Tháp bánh ít- quần thể kiến trúc Chăm trên mảnh đất Bình Định

24/02/2020

Tháp Bánh Ít là một trong số ít những quần thể kiến trúc, văn hóa Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Theo dòng thời gian, tháp Bánh Ít đã mang trong mình những dấu ấn lịch sử của Vương quốc Chăm pa cổ đại, hùng mạnh cùng với những nét đẹp văn hóa của người dân Chăm pa trên mảnh đất Bình Định.

Tháp Bánh Ít đang dần trở thành một địa điểm tham quan thú vị đối với du khách. Điểm đến này hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách mãn nhãn trước vẻ đẹp cổ kính của quần thể di tích.

1. Tháp Bánh Ít ở đâu Bình Định?

Tháp Bánh Ít là một cụm tháp cổ Chăm – pa, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI - đến đầu thế kỷ XII, nằm trên ngọn đồi tại  thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ,cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Với vị trí không quá xa trung tâm thành phố sẽ giúp cho du khách cảm thấy thuận tiện hơn khi di chuyển tới địa điểm tham quan đồng thời không gian cũng trở nên thoáng đãng, rất phù hợp cho mọi lứa tuổi tới check- in và thư giãn tại nơi đây

 

Quần thể kiến trúc tháp Bánh Ít  Bình Định. (Ảnh Phan Nguyen Khiem)

Với lối kiến trúc cổ điển mang phong cách Chăm, tháp Bánh Ít đón một lượng du khách khá lớn ghé thăm hàng năm. Tháp Bánh Ít có thể coi là một địa điểm check - in, sổng ảo lí tưởng và tuyệt vời cho các nhóm, đoàn du lịch khi chọn mảnh đất Bình Định là một phần cho chuyến đi của mình.

2. Cảnh quan và kiến trúc tháp Bánh Ít

2.1. Vẻ đẹp toàn cảnh tháp Bánh Ít

Ngoài cái tên thân thuộc là Tháp Bánh Ít, quần thể kến trúc văn hóa Chăm còn được mọi người biết đến với định danh "tháp Bạc" (còn được người Anh gọi là tháp Bạc) là một quần thể bao gồm bốn tháp trong đó có một tháp cổng phía Đông, một tháp cổng phía Nam hay còn gọi là tháp Bia, tháp Yên Ngựa và tháp chính.

 

Toàn cảnh không gian tháp Bánh Ít. (Ảnh Phan Nguyen Khiem)

 

Tháp Bánh Ít giúp cho du khách cảm nhận được rõ nét và ngắm nhìn thực tế phong cách xây dựng của văn hóa thời kì Chăm pa cổ đại. Những bức tượng đá trầm tư, những hình vũ nữ uốn lượng cùng những bức phù điêu linh động đang dần mở ra phía trước khung cảnh của Vương quốc Chăm-pa thời cổ đại, dẫn du khách tới khám phá từng nét đẹp lịch sử, văn hóa của thời kì này.

2.2. Kiến trúc quần thể tháp Bánh Ít - lối kiến trúc văn hóa Chăm pa cổ đại

Đi từ ngoài vào trong đầu tiên du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổng phía Đông của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm với chiều cao chừng 13m. Tháp cổng được xây dựng theo bình đồ hình vuông 7mx7m theo lối kiến trúc Gopura. Đây là một phong cách kiến trúc điển hình của thời kì Chăm pa với hai cửa thông nhau trong đó có một cửa quay hướng về phía Đông và một cửa quay về hướng tháp chính.

Di chuyển sang phía Nam của quần thể kiến trúc tháp Bánh Ít du khách sẽ được trải nghiệm thực tiễn vẻ đẹp của tháp cổng phía Nam. Tháp cổng phía Nam này còn có tên gọi là tháp Bia và cao chừng 10m. Tháp Bia cũng được xây dựng dựa trên lối kiến trúc Bình Định. Tuy nhiên điểm riêng biệt của kiến trúc tháp Bia là phong cách kiến trúc Posah. Ba tầng mái của tháp được lợp chồng lên nhau và nhỏ dần về phía đỉnh tháp. Tất cả đã tạo nên nét đẹp hoàn mỹ riêng biệt cho tòa tháp này.

 

 

Tháp Chính được xây dựng trên đỉnh đồi, cao trên 20m. Khác với tháp cổng phía Đông và tháp Bia, tháp chính của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc Kalan. Những bức tường được xây dựng tuy thanh thoát nhưng rất vững chãi và trường kì theo năm tháng. Trên các tầng mái được thiết kế các hệ thóng cột và cửa giả. Một số mặt tầng mái có họa tiết trang trí mang đậm phong cách văn hóa nguời dân Chăm pa. Điển hình như ở tầng một bao gồm những họa tiết trang trí như hình sư tử ở phía Nam, hay trang trí bò thần Nandin, còn phía Bắc là mặt Kala nhìn thẳng và bên trong là các tượng thờ bằng đá. Tất cả đã thể hiện được tín ngưỡng văn hóa thờ thần của người dân Chăm pa xưa kia.

 

 

Nằm ở vị trí không quá xa so với tháp chính, tháp Yên Ngựa cũng mang trong mình một vẻ đẹp riêng biệt. Ở đây du khách sẽ gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Định. Một nét đẹp khổng thể nào bỏ qua ở phần thân tháp này chính là bức phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp. 

 

 

Ngoài ra, khi ghé thăm tháp Bánh Ít, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng đá tạc thần Siva. Với những nét chạm khắc vô cùng tinh xảo đã tạo nên bức tượng thần Siva đang tọa trên đài sen

 

 

3. Nét đẹp văn hóa của Tháp Bánh Ít

Tháp được gọi với cái tên thân thuộc là tháp "Bánh Ít", một loại đặc sản của quê hương Bình Định, tôn vinh về giá trị truyền thống của quê hương Bình Định, đồng thời giúp gợi ý cho du khách một món ăn truyền thống nên nếm thử khi ghé thăm mảnh đất bình dị nơi vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

 

Bánh Ít - đặc sản Quy Nhơn

(Ảnh: Internet)

 Xem thêm>> Du lịch Quy Nhơn Bình Định tháng 3

Có thể thấy toàn thể kiến trúc tháp Bánh Ít đều mang phong cách kiến thiết, xây dựng tiêu biểu và đặc trưng của thời kì văn hóa Chăm pa. Lối kiến trúc Gopura, Posah, Kalan đã làm nổi bật lên nét đẹp kiến trúc của tháp Bánh Ít, tín ngưỡng quan trọng của người dân Chăm pa xưa (tín ngưỡng thờ thần), và đồng thời cũng làm tôn nên giá trị lịch sử của điểm tham quan. Thật không nên bỏ lỡ điểm tham quan thú vị này khi ghé thăm Bình Định.

Xem ngay Flashdeal ưu đãi giá sốc tại FLC Quy Nhơn 5*

Ngọc Quyên.

 

 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn