Du lịch Trung Quốc năm 2024, bạn đang dự định đến với vùng đất Tứ Xuyên nổi tiếng thế nhưng không biết chọn mặt gửi vàng cho điểm đến nào ở Tứ Xuyên để có chuyến du lịch trọn vẹn. Cùng PYS khám phá Thành cổ Đại Đường Tùng Châu ngay!
Thành Cổ Tùng Phan (Songpan): xưa kia được gọi với cái tên Đại Đường Tùng Châu thành, xây dựng vào thời nhà Đường (618 – 907). Cái tên này được đặt bởi trong thành có nhiều cây thông cao chót vót. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm ở thành cổ này, với những bức tường thành xanh xám trầm mặc, những ngôi nhà gỗ thấp thấp san sát nhau, những con ngõ nhỏ rải rác khắp trong thành, tụ về đường chính hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và những câu cầu nhỏ có tuổi đời hàng trăm năm.
Du khách đến đây, ngồi trong một quán trà, ngắm nhìn dòng nước chảy dưới chân cầu, cổng thành cùng những rặng thông cao vút sẽ có cảm giác thư thái, như trở về lại những năm tháng xưa cũ.
Cũng giống như Lệ Giang cổ trấn, thành cổ Đại Đường Tùng Châu cũng có những tháng năm dài quá khứ huy hoàng. Với bể dày cả hàng ngàn năm lịch sử, thành cổ Đại Đường trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Có nhiều những dấu ấn lịch sử đã được in đậm tại nơi đây.
Bức tường thành ở Tùng Phan cổ trấn được xây vào thời nhà Minh (1368 – 1644), cao 19m, dày 30m và dài 6.2km, xây lên từ những viên gạch xanh nung ngay ở trấn. Không biết là những viên gạch này có chất liệu gì nhưng nó tốt đến mức đáng ngờ. Trải qua chiến tranh, mưa bom bão đạn, mặc cho mưa gió cũng không hư hại nhiều. Vì thế Thành cổ Đại Đường được xem là những bức tường vững chắc nhất Trung Quốc.
Thành cổ Đại Đường Tùng Châu (Ảnh: Sưu tầm)
Không những mang ý nghĩa lịch sử mà còn mang ý nghĩa văn hoá, mái cổng thành ở 3 phía Đông, Nam, Bắc đều có hình trăng khuyết, điểm xuyết những hoa văn tráng men độc đáo, gop phần giữu gìn nét đẹp cổ xưa cho thị trấn nhỏ. Trên cổng thành có một tầng lầu, khách du lịch đến đây có thể đứng trên lầu và ngắm nhìn quang cảnh của thị trấn.
Trải qua nhiều biến động và có nhiều giai thoại về thành cổ, tuy nhiên đặc sắc nhất phải kể đến câu chuyện về cuộc liên hôn giữa công chúa nhà Đường và vua Tây Tạng. Khách thập phương ghé qua Tứ Xuyên, đến với Thành cổ Đại Đường sẽ ấn tượng ngay với bức tượng ngay trước cổng thành cổ. Đó là tượng công chúa Văn Thành và vua Tây Tạng Tùng Tán Cán Bố (Songtsan Gampo).
Tượng công chúa Văn Thành và vua Tây Tạng (Ảnh: sưu tầm)
Người xưa kể rằng, nhà Đường và Thổ Phồn (cách người Trung Quốc xưa gọi Tây Tạng) từng xảy ra chiến tranh, quân Tây Tạng đã tiến tới Tùng Châu (nay là Tùng Phan). Sau chiến dịch chinh phục Thổ Phồn của Đường Thái Tông trong giai đoạn 635 – 638, người Tây Tạng thua, rút quân về nước. Sau đó vua Tùng Tán Cán Bố đã phái sứ giả sang nhà Đường để tái thiết lại quan hệ 2 nước. Hoàng đế nhà Đường chấp nhận đề nghị và gả công chúa Văn Thành cho Tùng Tán Cán Bố, như một phần của việc ký kết hòa ước giao hảo Hán – Tạng. Cũng từ đó, người ta cho chính công chúa là người đưa Phật Giáo vào Tây Tạng.
Tượng Văn thành công chúa và vua Tây Tạng được xây dựng như một biểu tượng cho câu chuyện về sự hoà kết giữa hai nước Tây Tạng và nhà Đường thời ấy. Đấy là môt lờ nhắc nhỡ về lịch sử tồn tại của cha ông và sự phát triển của đất nước Trung Quốc.
Chính vì hình thành từ lâu và trải qua mấy ngàn năm phát triển, Thành cổ Đại Đường Tùng Châu là nơi sinh sống của nhiều dân thộc khác nhau. Nổi bậc nhất phải kể đến dân tộc Tây Tạng vì đây là nơi hình thành và phát triển của tổ tiên họ.
Trang phục truyền thống của người Tây Tạng.Đặc trưng cơ bản của trang phục dân tộc Tạng là tay áo dài, eo rộng, váy dài, bốt cao cổ. (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Khương, Hồi, Hán trộn lẫn tạo nên một sự giao thoá văn hoá trên mảnh đất này. Khi đến với Thành cổ Đại Đường, đôi khi đi trên phố sẽ bắt gặp những người mặc đồ Tây Tạng, quần áo dân tộc Khương
Thành cổ Tùng Phan nổi tiếng nhất bởi những bức tường thành sừng sững tồn tại qua ngàn năm lịch sử. Được xây dựng từ thời nhà Minh, toàn bộ khu vực thành cổ được chia làm hai lớp, với tổng cộng bảy cổng thành, hai cổng bên ngoài và năm cổng bên trong, ngăn cách toàn bộ khu vực dân cư với bên ngoài thành. Tường thành có chiều cao 10 mét, chiều rộng 30 mét và dài tổng cộng 6200 mét. Đây cũng là bức tường thành dày nhất Trung Quốc.
Thành cổ Đại Đường Tùng Châu về đêm (Ảnh: Sưu tầm)
Trên mỗi cổng thành là một tòa tháp được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Quốc có mái cong và được chạm khắc cầu kỳ. Cùng với đó, nhờ việc sử dụng những vật liệu vô cùng chắc chắn, thành cổ vẫn có thể trường tồn qua thời gian. Đứng trên cổng thành, du khách có thể trải tầm mắt ra toàn bộ khu vực thành cổ Tùng Phan và cả khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh đó với giá vé khoảng 40 RMB. Lưu ý cổng thành sẽ phục vụ khách từ 9h00 đến 18h00.
Sau bức tường thành cổ thì là một thế giới của Thành cổ, bên trong đây là những con phố mang vẻ hoà cổ và xưa cũ. Sau lớp màn bảo vệ là những ngôi nhà cổ kính nằm xung quanh bốn trục đường chính của khu phố. Những quán tà cổ kính ven sông, những ngôi nhà nhỏ tựa lưng vào núi và những cây cầu nhỏ từ ngàn xưa chắc chăn sẽ cho du khách cảm giác như được xuyên không về lịch sử.
Phố cổ Tùng Phan (Ảnh: Sưu tầm)
Để thưởng thức trọn vẹn nét cổ kính xinh đẹp này, bạn nên ghé thăm nó vào mùa thu, khi tiết trời mang sự ấm áp đặt trưng của những gì xưa cũ. Dừng chân nơi đây tầm 2-3ngày để thăm thú và lưu lại hầu hết cảnh đẹp ở nơi đây.
Nếu biết đến Thành cổ Đại Đường vì những gì xưa cũ của nó thì không thể bỏ lỡ điểm du lịch mang đậm những dấu ấn lịch sử này, chứng tỏ được những gì cổ xưa nhất về những câu chuyện chiến tranh ở nơi đây.
Một góc phố của chiến trường cổ đại (Ảnh: Sưu tầm)
Những chiến trường cổ đại này là bằng chứng cho những giai đoạn lịch sử đi qua, là vị trí quân sự chiến lược trong quá khứ. Thành cổ này vẫn chứa đựng nhiều dấu tích của quá khứ. Dọc theo sông Dân và sông Giang Phố, những con đèo, chiến hào, tháp canh vẫn còn thấy nhiều lắm những dấu tích lịch sử nơi đây.
Để đến thành cổ Tùng Phan, du khách có thể đi xe buýt tại trạm Chadianzi ở Thành Đô. Toàn bộ quãng đường dài khoảng 400km, đi qua đập Đô Giang Yến, huyện Văn Xương, huyện Mậu và Tùng Phan. Giá vé cho toàn bộ hành trình khoảng 98 RMB. Xe buýt sẽ bắt đầu lúc 7h sáng và đến Tùng Phan lúc 3h chiều. Sẽ thuận tiện hơn nếu bạn đặt vé trước cho chuyến đi. Nếu bạn thuê xe chi phí sẽ rơi vào khoảng 700-800 RMB cho một chiều.
Ngoài ra, có một chuyến xe buýt đưa đón từ thung lũng Cửu Trại Câu đến Tùng Phan bắt đầu lúc 7h20 sáng, giá vé 270 RMB cho quãng đường khoảng 120km.
Dân cư nơi đây được biết đến là người Tây Tạng nên những món ăn của họ cũng mang đầy nét đặc sắc riêng chỉ có ở nơi đây.
Thịt đỏ Tây Tạng - được làm từ thịt bò yak có lượng tế bào máu đỏ cao gấp 3 lần bình thường (Ảnh: Sưu tầm)
Những thức ăn của người Tây Tạng được chế biến chủ yếu từ lúa mạch, phô mai và thịt đỏ. Món thịt nổi tiếng nhất nơi đây là thịt bò Tây Tạng sấy khô, được làm từ chính những đôi bàn tay người Tây Tạng.
Giữa muôn vàn địa danh nổi tiếng, Trung Quốc luôn chờ đón khách du lịch trong những vẻ đẹp mang đậm nét riêng. Nếu đang có ý định chọn Tây Tạng làm điểm đến, đừng ngần ngại mà hãy chọn ngay Thành cổ Đại Đường Tùng Châu - nơi mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hoá. Thành cổ Đại Đường sẽ chào đón bạn bằng những vẻ đẹp kiêu sa và tráng lệ nhất đấy nhé.
Tham khảo một số tour du lịch Cửu Trại Câu của PYS Travel
Tour Thành Đô - Cửu Trại Câu - Lạc Sơn 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Thành Đô - Mâu Ni Câu - Cửu Trại Câu 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Trùng Khánh - Thành Đô - Cửu Trại Câu - Lạc Sơn 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn