của trấn cổ.
Đồ xiên nướng đa dạng (Ảnh: Sưu tầm)
Kẹo gừng là món ăn vặt quen thuộc và được yêu thích tại Phượng Hoàng Cổ Trấn, cũng là món quà đặc sản nơi đây. Món kẹo này chủ yếu được làm thủ công, vì vậy du khách có thể tận mắt chứng kiến quy trình chế biến tại các cửa hàng. Nguyên liệu để làm kẹo gừng gồm đường trắng, gừng tươi, đường nâu và vừng. Kẹo gừng không chỉ thơm ngon với vị ngọt dịu, cay nhẹ từ gừng mà còn có tác dụng làm ấm bụng, đặc biệt trong những ngày lạnh giá. Ngoài ra, kẹo gừng còn rất tốt cho sức khỏe, giúp tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Món kẹo gừng hơn 100 năm tuổi (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh đồng diệp là một món ăn đặc sắc, mang đậm nét văn hóa ẩm thực của dân tộc Miêu. Đây là món bánh truyền thống, thường được người Miêu trao tặng nhau trong các dịp lễ, Tết quan trọng, thể hiện sự gắn kết và lòng hiếu khách. Bánh được làm từ gạo nếp, có nhân ngọt hoặc mặn, được bọc trong lá và hấp chín. Khi ăn, bánh tỏa ra mùi thơm đặc trưng của lá gói, kết hợp với vị ngọt bùi của gạo nếp và nhân bên trong. Kết cấu mềm mại và hương vị hấp dẫn của bánh khiến nó trở thành món quà vặt yêu thích của du khách, đặc biệt khi dạo bước qua những con phố nhỏ cổ kính của Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Bánh đồng diệp mang màu tím đặc trưng (Ảnh: Vietnam.vn)
Để có trải nghiệm trọn vẹn nhất trong chuyến du lịch Tháp Vạn Danh Phượng Hoàng Cổ Trấn du khách lưu ý một số điều sau đây:
- Thời điểm đi du lịch: Tháp Vạn Danh mỗi mùa đều mang vẻ đẹp riêng, nên bất kỳ thời điểm nào du khách ghé thăm cũng đều có thể tận hưởng cảnh sắc độc đáo. Tuy nhiên, vào những ngày mưa, nước từ thượng nguồn dâng nhanh, làm mực nước sông tăng cao, vì vậy du khách cần lưu ý khi tham quan.
- Vé tham quan: Du khách khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ không mất phí vào trấn, nhưng cần mua gói tham quan với giá 148 RMB/người (khoảng hơn 500.000 VNĐ/người). Gói này có hiệu lực trong 3 ngày và bao gồm Tháp Vạn Danh cùng nhiều địa điểm tham quan khác.
- Thuê trang phục: Du khách có thể thuê nhiều loại trang phục dưới chân tháp để chụp ảnh và lưu lại kỷ niệm.
- Chuẩn bị: Du khách nên lựa chọn trang phục thoải mái, nhẹ nhàng, giày thể thao hoặc giày đế thấp để dễ dàng di chuyển.
Du lịch Tháp Vạn Danh không chỉ là một chuyến hành trình về lịch sử và văn hóa mà còn là cơ hội để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Với kiến trúc độc đáo và vị trí đắc địa, tháp là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với vùng đất này. Hãy lên kế hoạch và chuẩn bị cho chuyến đi ngay hôm nay cùng PYS Travel để trải nghiệm những điều thú vị tại Tháp Vạn Danh nhé!
Lên lịch trình du lịch Tháp Vạn Danh cùng PYS Travel:
Tour Nghi Xương - Tam Hiệp - Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Chùm tour Phượng Hoàng Cổ Trấn
Bản quyền hình ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: PYS Travel
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn