Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ Mộc Phủ Lệ Giang

31/10/2019

Nếu phương Bắc có Tử Cấm Thành thì phương Nam có Mộc Phủ. Không đến Mộc Phủ coi như chưa đến Lệ Giang. Mỗi con đường ngõ nhỏ, mỗi cây cầu ở Lệ Giang cổ trấn như kể về câu chuyện cuộc sống đời thường thì Mộc Phủ kể lại lịch sử hưng thịnh của một gia tộc gắn với lịch sử cả đất nước và nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa rực rỡ.

Nếu phương Bắc có Tử Cấm Thành thì phương Nam có Mộc Phủ. Không đến Mộc Phủ coi như chưa đến Lệ Giang. Mỗi con đường ngõ nhỏ, mỗi cây cầu ở Lệ Giang cổ trấn như kể về câu chuyện cuộc sống đời thường thì Mộc Phủ Lệ Giang kể lại lịch sử hưng thịnh của một gia tộc gắn với lịch sử cả đất nước và nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa rực rỡ.

1. Nên đi Mộc Phủ Lệ giang vào mùa nào

Tháng 4, tháng 5 hoa nở bừng sắc Lệ Giang, đến hè thì trời vẫn khá mát, vẫn đi thoải mái được nhưng thời điểm du lịch Mộc Phủ Lệ Giang đẹp nhất là mùa thu, khi lá đổi sang màu vàng và nước trong hồ có màu xanh, tuyết thì trắng quanh năm trên đỉnh Ngọc Long. Tuy nhiên du khách cũng có thể đi du lịch Trung Quốc thì cũng có thể đi vào dịp nghỉ tết âm lịch, đây cũng là thời điểm cảnh sắc rất đẹp khi đất trời cây cỏ chuyển mùa, đẹp nhất khi ngắm Hoa Đào, Hoa Cúc, và không khí mùa xuân tràn ngập khắp nơi.

Du lịch Mộc Phủ Lệ Giang mùa nào cũng đẹp. Ảnh: Sưu tầm

2. Hướng dẫn đến Mộc Phủ Lệ Giang

Sẽ có 2 cung đường chính dẫn tới Mộc Phủ Lệ Giang để du khách lựa chọn theo cách đi phù hợp với thời gian và kinh phí. Du lịch Mộc Phủ Lệ Giang đường bay là phương án tiết kiệm thời gian nhất, hành trình bao gồm bay từ Hà Nội hoặc Sài Gòn hoặc quá cảnh qua 1 nước khác để tới Thành Đô – Panzihua – Lệ Giang – đi theo đường Đại Lý thành phố Côn Minh về lại Việt Nam, hoặc trở lại Thành Đô bay về. Phương án này dành cho các bạn ít thời gian nhưng dư giả tiền bạc, hoặc các bạn có phương án kết hợp đi Thành Đô và Cửu Trại Câu.

Ảnh: Sưu tầm

Nếu muốn tối giản chi phí du kháchh có thể đi theo đường bộ từ Lào Cai (VN) – Côn Minh - Đại Lý – Lệ Giang – ShangriLa – trở về theo đường cũ. Phương án này dành cho các bạn đi theo đường bộ, tiết kiệm tiền vé máy bay, có thể thăm quan thêm 2 địa danh nổi tiếng khác là Đại Lý và ShangriLa. Nhược điểm là khá tốn thời gian cho việc di chuyển bằng đường bộ.

3. Đôi nét về Mộc Phủ Lệ Giang

Mộc Phủ Lệ Giang là nơi ở của Thổ ty người Nạp Tây, cai trị vùng đất này qua 3 triều đại, truyền qua 22 thế hệ trong 470 năm. Dòng họ ban đầu được nhà Nguyên phong làm Thổ ty, về sau thuận theo nhà Minh, được ban cho họ “Mộc” của người Hán, thành họ chính thức của gia tộc. Bởi vậy Mộc Phủ mang kiến trúc giao hòa của nhà Minh cùng phong cách kiến trúc của người Nạp Tây, chế tác tinh xảo, từng được tán dương là “Cung thất chi lệ, sánh với vương giả”.

Ảnh: Sưu tầm

Mộc Phủ nằm dưới núi Sư Tử trong trấn cổ Lệ Giang. Ban đầu Thổ ty vùng này không mang họ người Hán. Sau khi Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ) khai quốc, nhận thấy vùng này xa kinh đô, có Thổ ty trị vì tộc người Nạp Tây, năm 1382 ông đã cho Thổ ty làm lễ quy thuận về với nhà Minh, tự bỏ bớt nét trong họ “Chu” của mình, thành chữ “Mộc”, ban họ “Mộc” cho tộc Thổ ty này. Từ đó về sau cha truyền con nối mang họ Mộc.
Một câu chuyện thú vị nữa về họ Mộc và Lệ Giang và lý do vì sao Lệ Giang cũng là một thành cổ mà lại không có tường thành. Người xưa kể lại rằng vì Thổ ty cai quản vùng đất này chính là họ Mộc, nhưng nếu xây thành bao quanh Lệ Giang, cũng như là xây thành quanh "họ Mộc" thì sẽ giống như hình dáng chữ Khốnnghĩa là bao vây, gian khó. Theo dân gian mê tín, Thổ ty họ Mộc không muốn đẩy mình và người dân vào tình thế nguy nan, bởi vậy họ đã quyết định không xây thành bao quanh Lệ Giang.

Người ta nói Mộc Phủ Lệ Giang thời kỳ hoàng kim mô phỏng theo Tử Cấm Thành mà xây lên. Trong 46 mẫu đất, theo trục chiều dài 369m là hơn 160 gian nhà lớn bé. Toàn bộ kiến trúc Mộc Phủ hướng về phía đông, kiến trúc này được ví như “Mộc khí đến từ ánh mặt trời mọc”. Đây còn là nơi kết hợp giữa văn hóa Hán và Nạp Tây, Đạo Giáo và Phật Giáo.

Bước vào phía trong chính là cánh cổng sơn son sừng sững trang nghiêm với tấm bảng tên đề 2 chữ “Mộc Phủ”. Rảo bước đi tiếp, theo trục trung tâm là Sảnh Nghị Sự, Lầu Vạn Quyển, Điện Hộ Pháp, Lầu Quang Bích, Lầu Ngọc Âm và Điện Tam Thanh với kiến trúc tinh xảo tuyệt mỹ.  Ở 2 bên của trục trung tâm là đường đi hướng ra các điện thờ phụ, gác mái, nhà lầu, gian phòng ở....tổng lại khoảng 160 gian đều tráng lệ hoa mỹ.

Mộc Phủ Lệ Giang tráng lệ lộng lẫy. Ảnh: Sưu tầm

Nếu Sảnh Nghị Sự mang đầy vẻ trang nghiêm, là nơi Thổ ty thảo luận chính sự, Lầu Vạn Quyển lại là nơi lưu giữ sách vở quý giá, ghi chép về văn hóa Đông Ba, văn học của Thổ ty. Điện Hộ Pháp thì lại là nơi thờ tự của học “Mộc”. Lầu Quang Bích được ví như “Tàng Thư” của Lệ Giang. Lầu Ngọc Âm là nơi tổ chức yến tiệc, ca hát; năm ấy Thổ ty tiếp thánh chỉ ban họ “Mộc” cũng ở nơi này. Lầu Ngọc Âm kéo dài lên đến núi Sư Tử  là Điện Tam Thanh, là nơi Thổ ty thờ phụng Đạo giáo, cũng là nơi chứng kiến mối liên kết chặt chẽ giữa văn hóa dân tộc Nạp Tây và văn hóa Trung Nguyên.

Nhiều bộ phim đã lấy nơi đây làm trường quay cũng như bối cảnh phim, điển hình như phim truyền hình dài tập “Mộc Phủ Phong Vân” và “Tiền Vương”.

Đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của Mộc Phủ Lệ Giang nào!

Xem thêm>>  Tour HN - Côn Minh - Lệ Giang - Shangrila 6 ngày 5 đêm (Đường Bộ)

Hotline: 024.73 07 50 60

Thùy Trang

 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM