Tour Đại Nội Huế - Hành trình khám phá vẻ đẹp cổ kính cố đô

18:22 10/04/2025


Tour Đại Nội Huế - Hành trình khám phá vẻ đẹp cổ kính cố đô

Hành trình tour Đại Nội Huế sẽ đưa bạn khám phá vẻ đẹp hoàng cung triều Nguyễn, các điểm tham quan trong khuôn viên và câu chuyện lịch sử. Cùng PYS Travel khám phá ngay!

Nếu bạn đang tìm kiếm một tour tham quan Đại Nội Huế trọn vẹn - nơi tái hiện vẻ đẹp cổ kính của triều Nguyễn, bài viết này chính là dành cho bạn. PYS Travel sẽ giúp bạn khám phá Đại Nội Huế từ A đến Z: lịch sử, điểm tham quan nổi bật, mẹo chụp ảnh đẹp và thông tin hữu ích cho chuyến đi.

1. Đôi nét về Đại Nội Huế

Nằm bên bờ Bắc sông Hương thơ mộng, Đại Nội Huế được bao quanh bởi các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn, Tăng Bạt Hổ và Đào Duy Anh. Được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, nơi đây là một phần quan trọng trong Quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993.

 Giới thiệu Đại nội Huế

Đại Nội Huế nhìn từ trên cao (Ảnh: Znews)

Không chỉ là một công trình kiến trúc, Đại Nội Huế là một chuyến du hành vào quá khứ. Mỗi bước chân nơi đây như đưa ta trở về thời hoàng kim của triều Nguyễn, nơi những cung điện nguy nga, cổng thành bề thế, những khu vườn xanh mát và lăng tẩm cổ kính vẫn còn lưu giữ hơi thở của lịch sử. Đến đây, bạn không chỉ chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo mà còn lắng nghe những câu chuyện huy hoàng về các vị hoàng đế, cảm nhận sự uy nghi, hoài cổ trong từng góc nhỏ của kinh thành.

2. Lịch sử và kiến trúc của Đại Nội Huế

2.1. Câu chuyện lịch sử về Đại Nội Huế 

Năm 1803, vua Gia Long trong hành trình tìm kiếm kinh đô đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp hiền hòa, hữu tình của mảnh đất Huế bên dòng sông Hương êm đềm. Ngay sau đó, vào năm 1805, Đại Nội Huế chính thức được khởi công xây dựng và mất 27 năm để hoàn thành dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1832. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, huy động hàng nghìn công nhân, hàng triệu mét khối đá và kéo dài qua hai triều đại.

Lịch sử Đại Nội Huế

Câu chuyện lịch sử Đại Nội Huế (Ảnh: Sưu tầm)

Không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo của triều Nguyễn, Đại nội Huế còn được UNESCO vinh danh là một "ví dụ tiêu biểu của một thủ đô phong kiến phương Đông". Trải qua 27 năm xây dựng, nơi đây từng là trụ sở quyền lực của vua Nguyễn cho đến khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp vào những năm 1880. Ngày 30/8/1945, sự kiện trọng đại lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại diễn ra ngay tại Đại Nội Huế, đánh dấu sự kết thúc của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam và mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.

2.2. Cấu trúc 3 tầng thành lũy độc đáo của Đại Nội

Đại Nội Huế là một quần thể cung điện và thành quách đồ sộ với diện tích lên đến 520ha. Được xây dựng theo nguyên tắc phong thủy, nơi đây được hai cồn cát Cồn Hến và Cồn Dã Viên che chở như thế "tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ", tạo nên thế đất vững chãi đầy uy nghi. Kinh thành Huế bao gồm ba vòng thành kiên cố: 

- Kinh Thành - Vòng ngoài cùng, được xây dựng theo hình vuông với hệ thống 140 công trình gồm pháo đài, cổng thành và các khu hành chính quan trọng.

- Hoàng Thành hay còn được gọi là Hoàng cung - Trung tâm quyền lực của triều đình, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng. Những công trình nổi bật tại đây gồm Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Điện Diên Thọ, Điện Cần Chánh - tất cả đều mang kiến trúc tinh xảo, thể hiện sự tráng lệ của triều đại Nguyễn.

- Tử Cấm Thành - Vòng trong cùng, là nơi ở và làm việc của hoàng đế, một khu vực tuyệt đối riêng tư, không dành cho công chúng. 

Trong hành trình tour tham quan Đại Nội Huế này, bạn sẽ ghé thăm chủ yếu các công trình phía trong Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

3. Hướng dẫn chi tiết tour tham quan Đại Nội Huế 

Tour tham quan Đại Nội Huế sẽ đưa bạn khám phá hệ thống thành quách, cung điện nguy nga của triều Nguyễn. Hành trình sẽ lần lượt đưa bạn dừng chân tại những địa điểm quan trọng như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Cung Diên Thọ, Cửu Đỉnh,... mỗi nơi đều mang dấu ấn lịch sử và kiến trúc đặc sắc. Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu về cuộc sống hoàng gia xưa, chiêm ngưỡng nét đẹp cung đình và cảm nhận không gian cổ kính đầy uy nghiêm của Cố đô Huế.

3.1. Khu vực Hoàng thành 

3.1.1. Cổng Ngọ Môn

Điểm tham quan đầu trong hành trình tour Đại Nội Huế, du khách dừng chân tại Cổng Ngọ Môn. Đây là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xem như bộ mặt của vương triều phong kiến dưới triều Nguyễn. Được xây dựng vào thời vua Minh Mạng, Ngọ Môn không chỉ là công trình kiến trúc đồ sộ mà còn là chứng nhân lịch sử quan trọng của dân tộc. Cấu trúc của Ngọ Môn gồm hai phần chính: phần nền đài phía dưới và lầu Ngũ Phụng phía trên. Trên lầu đặt trống và chuông lớn, cùng nhiều hiện vật lịch sử, từ đây có thể phóng tầm mắt ngắm trọn vẻ đẹp của Hoàng thành và dòng sông Hương êm đềm phía xa.

Tham quan cổng Ngọ Môn Đại Nội Huế

Cổng Ngọ Môn (Ảnh: Sưu tầm)

Cổng Ngọ Môn có 5 lối đi: cổng chính giữa dành riêng cho vua, hai cổng phụ dành cho quan văn võ, hai cổng ngoài cùng dành cho lính, voi và ngựa theo hộ giá. Trải qua gần 200 năm, Ngọ Môn vẫn sừng sững như một kiệt tác kiến trúc cổ, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử. Đây không chỉ là biểu tượng quyền lực một thời mà còn là dấu ấn vàng son của Cố đô Huế, nơi lưu giữ những hồi ức thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

3.1.2. Điện Thái Hòa 

Sau khi tham quan, chụp ảnh tại cổng Ngọ Môn, du khách sẽ tiến vào Điện Thái Hòa - công trình quan trọng bậc nhất trong Hoàng thành Huế, nơi từng diễn ra các nghi lễ long trọng của triều Nguyễn. Được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, Điện Thái Hòa không chỉ là trung tâm quyền lực mà còn là kiệt tác kiến trúc cung đình Huế.

Tham quan Điện Thái Hòa trong tour Đại Nội Huế

Điện Thái Hòa là điểm tham quan thứ 2 trong tour Đại Nội Huế (Ảnh: Báo Thanh niên)

Cung điện này được xây dựng chủ yếu từ gỗ lim quý, với mái vòm, cột trụ và các chi tiết trang trí chạm khắc hình rồng tinh xảo, thể hiện sự uy nghi và quyền uy tuyệt đối của nhà vua. Trung tâm điện là ngai vàng, nơi nhà vua chủ trì các buổi triều nghị cùng bá quan văn võ.

Tham quan điện Thái Hòa tour Đại Nội Huế

Bên trong Điện Thái Hòa (Ảnh: Báo Thanh niên)

3.2. Khu vực Tử Cấm Thành

Điểm tham quan tiếp theo trong hành trình tour Đại Nội Huế là khu vực Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành là khu vực riêng biệt dành cho vua và gia đình vua. Được xây dựng vào đầu năm 1803 dưới thời vua Gia Long, ban đầu có tên là Cung Thành. Năm 1821, được đổi tên thành Tử Cấm Thành ngày nay. Được xây dựng vào năm 1803 dưới thời vua Gia Long, ban đầu có tên là Cung Thành, đến năm 1821 mới chính thức đổi thành Tử Cấm Thành.

Khu vực Tử Cấm Thành Đại Nội Huế

Dừng chân tại khu vực Tử Cấm Thành trong tour tham quan Đại Nội Huế (Ảnh: Sưu tầm)

Toàn bộ khu vực này được bao quanh bởi tường gạch cao 3,72m, dày 0,72m, với tổng chu vi khoảng 1.230m. Bên trong có 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ cùng 7 cổng ra vào. Phía trước là Đại Cung Môn - cổng lớn dành riêng cho vua. Điện Cần Chánh là nơi làm việc hàng ngày của vua. Càn Thành (điện riêng của vua), Cung Khôn Thái (phòng riêng của hoàng hậu) dành cho hoàng hậu. Vẫn còn nhiều khu vực khác, chẳng hạn như nhà Duyệt Thị Đường (nhà hát cung đình), Thượng Thiện (bếp nấu ăn của vua), Thái Bình Lâu (phòng đọc sách của vua). Tuy nhiên, một số công trình đã bị chiến tranh tàn phá và hiện đang trong quá trình trùng tu. Các công trình quan trọng khác được bảo tồn nguyên vẹn hoặc đã được phục dựng như: 

3.2.2. Tả Vu và Hữu Vu

Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà nằm đối diện với điện Cần Chánh, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Tả Vu dành cho quan văn, trong khi Hữu Vu là nơi dành cho quan võ trong triều. Đây từng là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng, yến tiệc hoàng gia và các kỳ thi tuyển trong cung đình. Trải qua thời gian và chiến tranh, Tả Vu và Hữu Vu là một trong số ít công trình còn sót lại. Hiện nay, Tả Vu được dùng để trưng bày hiện vật lịch sử, trong khi Hữu Vu mở cửa cho du khách tham quan, chụp ảnh và cảm nhận sự uy nghiêm của Hoàng cung xưa.

3.2.3. Hành lang Điện Cần Càn Thành, Điện Khôn Thái 

Tử Cấm Thành không chỉ là nơi ở và làm việc của Hoàng đế mà còn là không gian riêng tư của Hoàng gia triều Nguyễn. Trong đó, Điện Càn Thành là nơi ở của vua, còn Điện Khôn Thái là cung điện dành riêng cho Hoàng hậu và các phi tần. Đây từng là những công trình quan trọng bậc nhất trong Tử Cấm Thành, nhưng do chiến tranh và thời gian, hiện nay chỉ còn lại hệ thống hành lang được phục dựng, trong khi các tòa nhà chính vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn.  

Trường Lang Đại Nội Huế

Chiến tranh tàn phá nên mới chỉ phục dựng được hệ thống hành lang (Ảnh: Sưu tầm)

3.2.4. Điện Kiến Trung 

Khác với những cung điện truyền thống, Điện Kiến Trung là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Pháp, Ý và Việt Nam cổ truyền, tạo nên một công trình có một không hai trong Hoàng cung Huế. Tuy nhiên, điện đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh vào năm 1947. Đến năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chính thức khởi động dự án phục dựng. Sau nhiều năm nỗ lực, Điện Kiến Trung đã được hoàn thiện và mở cửa đón khách vào dịp Tết Giáp Thìn 2024, tái hiện một phần ký ức hoàng gia huy hoàng xưa kia.

Tham quan điện Kiến Trung trong tour Đại Nội Huế

Tham quan và chụp ảnh tại Điện Kiến Trung trong tour Đại Nội Huế (Ảnh: Báo Phụ nữ)

3.2.5. Thái Bình Lâu 

Thái Bình Lâu, nằm trong Tử Cấm Thành, là nơi để vua nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn giữa không gian yên tĩnh. Công trình này được vua Khải Định xây dựng vào năm 1919 và hoàn thành vào năm 1921, với kiến trúc thanh nhã, hòa quyện giữa thiên nhiên và nét đẹp cung đình.

Tham quan Thái Bình Lâu trong tour đại nội huế

Tham quan Thái Bình Lâu trong tour Đại Nội Huế (Ảnh: Báo Lao động)

3.2.6. Cung Diên Thọ

Là một trong những công trình còn nguyên vẹn nhất trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ từng là nơi sinh sống của Hoàng Thái Hậu - người phụ nữ có quyền lực bậc nhất bên cạnh Hoàng đế. Cung Diên Thọ gồm khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ với loại hình và phong cách kiến trúc đa dạng. Điển hình như chính điện cung Diên Thọ với tòa chính điện nằm ở vị trí trung tâm cung Diên Thọ, được xây bằng gạch và gỗ sơn đen. Công trình có quy mô đồ sộ với diện tích gần 960m² và các chi tiết được chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ theo phong cách trang nhã.

Tham quan cung Diên Thọ trong tour Đại Nội Huế

Toàn cảnh cung Diên Thọ từ trên cao (Ảnh: TTXVN)

Nằm ở phía Đông chính điện Cung Diên Thọ, Tạ Trường Du (hay còn gọi là Thủy Đình) là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn cung đình Huế. Được thiết kế theo kiểu nhà rường truyền thống, công trình gồm một gian, bốn chái, mái lợp ngói lưu ly men xanh, nền lát gạch hoa, vách gỗ được chạm khắc tinh xảo. Không gian nơi đây được bố trí hài hòa, tạo nên một khung cảnh thanh tịnh, là nơi thư giãn lý tưởng dành cho Hoàng Thái Hậu trong Hoàng cung.

Tạ Trường Du cung Diên Thọ

Tạ Trường Du ở phía đông Cung Diên Thọ (Ảnh: TTXVN)

3.2.7. Cửu đỉnh

Điểm đến tham quan quan trọng cuối trong hành trình tour Đại Nội Huế đó là Cửu đỉnh. Cửu đỉnh là bộ chín đỉnh đồng do vua Minh Mạng ra lệnh chế tác, được khởi công đúc vào tháng 12 năm 1835 và hoàn thành hơn một năm sau đó. Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. 

Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các, mỗi đỉnh đều được đặt trên một phiến đá lớn rất vững vàng, nằm theo thứ tự đối diện với các án thờ trong Thế Miếu. Riêng Cao Đỉnh được đặt nhích về phía trước 3m với hàm ý để tôn vinh công lao to lớn của vị vua đầu tiên của triều đại. 

Tham quan cửu đỉnh Đại Nội Huế

Cửu đỉnh nằm dưới thềm Hiển Lâm Các (Ảnh: Sưu tầm)

Trên thân mỗi đỉnh, nghệ nhân đã chạm khắc 18 hình ảnh tượng trưng cho cảnh sắc thiên nhiên, sản vật và biểu tượng văn hóa, chia thành 3 tầng, tổng cộng có 162 hình ảnh được thể hiện tinh xảo. Mỗi họa tiết đều mang ý nghĩa sâu sắc, tạo nên một bản đồ bằng đồng phản ánh một Việt Nam thống nhất, hùng cường dưới thời Nguyễn.

Tham quan Cửu đỉnh Đại Nội Huế

Các chi tiết chạm khắc tinh xảo ở mỗi cửu đỉnh (Ảnh: TTXVN)

Tham khảo tour du lịch Huế hiện có của PYS Travel:

Tour Đà Nẵng - Hội An - Bà Nà Hills - Huế: Dấu ấn miền Trung 4 ngày 3 đêm

4. Giá vé tham quan Đại Nội Huế và giờ mở cửa 

4.1. Giá vé tham quan Đại Nội Huế 

Mức giá vé được quy định theo độ tuổi:

- Người lớn: 200.000 VNĐ/ người

- Trẻ em (7-12 tuổi): 40.000 VNĐ/ người

Ngoài ra, nếu bạn muốn thuê dịch vụ hướng dẫn viên thì mức phí là: 200.000 VNĐ/ hướng dẫn viên 

4.2. Thời gian mở cửa tham quan Đại Nội Huế 

Giờ mở cửa tham quan Đại Nội Huế được quy định như sau:

- Mùa hè: 6h30 - 17h30

- Mùa đông: 7h00 - 17h00

Xem thêm>> Du lịch Huế - Cẩm nang du lịch chi tiết từ A - Z dành cho bạn

5. Kinh nghiệm cho chuyến đi tour Đại Nội Huế

5.1. Thời gian lý tưởng cho hành trình tour tham quan Đại Nội Huế

Để có một chuyến đi trọn vẹn nhất, việc lựa chọn thời điểm thích hợp là điều vô cùng quan trọng. Hai khoảng thời gian đẹp nhất để khám phá Đại Nội Huế là:

- Mùa xuân (tháng 1 - tháng 3): Đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc, tạo nên một khung cảnh thơ mộng và trữ tình. Những con đường ngập trong sắc hoa rực rỡ, dòng sông Hương êm đềm hơn bao giờ hết, mang đến một bức tranh lãng mạn và thanh bình, lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ đẹp nhẹ nhàng của Cố đô.

- Mùa lễ hội (tháng 4 - tháng 5): Đây là thời điểm diễn ra Festival Huế, một trong những lễ hội văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Cả thành phố như khoác lên mình chiếc áo rực rỡ với đèn lồng lung linh, các chương trình nghệ thuật hoành tráng và không gian hoàng gia tái hiện đầy sống động. Đây chính là dịp tuyệt vời để bạn khám phá trọn vẹn nét đẹp truyền thống, tham gia các hoạt động văn hóa và chiêm ngưỡng diện mạo lộng lẫy của Cố đô.

Thời gian lý tưởng đi Đại Nội Huế

Thời gian lý tưởng đi tour tham quan Đại Nội Huế là mùa xuân và mùa lễ hội (Ảnh: Báo Lao động)

5.2. Hành trang cần chuẩn bị khi đi tour Đại Nội Huế

- Trang phục: Trang phục lịch sự và gọn gàng để dễ dàng di chuyển trong khuôn viên trường rộng lớn, tránh tạo dáng phản cảm. Nếu muốn có những bức ảnh đẹp, bạn có thể chọn áo dài truyền thống hoặc trang phục phong cách cung đình Huế.

- Giày dép: Đại Nội Huế có diện tích rất rộng, bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều. Vì vậy, giày thể thao hoặc giày bệt sẽ là lựa chọn tốt nhất để dễ dàng di chuyển. 

- Đồ dùng cần thiết: Mũ, kính râm, ô (dù), kem chống nắng: Bảo vệ da khỏi tia UV khi đi tham quan ngoài trời; Gậy chụp ảnh, máy ảnh, sạc dự phòng để ghi lại những khoảnh khắc đẹp tại các góc check-in ấn tượng trong Đại Nội.

5.3. Các lưu ý khi tham quan Đại Nội Huế

- Nên tham quan có hướng dẫn viên: Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về lịch sử, kiến trúc và những câu chuyện lịch sử về Đại Nội Huế. 

- Chuẩn bị bản đồ & nghiên cứu lộ trình trước: Tránh mất thời gian tìm đường và bỏ lỡ các điểm quan trọng.

- Tuân thủ quy định tham quan: Không chạm vào hiện vật, không bẻ cành, hái hoa, giữ không gian yên tĩnh.

- Giữ gìn vệ sinh chung: Không vứt rác bừa bãi, sử dụng thùng rác đúng nơi quy định.

- Lưu ý về quay phim & chụp ảnh: Không được quay phim, chụp ảnh trong một số khu vực nhất định, cũng như không chạm vào hiện vật để đảm bảo công tác bảo tồn.

5.4. Các tips chụp ảnh đẹp trong tour tham quan Đại Nội Huế

- Chọn thuê trang phục phù hợp: Những bộ áo dài truyền thống, đặc biệt là áo dài tím Huế, hoặc trang phục cổ trang sẽ giúp bạn có những bức ảnh đậm chất hoài cổ. Nếu thích phong cách hiện đại, hãy chọn những gam màu trung tính như trắng, be để hài hòa với không gian cổ kính nơi đây.

- Thời gian chụp lý tưởng: Để có ánh sáng tự nhiên đẹp nhất, bạn nên đến vào buổi sáng (7h - 9h) hoặc chiều hoàng hôn (15h - 17h). Đây là thời điểm ánh nắng dịu nhẹ, tạo hiệu ứng ảnh lung linh, không bị chói gắt.

- Tận dụng kiến trúc độc đáo: Khi chụp ảnh, hãy tận dụng các hành lang dài, cổng thành, mái vòm cổ kính để tạo chiều sâu cho bức ảnh. Đứng thẳng chính diện hoặc nghiêng góc nhẹ sẽ giúp bức hình có bố cục hài hòa hơn.

Chụp ảnh không người: Nếu muốn có những bức ảnh không dính người, bạn nên đến sớm vào buổi sáng hoặc chọn những góc vắng người hơn như khu vực Tử Cấm Thành, Cung Diên Thọ hay Thái Bình Lâu.

- Đừng quên phụ kiện: Một chiếc nón lá, quạt giấy hay bó hoa sen sẽ giúp bạn có những bức ảnh thơ mộng đúng chất Huế xưa.

Chụp ảnh tại Đại Nội Huế

Mặc cổ phục chụp ảnh tại Đại Nội Huế (Ảnh: vietnamnet.vn)

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết về hành trình tour tham quan Đại Nội Huế sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới. Đại Nội Huế không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là điểm đến tuyệt vời để khám phá kiến trúc cung đình, tìm hiểu văn hóa triều Nguyễn và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Chúc bạn có chuyến tham quan trọn vẹn và nhiều trải nghiệm đáng nhớ tại vùng đất kinh kỳ. Nếu bạn còn băn khoăn hay chưa biết nên bắt đầu từ đâu hãy liên hệ ngay với PYS Travel, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn để tạo nên những kỉ niệm tuyệt vời và đáng nhớ bên bạn bè và những người thân yêu!

Khám phá ngay chùm tour du lịch Huế của PYS Travel:

Chùm tour du lịch Huế

Tham khảo Chùm tour biển hè - Teambuilding dành cho Doanh nghiệp của PYS Travel:

Chùm tour biển hè từ Hà Nội

Chùm tour biển hè từ TP.HCM

Chùm tour Teambuilding dành cho Doanh Nghiệp

Bản Quyền Hình Ảnh: 

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel:

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn