Du lịch Sapa Tết Nguyên Đán 2025 với những điều thú vị độc đáo

11:04 13/01/2025


Du lịch Sapa Tết Nguyên Đán 2025 với những điều thú vị độc đáo

Sapa, thị trấn sương mù ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách quanh năm. Nhưng có lẽ, Sapa đẹp nhất và đáng trải nghiệm nhất chính là vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi đất trời vào xuân, Sapa bừng sáng với những sắc hoa tươi thắm và những lễ hội truyền thống độc đáo.

1. Thời tiết Sapa dịp Tết Nguyên Đán

Mùa xuân tại Sapa thường có ngưỡng nhiệt độ lý tưởng từ 15 – 18°C, kéo dài từ tháng 2 đến đầu tháng 5. Thời tiết vào dịp tết tại thành phố sương mờ này đặc trưng bởi không khí mát mẻ, dễ chịu, có nhiều mây vào buổi sáng và khô ráo vào ban đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình du lịch Sapa của bạn.

thời tiết sapa tết âm lịch thường lạnh
Thời tiết SaPa vào dịp tết thường lạnh nhưng không quá khắc nghiệt (Ảnh: sưu tầm)

Du lịch Sapa Tết âm lịch, bạn sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp quyến rũ của rừng hoa mận và hoa đào, cùng sự sôi động của cuộc sống người dân trong làng. Trong khoảng thời gian này, khắp núi đồi, thung lũng và đường phố ở Sapa được tô điểm bởi muôn ngàn bông hoa khoe sắc, làm cho không khí xung quanh trở nên rực rỡ và sống động hơn bao giờ hết.

du lịch sapa tết nguyên đán
Bạn nên chuẩn bị trang phục ấm áp khi đến Sa Pa vào dịp tết Nguyên Đán (Ảnh: sưu tầm)

Đặc biệt, trong chuyến du lịch đi Sapa Tết âm lịch, bạn còn có cơ hội được ngắm nhìn cảnh tuyết rơi, một trải nghiệm tuyệt vời chỉ có ở Sapa. Ngoài ra, khi bạn đến buổi sáng ở Sapa, bạn sẽ được trải qua một cảm giác đặc biệt khi nhìn thấy tầng sương nhẹ phủ lên khung cảnh xung quanh, tựa như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh - một trải nghiệm khó có thể tìm thấy ở bất kỳ địa điểm nào khác tại Việt Nam.

2. Du lịch Sapa tết Nguyên Đán có gì?

2.1. Đỉnh Fansipan

Được tạo hoá ban tặng cho cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ, Sapa là cái tên không thể thiếu trong sổ tay của các tín đồ du lịch. Sapa tết âm lịch níu chân du khách bằng khung cảnh mùa xuân đẹp như tranh vẽ, cái trầm mặc của những tháng cuối đông lùi xa nhường chỗ cho sắc hoa rực rỡ, thị trấn thức giấc, vươn mình sau giấc ngủ dài.

Đỉnh Fansipan tết nguyên đán
Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp (Ảnh: sưu tầm)

Đặc biệt, đến Sapa trong dịp này, du khách còn có cơ hội hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng, ghé thăm những phiên chợ Tết vùng cao nhộn nhịp. Sapa như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài, hoa mận và hoa đào thi nhau khoe sắc như để xua đi hơi đông giá rét còn vương lại. Bên cạnh cảnh sắc tươi đẹp, đến Sapa vào dịp Tết du khách còn có dịp tham gia chợ phiên vùng cao, trải nghiệm những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào Tây Bắc.

2.2. Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng là quần thể du lịch sinh thái nằm ngay phía sau Nhà thờ đá Sapa. Khu du lịch được chia thành 3 khu vực chính là đỉnh Hàm Rồng, vườn hoa Hàm Rồng và vườn đá Thạch Lâm. Mỗi công trình tại đây sẽ gây ấn tượng theo một cách khác nhau, nhưng điểm chung là đều khiến du khách phải mê mẩn trước vẻ đẹp độc đáo, không đâu có được. Vé vào tham quan hiện có giá là 70.000 VNĐ/ người.

núi hàm rồng tết âm lịch
Thiên đường trên đỉnh mây tuyệt đẹp ở Sa Pa (Ảnh: sưu tầm)

2.3. Thác Bạc

Sở hữu độ cao ấn tượng đến 200m, Thác Bạc Sapa là thượng nguồn của suối Mường Hoa danh tiếng. Cái tên Thác Bạc ra đời có lẽ vì người ta có thể dễ dàng nhìn những bọt nước tại đây tung trắng xoá từ đỉnh núi Hàm Rồng, tạo nên một dải bạc óng ánh. Trên đường đến đây, du khách không khỏi “ngây ngất” trước khung cảnh tuyệt mỹ của cánh rừng thông bạt ngàn, thấp thoáng xa xa là triền đồi được phủ kính sắc đỏ của loại hoa hồng dại khoe sắc bốn mùa.

vẻ đẹp thác bạc mùa xuân
Vẻ đẹp ẩn dấu giữa rừng núi Tây Bắc (Ảnh: sưu tầm)

2.4. Bản Cát Cát

Nằm e ấp giữa núi rừng hùng vĩ, Bản Cát Cát là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Sapa vào tết âm lịch. Nơi đây được biết đến như viên ngọc quý của vùng núi Tây Bắc, nổi bật bởi vẻ đẹp hoang sơ cùng bản sắc văn hóa độc đáo.

ngôi làng cổ nhất tây bắc

bản cát cát mùa xuân
Ngôi làng cổ nhất Tây Bắc (Ảnh: sưu tầm)

Hành trình đến Bản Cát Cát sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách. Bạn có thể chọn đi bộ để hòa mình vào không gian thiên nhiên hoặc di chuyển bằng xe máy để khám phá những cung đường quanh co tuyệt đẹp. Từ lối vào bản, khung cảnh như một bức tranh sống động với núi cao trùng điệp, thung lũng xanh ngát trải dài và dòng suối róc rách uốn lượn bên những cây cầu gỗ mộc mạc.

du lịch bản cát cát tết nguyên đán
Bản Cát Cát (Ảnh: sưu tầm)

Dịp Tết Nguyên Đán cũng là thời điểm lý tưởng để bạn trải nghiệm đời sống thường nhật của người dân địa phương. Những nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác bạc hay phong tục tập quán lâu đời đều mang đến một cái nhìn sâu sắc về văn hóa vùng cao.

2.5. Thung lũng Mường Hoa

Thung lũng Mường Hoa, điểm đến lý tưởng ở Sapa vào tết âm lịch, nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và nét văn hóa đặc sắc của người H’Mông, Dao. Đây là nơi bạn có thể dạo bước qua suối Mường Hoa, khám phá ruộng bậc thang xanh ngát, và chiêm ngưỡng bãi đá cổ bí ẩn với các hoa văn độc đáo. Đặc biệt, trải nghiệm tàu leo núi dài nhất Việt Nam để ngắm toàn cảnh thung lũng mùa xuân là một hành trình không thể bỏ lỡ!

chuyến tàu leo núi dài nhất việt nam tại thung lũng mường hoa

vẻ đẹp ruộng bậc thang tại thung lũng mường hoa
Vẻ đẹp bất tử theo thời gian (Ảnh: sưu tầm)

2.6. Nhà thờ Đá

Nhà thờ đá Sapa được xây dựng vào thế kỉ trước, khoảng những năm 1935. Công trình vĩ đại này là kiến trúc duy nhất của người Pháp tồn tại trên mảnh đất sương mù này. Trải qua quãng thời gian gần 100 năm, nhà thờ đá Sapa cũng chịu nhiều tác động của thời tiết, lịch sử, chiến tranh. Chính vì vậy, nó được trùng tu không ít lần. Đây được cho là một thách thức khá lớn làm sao cải tạo mà vẫn có thể đảm bảo giữ được những giá trị vẹn nguyên của địa điểm.

tham quan nhà thờ đá sapa dịp tết âm lịch
Biểu tượng của thành phố sương mờ (Ảnh: sưu tầm)

Điểm thu hút nhất của nhà thờ này đó chính là kiến thức cổ xưa Gothic La Mã và được chính người Pháp thực hiện. Toàn bộ công trình sử dụng chất liệu đá đẽo cùng với hỗn hợp đá, vô, mật mía,...Nhìn tổng thể nhà thờ đá Sapa hiện lên tương đối thanh thoát, tao nhã. Khoảng sân phía trước khá rộng và thường là địa điểm tụ tập để mua bán.

Vẻ đẹp tựa kiến trúc xưa rất cổ kính
Vẻ đẹp tựa kiến trúc xưa rất cổ kính (Ảnh: sưu tầm)

Hiện nay đây là địa điểm sinh hoạt tôn giáo chủ yếu của dân địa phương. Nếu bạn du lịch đến đây vào thứ 7 hàng tuần thì có thể gặp được chợ tình, nơi vang lên tiếng hát thánh ca của các em nhỏ H’mông cùng nét văn hóa đặc trưng nơi đây.

2.7. Đèo Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ là con đèo nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nằm trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Ô Quy Hồ hấp dẫn du khách bằng cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn và nhiều góc check-in độc lạ. Từ đường đèo, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm trọn vẹn núi rừng Tây Bắc ẩn hiện trong mây mù. Dọc đường có các hàng quán phục vụ đặc sản địa phương, khách du lịch vẫn thường dừng chân ở đây để nghỉ ngơi và dùng bữa.

Vẻ đẹp đèo Ô Quy Hồ
Vẻ đẹp đèo Ô Quy Hồ (Ảnh: sưu tầm)

3. Những lễ hội tại Sapa Tết âm lịch

3.1. Lễ hội xuống đồng Sapa

Thời gian diễn ra lễ hội: Sáng ngày mùng 8 Tết âm lịch hằng năm.

Địa điểm: Xã Bản Hồ, Sapa, Lào Cai.

Một trong những lễ hội tháng Giêng độc đáo nhất ở Sapa phải kể đến lễ hội xuống đồng. Đây là lễ hội của người Tày, người Dao thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế tham dự.

Lễ hội xuống đồng Sapa
Lễ hội xuống đồng Sapa (Ảnh: sưu tầm)

Lễ hội xuống đồng Sapa bao gồm 2 phần lễ và hội. Phần lễ bắt đầu khi có một đoàn người ăn mặc chỉnh tề, thực hiện nghi lễ rước nước và rước đất. Đoàn rước gồm: Thầy cúng, đội trống, kèn cùng 2 đôi nam nữ chưa lập gia đình khiêng kiệu rước. Kiệu rước được trang trí sặc sỡ với nhiều màu sắc theo biểu tượng âm dương ngũ hành. Thầy cúng là người được dân làng tin tưởng coi như tượng trưng cho người mang những lời cầu mong dâng đến thần linh.


Lễ hội xuống đồng được tổ chức vào mồng 8 tháng Giêng đầu xuân (Ảnh: sưu tầm)

Đi theo sau đoàn rước là các lễ vật dâng thần linh, đội chiêng trống đi lại hai bên thầy cúng và đến địa điểm làm lễ, thầy cúng sẽ ra hiệu cho 2 đội này nổi 3 hồi kèn trống và bắt đầu nghi lễ. Sau đó, thầy cúng khấn và phun nước đuổi ma quỷ để tùng lộc cho dân bản.

3.2. Lễ hội Tết nhảy

Thời gian diễn ra lễ hội: Cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hằng năm.

Địa điểm: Nhà ông trưởng họ ở bản Tả Phìn.

Người Dao Đỏ đã sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và Sapa nói riêng trong suốt rất nhiều thế kỷ. Vì thế mà nét văn hóa của họ cũng đã trở thành đặc trưng của Sapa, hòa cùng văn hóa của những dân tộc khác tạo nên nét đẹp và sự thu hút riêng biệt của thành phố mờ sương.

Nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Dao Đỏ
Nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Dao Đỏ (Ảnh: sưu tầm)

Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Dao Đỏ lại nô nức cùng nhau đón một năm mới với hi vọng sự thuận lợi, bình an, sức khỏe và may mắn. Từ đó mà lễ hội Tết nhảy Sapa ra đời, với 14 điệu nhảy đi cùng năm tháng. Mỗi một điệu nhảy thể hiện những tâm tư, tình cảm, những gửi gắm của người Dao. Những điệu nhảy này đều hướng đến mục đích là mở ra năm mới, xua tan tà ma và những xui xẻo của năm cũ. Đồng thời thể hiện sự mạnh mẽ, hùng dũng của thanh niên trai tráng, sự mềm mại điệu đà của các cô gái Dao xinh đẹp. 

lễ hội Tết nhảy Sapa của người dao đỏ
(Ảnh: sưu tầm)

Trong suốt chiều dài lịch sử, lễ hội Tết nhảy Sapa đã đi cùng người Dao Đỏ, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ. Dần dần mỗi dịp tết đến, nếu có cơ hội du lịch Sapa khách du lịch không thể bỏ qua cơ hội được hòa cùng không khí lễ hội truyền thống nơi đây.

3.3. Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan

Thời gian diễn ra lễ hội: Kéo dài suốt kỳ nghỉ Tết nguyên đán.

Địa điểm: Khu du lịch Sun World Fansipan Legend (Sapa, Lào Cai)

Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan lấy cảm hứng từ nền văn hóa đầy màu sắc của đồng bào Tây Bắc mỗi dịp xuân về. Giữa không gian mênh mang mây núi, an yên tự tại của cõi thiền trên đỉnh thiêng, du khách sẽ được thỏa sức trải nghiệm và tận hưởng những gì tinh túy nhất của vùng cao dịp Tết đến. Đây cũng là dịp để Phật tử bốn phương chiêm bái cầu an, nhận về đức tin và tràn đầy hy vọng cho năm mới.

Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan
Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan (Ảnh: sưu tầm)

Giữa khu du lịch ngập tràn sắc xuân ấy, quý khách sẽ được cùng với không gian văn hoá Tây Bắc trở về tuổi thơ trong những ngày Tết cổ truyền hạnh phúc. Chợ phiên nhộn nhịp, bày bán đầy đủ các mặt hàng, những trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào vùng cao cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác hứa hẹn một kỳ nghỉ Xuân thật thú vị và vui vẻ.

4. Ăn gì ở Sapa vào dịp Tết Nguyên Đán

4.1. Thịt trâu gác bếp

Đến với du lịch Sapa mà không một lần được thử qua món thịt trâu gác bếp thì sẽ là một điều sai lầm lớn dành cho khách du lịch Tết trong nước và nước ngoài.

Thịt trâu gác bếp
(Ảnh: sưu tầm)

Được biết, món thịt trâu gác bếp có nguồn gốc từ xa xưa của người Thái đen, và thịt trâu là một món ăn được người dân tộc vùng cao vô cùng ưa thích và có thể sử dụng vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên vào dịp Tết thì người dân miền núi thường có phong tục giết nguyên một con trâu, bò hay lợn chế biến thành nhiều món khác nhau để ăn mừng năm mới và trong đó thì thịt trâu gác bếp có cách làm đơn giản nhất.

4.2. Cơm lam

Đến với du lịch Sapa dịp Tết hay dịp đầu năm mới thì du khách có thể dễ dàng thưởng thức rất nhiều món đặc sản thế nhưng không thể không nhắc tới cơm lam, một món đặc sản quý giá mà người dân Sapa thường dùng để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng, đặc biệt là trong dịp Tết truyền thống của dân tộc.

cơm lam sapa
(Ảnh: sưu tầm)

Nhiều người thường hay nói đùa với nhau rằng cơm lam là món ăn ‘dễ’ của ẩm thực Sapa bởi từ cách nấu, cách trình bày cho đến cách ăn đều rất dễ. Dễ tìm nguyên liệu, dễ nấu, và dễ ăn. Chỉ đơn giản là những hạt gạo nếp nấu trong ống nứa rừng với nước suối nguồn róc rách và nêm nếm thêm một tí muối thôi, ấy vậy mà lại thơm ngon và khiến người ta cứ mãi xao xuyến khi nghĩ về.

4.3. Bánh sừng trâu

Bánh sừng trâu hay còn gọi là bánh cuốt là một đặc sản của người dân tộc Cơ Tu. Họ có truyền thống làm bánh sừng trâu vào những ngày lễ quan trọng và đặc biệt là Tết nguyên đán. Vậy nên có thể nói rằng đây chính là món ăn gắn liền, đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của bà con Cơ Tu.

Bánh sừng trâu sapa
(Ảnh: sưu tầm)

4.4. Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là một món ăn truyền thống của dân tộc Tày vào các ngày lễ tết, ngày mùng 5/5 và khi nhà có khách quý. Và để có một nồi xôi thơm ngon thì xôi phải được nấu bằng nếp Tú Lệ nổi tiếng và tuân thủ một quy trinh từ khâu chọn lá rừng hay các loại thực vật để nhuộm màu hạt nếp cho đến công đoạn đồ xôi.

xôi ngũ sắc sapa
(Ảnh: sưu tầm)

Và xôi ngũ sắc được xem là một trong những món ăn hấp dẫn với hương vị của lá cây rừng, của mùi thơm từ thiên nhiên khiến du khách thưởng thức một lần và nhớ mãi.

4.5. Bánh chưng đen

Bánh chưng đen trên địa bàn tỉnh Lào Cai khá phong phú và đa dạng. Với những nét riêng, đặc thù, chiếc bánh chưng đen Bắc Hà luôn có màu sắc, hương vị riêng biệt so với những sản phẩm nơi khác. Sự khác biệt đó đến từ việc lựa chọn nguyên liệu và bí quyết gia truyền của người Tày ở Bắc Hà.

đặc sản bánh trưng đen sapa
(Ảnh: sưu tầm)

Bánh chưng đen của người Tày chỉ được gói vào dịp Tết và món bánh này được ví như là món ăn “tụ hội tinh tuý của đất trời Tây Bắc”. Bánh chưng đen sở hữu nét độc đáo từ màu sắc cho đến hương vị.

thưởng thức bánh trưng đen của người tày
(Ảnh: sưu tầm)

Và để có được những chiếc bánh thơm ngon vào đúng dịp Tết, thì người gói bánh phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cách nhiều tháng trước. Người ta phải chọn loại nếp ngon nhất với hạt trắng, tròn, đồng thời, lá dong rừng, nếp nương, thịt mỡ, đậu xanh, tiêu và quả thảo cũng được chọn lọc khá kỹ lưỡng để có thể làm nên vị ngon hoàn hảo cho chiếc bánh chưng đen trong mâm cỗ ngày Tết.

4.6. Rượu ngô

Rượu ngô còn được biết đến với những tên gọi quen thuộc khác như rượu Bản Phố, đây là loại rượu đặc sản của người dân tộc Dao và H’Mông, với hương vị rất thanh, lúc mới uống vào ngụm đầu tiên sẽ hơi nồng nhưng càng uống nhiều lại càng thấy thanh, mang đến cảm giác khá thú vị và hấp dẫn.

rượu ngô đặc sản của người Dao, H'mông
(Ảnh: sưu tầm)

Rượu được chưng cất khá công phu, sau quá trình chế biến thì rượu bắp Bản Phố có màu trong vắt. Nguyên liệu để làm nên loại rượu này khá khó kiếm, muốn rượu ngon thì phải sử dụng ngô được mọc trên những vách đá cao, chênh vênh, chỉ khi được làm từ những hạt ngô này thì rượu mới chuẩn vị và thơm nồng nàn được.

thưởng thức hương vị đặc trưng rượu ngô tây bắc
(Ảnh: sưu tầm)

Du lịch Sapa Tết Nguyên Đán không chỉ là một chuyến đi khám phá cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là cơ hội để tìm hiểu và trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo của vùng cao Tây Bắc. Với cảnh sắc tuyệt đẹp, không khí lễ hội rộn ràng và những trải nghiệm khó quên, Sapa chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng một mùa xuân trọn vẹn và ý nghĩa.

Khám phá ngay Tour du lịch Sapa dịp Tết âm lịch:

 Tour Tây Bắc 5 ngày 4 đêm từ Hà Nội - Tết Nguyên Đán 2025

Tour Tây Bắc 5 ngày 5 đêm từ TP.HCM - Tết Nguyên Đán 2025

Tham khảo ngay các tour du lịch trong nước dịp Tết Nguyên Đán của PYS Travel:

Tour du lịch Trong Nước Tết Nguyên Đán - Tết Âm Lịch 2025

Tour du lịch Du xuân năm mới 2025

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn