Hà Giang ngày ấy...Còn ai nhớ tiếng khèn người Mông nơi rẻo cao

02:55 26/08/2020


Hà Giang ngày ấy...Còn ai nhớ tiếng khèn người Mông nơi rẻo cao

Người Mông thổi khèn để biểu lộ tâm tư, tình cảm của mình. Nghe tiếng khèn người Mông như quên đi bao vất vả, lo toan của cuộc sống. Hãy một lần về miền cao nguyên đá Hà Giang để lắng nghe tiếng khèn nơi rẻo cao.

Người Mông từ ngàn xưa đã quan niệm rằng, cây khèn là nhịp nối giao tiếp linh thiêng giữa trần gian và cõi thần linh.Tiếng khèn không chỉ được vang lên trong các dịp hành lễ, hội bản mà còn trong cả cuộc sống thường nhật, bởi nó thể hiện tâm hồn, bản sắc dân tộc và ẩn chứa cả những thông điệp sâu xa, thầm kín của con người.

Tiếng khèn người Mông ẩn chứa những thông điệp sâu xa, thầm kín của con người nơi miền đá - Ảnh: PYS Travel

Người Mông thổi khèn để biểu lộ tâm tư, tình cảm của mình. Nghe tiếng khèn người Mông như quên đi bao vất vả, lo toan của cuộc sống. Ở mỗi dân tộc đều có bờ hoa nghệ thuật, ẩn hiện rằng bên tình yêu thương, khát vọng kết tình rầu rãi qua thời gian, như chùm hoa bền gan trên đá. 

Sống trong tiếng khèn người Mông là sống trong một thế giới nhịp điệu của rừng núi, muông thú, gió, nước, đất, đá… lúc gần lúc xa.... - Ảnh: NAG Cao Anh Tuấn

Cây khèn gắn bó với người Mông trong các lễ hội, lúc lên nương rẫy hay tại các phiên chợ vùng cao - Ảnh: PYS Travel

Cây khèn rất quan trọng đối với người Mông và được xem là một vật mang giá trị tâm linh - Ảnh: PYS Travel

Cây khèn luôn gắn bó với họ kể cả khi đi làm nương. Lúc ấy, tiếng khèn cất lên sẽ thay cho những lời nói, tâm tư và cả những ước mong về những điều bình dị nhất trong cuộc sống. Tiếng khèn sẽ “hóa giải” cho những thứ không thể diễn tả bằng lời. Đặc biệt, cây khèn là vật không thể thiếu trong tang lễ, bởi người Mông quan niệm, tiếng khèn là công cụ để người sống và người chết có thể giao tiếp với nhau. Bài khèn trong đám tang như điếu văn cho một đời người.

Khèn được dùng nhiều trong các dịp lễ hội, chợ tình, kết duyên nam nữ - Ảnh: PYS Travel

Để có được một cây khèn vang âm đúng điệu Mông, không phải ai muốn cũng làm được và cũng không có nơi nào dạy làm khèn chuyên nghiệp. Thường thì các gia đình nghệ nhân làm khèn sẽ tự đúc rút kinh nghiệm để “cha truyền con nối”.

Nghề làm khèn cũng thật công phu. Trước tiên là phải lựa được thân khèn bằng một loại gỗ họ thông, thớ gỗ thẳng, không mối mọt. Cây gỗ sau khi được chặt xuống, phải ngay lập tức cắt khúc dày từ 80 – 90cm, bổ đôi và khoét rỗng theo chiều dài thân cây, rồi áp hai thân cây lại như cũ, buộc chặt để nhựa tự kết dính.

Những đoạn gỗ tươi này được đem về để khô trên gác bếp, rồi mới tạo hình dáng bầu, khoét các lỗ trên thân để lồng các ống trúc vào. Ống làm khèn là những thân trúc trên 10 năm tuổi, thẳng đẹp, để khô mới tiện lỗ, lắp ráp lại với thân khèn.

Sở dĩ phải sấy khô cả thân và ống trúc để vừa chống mối mọt, vừa tạo ra có độ chính xác cao khi khoét gióng đưa vào thân khèn được khít, không lọt gió và khi gặp thời tiết thất thường ít bị co dãn, nứt nẻ. Cuốn quanh thân khèn là loại dây được tách từ vỏ cây đào rừng, vừa để giữ chặt bầu khèn, vừa mang tính trang trí.

Tiếng khèn, một nét văn hóa gắn liền với rất nhiều hoạt động của người Mông - Ảnh: NAG Cao Anh Tuấn

Hành trang của người đàn ông dân tộc H’Mông bao giờ cũng có chiếc khèn, được chế tác từ sáu ống nứa ghép với nhau qua một chiếc bầu gỗ.

Chiếc khèn có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân tộc H’Mông. Trước đây, nó là công cụ “gọi hồn” để người chết biết tìm đường về với tổ tiên, họ hàng. Bây giờ chiếc khèn còn là thứ nhạc cụ để múa hát trong những ngày lễ hội, Tết cổ truyền và là phương tiện để tỏ tỉnh đối với chàng trai dân tộc H’Mông.

Một lần đến với miền đá Hà Giang để nhớ thương tiếng khèn nơi rẻo cao - Ảnh: PYS Travel

Theo tiếng H’Mông, “Tha” là nhảy, “Kềnh” là “Khèn”, “Tha Kềnh” nghĩa là “Nhảy Khèn”. Chiếc Khèn được coi như biểu tượng cho văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông, được các nghệ nhân tài hoa chế tác một cách khéo léo, sắp xếp, có sự tính toán để âm thanh phát ra đủ cung bậc trầm bổng.

Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của Hà Giang cùng PYS Travel

Tour du lịch Hà Giang từ Hà Nội (3 ngày 2 đêm)

Tour du lịch Hà Giang từ TP.HCM (4 ngày 3 đêm)

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn