Trong bài viết này, PYS Travel sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về thành phố Cao Bằng bao gồm Cao Bằng giáp với tỉnh nào, những địa danh tham quan nổi tiếng đến những giá trị văn hóa đặc sắc nơi đây.
Cao Bằng không chỉ nổi bật với thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là nơi hội tụ bản sắc văn hóa đặc sắc và chiều sâu lịch sử. Với những danh thắng nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, suối Lê Nin…, cùng những giá trị văn hóa đặc sắc, Cao Bằng ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng thu hút du khách trong và ngoài nước. Hành trình khám phá Cao Bằng không chỉ là chuyến đi về với thiên nhiên mà còn là cơ hội cảm nhận nhịp sống mộc mạc, đậm đà bản sắc vùng cao. Cùng PYS Travel khám phá sâu thêm trong bài viết này!
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía đông bắc Việt Nam, có vị trí, tầm quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước. Tọa độ địa lí từ 22021'21” đến 23007'12” vĩ độ Bắc, 105016'15” đến 106050'25” kinh độ Đông. Phía Tây giáp hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Phía Nam giáp hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía Bắc và phía Đông giáp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 333,125 km.
Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 6.690,72 km², địa hình chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, độ cao trung bình khoảng 200m, có nơi lên tới 1.300m so với mực nước biển. Hơn 90% diện tích tỉnh là rừng núi, tạo nên cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ đặc trưng cho vùng núi biên cương. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Cao Bằng có núi non hòa quyện (Ảnh: Sưu tầm)
Cao Bằng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tương đối ôn hòa và dễ chịu quanh năm. Do nằm ở vùng núi cao và địa hình đón gió, nơi đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương Bắc. Tuy nhiên, nhiệt độ tại Cao Bằng hiếm khi xuống dưới 0°C và hầu như không có băng tuyết, ngoại trừ một số khu vực núi cao có thể xuất hiện băng đá vào mùa đông.
Mùa hè ở Cao Bằng mang đặc trưng nóng ẩm nhưng không quá gay gắt như vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình dao động từ 30-32°C vào ban ngày và khoảng 23-25°C vào ban đêm, rất hiếm khi vượt ngưỡng 39-40°C. Ngược lại, mùa đông lại khá lạnh và khô, với nền nhiệt trung bình dao động từ 5-8°C, có thể giảm xuống 6°C vào các tháng cao điểm như 12, 1 và 2. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, gắn liền với những dấu mốc quan trọng trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dưới thời Lý - Trần, vùng đất ngày nay thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn được gọi là châu Quảng Nguyên. Năm 1039, sau chiến thắng của vua Lý Thái Tông trước thủ lĩnh Nùng Trí Cao, châu Quảng Nguyên chính thức sáp nhập vào lãnh thổ nước Đại Việt.
Đến cuối thế kỷ 16, khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long (1592), họ đã rút lên vùng Cao Bằng để xây dựng căn cứ và tiếp tục chống lại nhà Lê - Trịnh trong suốt gần một thế kỷ, kéo dài đến năm 1677.
Không chỉ mang dấu ấn lịch sử xa xưa, Cao Bằng còn được xem là cái nôi của cách mạng Việt Nam hiện đại. Tỉnh là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm điểm đặt chân đầu tiên khi trở về nước năm 1941, bắt đầu giai đoạn lãnh đạo cách mạng giành độc lập dân tộc. Khu di tích Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng) ngày nay vẫn lưu giữ nhiều kỷ vật thiêng liêng như suối Lê-nin, hang Cốc Bó - nơi Bác Hồ sống và làm việc trong thời kỳ đầu kháng chiến.
Ngoài ra, Cao Bằng còn nổi bật với nhiều địa danh gắn liền với sự hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang Việt Nam:
- Rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình): nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Khu di tích Đông Khê (huyện Thạch An): địa danh ghi dấu trận Đông Khê - chiến thắng quan trọng mở đầu cho chiến dịch Biên Giới 1950.
Du khách chụp ảnh tại Rừng Trần Hưng Đạo Cao Bằng (Ảnh: PYS Travel)
Tất cả những dấu tích lịch sử này không chỉ thể hiện vai trò chiến lược của Cao Bằng trong suốt chiều dài lịch sử, mà còn làm nên nét đặc sắc riêng, thu hút du khách tìm về để khám phá và tưởng niệm.
Hành trình du lịch Cao Bằngsẽ đưa bạn đến những địa danh đặc sắc, nơi mỗi khung cảnh đều mang trong mình vẻ đẹp riêng khó quên.Dưới đây là những điểm đến nổi bật:
Thác Bản Giốc là một trong những địa danh nổi bật nhất của tỉnh Cao Bằng, nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, ngay trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Được mệnh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, thác Bản Giốc không chỉ là biểu tượng du lịch miền núi phía Bắc, mà còn nằm trong top 10 thác nước đẹp nhất thế giới, đồng thời xếp thứ 4 trong số những thác nước lớn nằm trên biên giới quốc gia.
Thác Bản Giốc rộng khoảng 300m, bao gồm thác chính và thác phụ. Thác chính có ba tầng nước rõ rệt, đổ xuống từ độ cao khoảng 30m, nằm trên dòng sông Quây Sơn - con sông phân chia ranh giới hai nước. Trong khi đó, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam, cao hơn 50m, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa nên thơ.
Thác Bản Giốc Cao Bằng (Ảnh: PYS Travel)
Đến với thác Bản Giốc, du khách sẽ choáng ngợp trước khung cảnh ngoạn mục của những dòng nước trắng xóa đổ ầm ầm qua từng bậc đá vôi, tạo thành màn sương mờ ảo như chốn bồng lai. Xung quanh thác là núi non trùng điệp, cây rừng xanh mát, làm nổi bật thêm vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình nơi biên giới. Vào những ngày hè sau cơn mưa, ánh nắng chiếu xiên qua lớp bụi nước tạo thành dải cầu vồng lung linh, khiến khung cảnh càng thêm huyền ảo.
Du khách chụp ảnh tại thác Bản Giốc Cao Bằng (Ảnh: PYS Travel)
Không chỉ sở hữu giá trị cảnh quan, Thác Bản Giốc còn nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng và được xếp hạng di tích quốc gia, thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm.
Động Ngườm Ngao nằm ẩn mình trong lòng một ngọn núi đá thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, chỉ cách thác Bản Giốc khoảng 5km. Hang động được phát hiện từ năm 1921, chính thức đưa vào khai thác du lịch từ năm 1996 và được công nhận là danh thắng cấp quốc gia vào năm 1998.
Đoàn khách PYS Travel chụp ảnh tại động Ngườm Ngao (Ảnh: PYS Travel)
Động Ngườm Ngao (dịch theo tiếng tiếng Tày nghĩa là động Hổ. Hang động có tổng chiều dài lên đến 2.144 mét, gồm ba cửa chính: cửa Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn, mở ra một không gian huyền bí, nguyên sơ.được ví như một thế giới nhũ đá kỳ ảo, nơi thiên nhiên khéo léo “tạc” nên hàng nghìn khối đá với hình thù phong phú như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông… Xen giữa là những khe suối ngầm trong vắt róc rách suốt bốn mùa, mang đến không khí mát lành, dễ chịu.
Du khách chụp hình phía bên trong động Ngườm Ngao Cao Bằng (Ảnh: PYS Travel)
Lên lịch khám phá vẻ đẹp Thác Bản Giốc Cao Bằng cùng PYS Travel dịp lễ 2/9:
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội - Quốc khánh 2/9
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 4 ngày 4 đêm từ TP.HCM - Quốc khánh 2/9
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó không chỉ là điểm đến mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, mà còn là nơi sở hữu khung cảnh thiên nhiên xanh mát, hùng vĩ. Đây là nơi gắn liền với quãng thời gian hoạt động cách mạng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng từ năm 1941 đến 1945.
Pác Bó là một làng nhỏ biên giới thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới Việt - Trung với hơn 3,5 km đường biên giới. Nhờ địa thế núi rừng hiểm trở, nơi đây từng là căn cứ địa an toàn và là cái nôi phong trào cách mạng sớm của cả nước.
Hành trình tham quan tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, bạn sẽ đi qua:
Đầu tiên là, Dâng hương tại đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đền thờ được xây dựng từ năm 2011, nhân kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Bác, ngôi đền được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc địa phương. Không gian giản dị nhưng trang nghiêm, là nơi tưởng niệm và thể hiện tấm lòng biết ơn của nhân dân với vị lãnh tụ vĩ đại.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Cổng du lịch Cao Bằng)
Tiếp theo là, Tham quan Nhà trưng bày
Tại đây lưu giữ nhiều hình ảnh, hiện vật quý giá ghi lại dấu ấn thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Pác Bó, giúp du khách hình dung rõ nét về cuộc sống và sự nghiệp của Người.
Tham quan Nhà trưng bày ở khu di tích Pác Bó Cao Bằng (Ảnh: Cổng du lịch Cao Bằng)
Cuối cùng là, Tham quan các điểm di tích ngoài trời
Suối Lê Nin
Trước kia, người dân xóm Pác Bó gọi dòng suối này là suối Giàng, trong tiếng Tày nghĩa là suối trời. Năm 1941, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước và chọn hang Pác Bó (hay còn gọi là hang Cốc Bó) làm nơi sinh sống, làm việc, Người đã đặt tên dòng suối này là suối Lê Nin. Dòng suối nổi tiếng với làn nước trong xanh tựa như mặt gương, tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.
Du khách chụp ảnh tại suối Lê nin (Ảnh: PYS Travel)
Núi Các Mác
Đối diện suối Lê Nin là núi Các Mác cũng do Bác Hồ đặt tên, để tưởng nhớ đến hai nhà tư tưởng đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp cách mạng của Người. Ngọn núi này được bao phủ bởi rừng cây xanh thẳm, có địa hình hiểm trở bên ngoài nhưng thông thoáng bên trong, trở thành chốn ẩn náu an toàn trong thời kỳ hoạt động bí mật của Bác và các đồng chí.
Cột mốc 108 biên giới Việt - Trung
Cột mốc số 108 là nơi đánh dấu những bước chân đầu tiên của Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Đây là một trong 314 cột mốc được thành lập theo công ước hoạch định biên giới giữa chính quyền Pháp ở Đông Dương và triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1887. Cách đó khoảng 5m là cột mốc số 675, hiện đang có giá trị pháp lý về chủ quyền quốc gia. Cả hai đều mang ý nghĩa lịch sử và chủ quyền thiêng liêng.
Đường lên cột mốc 108 (Ảnh: PYS Travel)
Nơi Bác Hồ ngồi câu cá
Trong những năm tháng gian khổ tại Pác Bó, bữa ăn hằng ngày của Bác rất đạm bạc, chỉ có cháo bẹ và rau rừng. Sau giờ làm việc căng thẳng, Bác thường ra bờ suối Lê Nin ngồi câu cá, thư giãn tinh thần và cải thiện bữa ăn. Hình ảnh giản dị ấy đã trở thành biểu tượng cho lối sống thanh cao, gần gũi thiên nhiên của Người.
Nơi Bác Hồ ngồi câu cá (Ảnh: Cổng du lịch Cao Bằng)
Hang Cốc Bó (hay còn gọi là hang Pác Bó)
“Pác Bó” theo tiếng địa phương là “miệng nguồn”, “Cốc Bó” là “đầu nguồn”. “Pác Bó” là địa danh, còn hang Cốc Bó Cao Bằng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ở và làm việc sau 30 năm bôn ba. Ngày nay, du khách vẫn thường gọi chung là hang Pác Bó Cao Bằng để dễ ghi nhớ, song về bản chất, Cốc Bó là tên gọi chính xác của hang. Hang Pác Bó rộng khoảng 80 mét vuông, cửa hang rất nhỏ, chỉ có một người đi vừa. Khi đi vào cửa hang, sẽ nhìn thấy dòng chữ 08/02/1941 do Bác Hồ khắc lên nhằm đánh dấu ngày tới đây. Trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra. Quanh năm dòng nước xanh róc rách chảy hòa trong tiếng chim ca gió thổi.
Hang Pác Bó Cao Bằng (Ảnh: Cổng du lịch Cao Bằng)
Bàn ghế đá nơi Bác Hồ làm việc
Ngay bên bờ suối Lê Nin là chiếc bàn đá và ghế đá đơn sơ - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi làm việc. Chính tại nơi này, Người đã viết, dịch tài liệu, sáng tác thơ ca và chỉ đạo công tác tuyên truyền cách mạng, ghi dấu tinh thần lao động miệt mài vì đất nước.
Bàn ghế đá nơi Bác Hồ làm việc (Ảnh: Cổng du lịch Cao Bằng)
Lán Khuổi Nặm
Cách suối Lê Nin khoảng 800m là lán Khuổi Nặm, là nơi Bác Hồ sống lâu nhất trong thời gian ở Pác Bó. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn mộc mạc, nằm gần dòng suối nhỏ, kín đáo và thuận lợi cho việc quan sát, rút lui khi cần thiết. Tại đây, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã được tổ chức, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, đặt nền móng cho thành công của cách mạng Việt Nam sau này.
Lán Khuổi Nặm (Ảnh: vietnam.vn)
Hồ Thang Hen thuộc xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa cách thành phố Cao Bằng 30km về hướng Bắc. Hồ gồm 36 hồ lớn nhỏ trên những đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét, Hồ chính có hình thoi, rộng khoảng 300m, dài hơn 1.000m, là một hồ đẹp trong số các hồ trên núi đá. Mặt hồ được ví như chiếc gương màu ngọc bích, nằm gọn gàng giữa những tán rừng phủ xanh triền núi, cảnh quan sơn thủy hữu tình, thơ mộng. Trông xa, dáng hồ còn tựa như một cái “đuôi ong” khổng lồ đúng như ý nghĩa của từ “Thang Hen” trong tiếng dân tộc Tày.
Vẻ đẹp hồ núi Thang Hen Cao Bằng (Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)
Đèo Mã Phục thuộc xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa. Đèo Mã Phục dài 3,5km, cao khoảng 700m so với mực nước biển, uốn lượn quanh co 7 tầng dốc giữa hai dãy núi đá vôi cao hướng mặt về nhau tựa như hình ảnh hai con ngựa đang phủ phục. Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất Cao Bằng và nằm trong nhóm những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Đặc biệt, đây là điểm di sản địa chất độc đáo của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận.Vượt đèo Mã Phục, du khách sẽ không khỏi trầm trồ khi được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ vừa nên thơ mà lại rất đỗi bình dị với những ngọn núi nhấp nhô, trùng trùng, điệp điệp.
Đèo Mã Phục nhìn từ trên cao (Ảnh: Báo Cao Bằng)
Hành trình khám phá tour Đông Tây Bắc dừng chân tại Cao Bằng tại PYS Travel:
Tour Đông Bắc: Hà Giang - Cao Bằng - Ba Bể - Thác Bản Giốc 5 ngày 4 đêm từ Hà Nội - Quốc khánh 2/9
Tour Đông Bắc: Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn 5 ngày 5 đêm từ TP.HCM - Quốc khánh 2/9
Ẩm thực Cao Bằng là sự hòa quyện giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và sản vật núi rừng, mang đậm bản sắc riêng biệt khiến du khách không thể quên:
Pẻng Phạ (bánh trời)
Được làm từ bột gạo nếp nhào với nước chè và rượu trắng, bánh được nặn thành viên tròn cỡ quả nhãn lồng, phủ lớp bột áo trắng mịn. Bên trong là lớp đường vàng nâu dẻo ngọt, mang đến hương vị giản dị nhưng đậm đà.
Bánh Pẻng Phạ Cao Bằng (Ảnh: Sưu tầm)
Phở chua
Phở chua là món ăn nổi tiếng với cách chế biến cầu kỳ và hương vị độc đáo. Phở chua gồm bánh phở mềm, thịt ba chỉ, gan heo chiên, vịt quay, khoai lang chiên giòn cùng lá mắc mật. Tất cả hòa quyện trong nước sốt chua ngọt tạo nên món ăn hấp dẫn khó cưỡng, mang đậm hơi thở vùng cao.
Phở chua Cao Bằng (Ảnh: vietnamnet.vn)
Xôi trám
Xôi trám là món ăn đặc sản truyền thống của người Tày, Nùng. Xôi được nấu từ nếp nương dẻo thơm kết hợp với quả trám rừng chín. Khi chín, hạt xôi có màu tím hồng bắt mắt, dẻo mịn và thoảng vị bùi béo rất đặc trưng. Xôi trám không chỉ ngon mà còn đậm chất quê hương miền núi.
Xôi trám đen Cao Bằng (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh chè lam
Là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của mật, độ dẻo của bột nếp, chút cay từ gừng và bùi bùi của lạc rang. Món bánh giản dị nhưng thơm nồng, quyến rũ khiến ai cũng muốn thưởng thức khi đến hội xuân.
Bánh chè lam Cao Bằng (Ảnh: Báo Cao Bằng)
Bánh hồ lô
Làm từ bột gạo nếp và đường phên, có nhiều loại như hồ lô thường, hồ lô ngải cứu, hồ lô gấc... Viên bánh tròn nhỏ, vàng ruộm, bắt mắt và ngọt dịu, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Bánh khảo
Bánh khảo là loại bánh khô truyền thống gắn liền với đời sống người Tày, Nùng. Nguyên liệu gồm gạo nếp xay mịn, nhân là mỡ heo, vừng, lạc, đường phèn. Bánh khảo có vị ngọt nhẹ, béo ngậy, dễ bảo quản nên thường được chọn làm quà sau mỗi chuyến đi. Tết mà còn được nhiều du khách chọn làm đồ khô mang về làm quà sau mỗi chuyến đi.
Bánh cuốn
Là món ăn phổ biến trên khắp các nẻo đường Cao Bằng, đặc biệt hấp dẫn vào các dịp lễ hội xuân. Bánh cuốn nơi đây mang hương vị riêng nhờ nước dùng đậm đà và phần nhân độc đáo.
Bánh cuốn Cao Bằng (Ảnh: vov.vn)
Đây là món ăn công phu từ khâu chọn vịt đến tẩm ướp với 7 loại gia vị, nhiều trong số đó là lá và rễ cây rừng. Vịt sau khi quay có lớp da giòn rụm, thịt bên trong thơm mềm, đậm vị núi rừng.
Thạch đen
Là món giải khát dân dã, thường xuất hiện trong các lễ hội mùa xuân. Thạch đen mát lành, dễ ăn, được đóng sẵn trong hộp hoặc cốc tiện lợi, cũng là món quà quê mộc mạc mà đầy tình cảm.
Thạch đen đặc sản Cao Bằng (Ảnh: Cổng du lịch Cao Bằng)
PYS Travel giới thiệu tới bạn hành trình tour Đông Bắc khám phá vẻ đẹp trọn vẹn các tỉnh:
Lễ hội Lồng tồng (Hội xuống đồng)
Lễ hội Lồng tồng diễn ra vào dịp đầu xuân, thường vào tháng Giêng âm lịch tại các huyện vùng cao như Trùng Khánh, Hà Quảng. Lễ hội Lồng Tồng là dịp người dân cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Lễ hội gồm phần lễ trang trọng như rước thần nông, cúng tế đất trời, tiếp nối là phần hội với nhiều trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, đẩy gậy…
Lễ hội chùa Đà Quận
Tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Lễ hội mang ý nghĩa cầu phúc, cầu an đầu năm, nổi bật với nghi thức dâng hương và các tiết mục văn hóa nghệ thuật truyền thống như hát Then, đàn tính, múa lân.Lễ hội Pác Bó diễn ra vào khoảng tháng 2 âm lịch tại Khu di tích lịch sử Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng.
Lễ hội Pác Bó
Diễn ra khoảng tháng 2 âm lịch tại khu di tích lịch sử Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn gắn liền với các hoạt động văn hóa, thể thao và trải nghiệm ẩm thực địa phương. Du khách có thể tham quan di tích lịch sử, tìm hiểu về cuộc sống và công việc cách mạng của Bác Hồ trong thời gian hoạt động tại Pác Bó.
Lễ hội Pác Bó Cao Bằng (Ảnh: Cổng du lịch Cao Bằng)
Lễ hội Thanh Minh
Tổ chức vào tháng 3 âm lịch tại các bản làng người Tày, Nùng. Đây là dịp tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời là thời khắc gia đình sum vầy bên mâm cơm, thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh trứng kiến, bánh gai...
Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên
Diễn ra vào ngày 2 tháng 2 âm lịch hằng năm tại huyện Quảng Uyên, đây là một trong những lễ hội đặc sắc thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào Tày, Nùng. Điểm nhấn của lễ hội là nghi lễ múa pháo hoa truyền thống kết hợp cùng nhiều trò chơi dân gian sôi động. Không chỉ mang tính giải trí, lễ hội còn là dịp người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh, gửi gắm ước vọng về mùa màng bội thu và cuộc sống no ấm, bình yên.
Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên (Ảnh: Báo Cao Bằng)
Lễ hội Nàng Hai (Hội cầu phúc)
Lễ hội diễn ra vào tháng Giêng âm lịch, kéo dài trong 3 ngày tại xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa. Đây là nghi lễ tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa của người Tày, mang ý nghĩa cầu phúc, cầu lộc cho cả cộng đồng. Nét đặc sắc của lễ hội là các tiết mục nghệ thuật dân gian truyền thống như hát Then, múa Nàng Hai cùng nhiều điệu múa mang đậm dấu ấn bản địa.
Lễ hội Nàng Hai (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội đàn tính, hát then
Thường được tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 11 hằng năm, tùy theo kế hoạch của Ban tổ chức. Địa điểm tổ chức là thành phố Cao Bằng hoặc các khu du lịch cộng đồng. Đây là dịp để tôn vinh nghệ thuật Hát Then, đàn tính – một Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị tinh thần đặc sắc của các dân tộc vùng cao phía Bắc.
Lễ hội đàn tính hát then (Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)
Cao Bằng, từ ngàn xưa đã được các bậc tiền nhân mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cao Bằng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em trong đó 7 dân tộc có số dân từ 500 người trở lên, là dân tộc Tày (chiếm tỷ lệ 40,84%); Nùng (chiếm tỷ lệ 29,81%); Mông (chiếm tỷ lệ 11,65%); Dao (chiếm tỷ lệ 10,36%); Kinh (chiếm tỷ lệ 5,12%); Sán Chỉ (chiếm tỷ lệ 1,49%); Lô Lô (chiếm tỷ lệ 0,54%), trong đó, cư dân Tày là một trong những cư dân bản địa có truyền thống văn hóa từ lâu đời, truyền thống văn hóa được bảo lưu, có tiếp thu và phát triển.
(Ảnh: Sưu tầm)
Người Tày Cao Bằng cũng như mọi dân tộc miền núi nói riêng và Việt Nam nói chung luôn sống gắn bó trong tình yêu thương, chịu khó, cần cù trong lao động sản xuất, năng động vượt qua mọi khó khăn thách thức. Điều đó được thể hiện trong mọi tình huống, ở mỗi góc độ quan hệ của cuộc sống, từ mối quan hệ gia đình, gia tộc dòng họ, bản làng, xã hội và thiên nhiên.
>> Xem thêm: Mách bạn kinh nghiệm du lịch Cao Bằng 2 ngày 1 đêm
Du khách ghé thăm Bản Giốc Cao Bằng (Ảnh: PYS Travel)
Để chuyến thăm quan Thành phố Cao Bằng được trọn vẹn, ý nghĩa nhất, dưới đây là một số thông tin mà bạn cần lưu ý:
- Chuẩn bị trang phục phù hợp: Khí hậu Cao Bằng se lạnh về đêm và sáng sớm, kể cả mùa hè. Du khách nên mang theo áo khoác nhẹ, giày thể thao để thuận tiện di chuyển tại các điểm núi rừng, hang động.
- Tôn trọng văn hóa địa phương: Khi tham quan các bản làng dân tộc Tày, Nùng hay đến các di tích lịch sử, cần cư xử lịch sự, không xâm phạm không gian sinh hoạt riêng, không làm ồn ào và luôn giữ vệ sinh môi trường.
- Phương tiện di chuyển: Địa hình miền núi nhiều đèo dốc, nếu tự lái xe cần kiểm tra kỹ phương tiện. Ngoài ra, có thể lựa chọn các tour trọn gói để đảm bảo an toàn và thuận tiện lịch trình.
- Đặc sản và quà tặng: Cao Bằng nổi tiếng với nhiều món đặc sản như bánh khảo, thạch đen, chè lam, xôi trám... Nên mua ở các điểm uy tín hoặc chợ địa phương để đảm bảo chất lượng.
- Giữ gìn di tích, danh thắng: Không vẽ bậy, khắc lên đá, chạm vào nhũ đá trong hang, xả rác bừa bãi tại các điểm du lịch, hãy là du khách văn minh để bảo vệ vẻ đẹp nguyên sơ của Cao Bằng.
Cao Bằng hiện lên như một bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên, văn hóa và con người. Từ những kỳ quan thiên nhiên trác tuyệt như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, đến những dấu ấn lịch sử đầy tự hào tại Khu di tích Pác Bó đến ẩm thực độc đáo, những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, và hình ảnh người dân hiền hậu, chân thành. Nếu bạn muốn một trải nghiệm sâu sắc để hiểu hơn về nơi đây, hãy để PYS Travel đồng hành cùng bạn và lưu lại dấu chân tại vùng đất hùng vĩ mà nên thơ này!
Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất Cao Bằng cùng PYS Travel ngay thôi:
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 4 ngày 4 đêm từ TP.HCM
Tham khảo chùm tour du lịch Cao Bằng của PYS Travel:
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn