Trung Quốc có các lễ hội vô cùng đặc sắc không thể bỏ qua nếu bạn có dịp đặt chân tới. Hãy cùng PYS Travel cùng tìm hiểu về những lễ hội nổi tiếng ở Trung Quốc nhé!
Giống với Việt Nam, Trung Quốc có một số lễ hội giống với bên mình như: Tết Nguyên Đán, Tiết Thanh Minh, Lễ Vu Lan, Lễ Trung Thu... Nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc là một quốc gia lớn với nhiều lãnh thổ, mỗi lãnh thổ đều có cho mình những lễ hội riêng biệt của từng vùng.
Không chỉ là đất nước có nền văn hóa và lịch sử đa dạng mà Trung Quốc còn có biết bao điều thú vị để cho chúng ta khám phá. Nổi tiếng với bề dày lịch sử của các triều đại cùng nền văn hóa lâu đời và được biết đến như chiếc nôi của văn hóa phương Đông với những lễ hội nổi tiếng.
Tết Losar là lễ hội quan trọng nhất trong lịch Tây Tạng và kéo dài trong 2 tuần. Nó chủ yếu được tổ chức trong khoảng thời gian 3 ngày vào tháng Hai hoặc tháng Ba. Đặc biệt, lễ hội được diễn ra ở các nơi cộng đồng người Tạng tập trung như Tây Tạng, Ladakh, Nepal.
Ngày lễ lớn của người Tây Tạng (Ảnh: sưu tầm)
Người Tây Tạng ở khắp nơi trên thế giới ăn mừng Losar trong vòng 3 ngày, bao gồm nhiều hoạt động truyền thống như treo cờ, nhảy múa những vũ điệu dân gian Tây Tạng, tụ tập bạn bè và gia đình, đi chùa cầu nguyện... Losar là dịp để bản sắc văn hóa dân tộc của người Tây Tạng được giới thiệu với bạn bè thế giới.
Lễ hội Toucheng Chiang Ku là một lễ hội có nguồn gốc lâu đời tại xứ Đài, xuất hiện vào thời kì nhà Ching (1820 – 1850). Lễ hội được người dân tổ chức vào tháng 7 âm lịch hàng năm để tỏ lòng thành kính đến linh hồn người đã khuất. Họ chuẩn bị nhiều món ăn ngon, các lễ vật để dâng cúng cho các linh hồn với mong muốn tránh được nhiều điều không may mắn.
Tháp Ku Peng (Ảnh: sưu tầm)
Bên cạnh việc dâng đồ cúng cho tổ tiên, linh hồn người đã khuất thì hoạt động sôi nổi nhất trong lễ hội là cuộc thi giật đồ cúng và giật cờ từ ngọn tháp tre cao. Có đến 2 loại tháp tre khác nhau, một loại tháp được gọi là tháp Fan Peng, loại thứ hai là tháp Ku Peng.
Độ cao của tháp tre Fan Peng là 6 mét. Trên đỉnh tháp sẽ đặt một giỏ gạo lớn. Còn tháp Ku Peng có độ cao gấp hai lần tháp Fan Peng là 12 mét. Tháp này được treo nhiều đồ cúng hơn là: các loại thịt ( heo, gà, vịt, bánh bao, hải sản, trái cây …Trên mỗi đỉnh tháp đều có gắn thêm 1 lá cờ nhỏ.
Tết Trùng Cửu là một trong những ngày lễ tết quan trọng ở Trung Quốc. Theo phong tục tập quán thì ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm là ngày Tết cổ xưa của người Việt, gọi là Tết Trùng Dương hay còn gọi là Tết Trùng cửu, ngày tết hoa Cúc (Tết Trùng Cửu theo lịch dương rơi vào ngày 25/10/2020). Tết Trùng cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ.
Ngày lễ để bày tỏ lòng biết ơn tới những người lướn tuổi (Ảnh: sưu tầm)
Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, chính là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông.
Có lịch sử hơn 2000 năm. Có rất nhiều truyền thuyết và thần thoại liên quan đến nguồn gốc của ngày hội này, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện về Hán Minh Đế. Vào thời của Hán Minh Đế, đạo Phật ở Trung Quốc đang rất phát triển.
Đèn lồng được treo ở khắp nơi ở Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)
Hàng năm, cứ vào ngày 15 âm lịch, các nhà sư đều treo đèn lồng ở chùa. Nhận thấy điều này, Hán Minh Đế đã ra lệnh cho tất cả đền chùa, nhà ở và cung điện làm theo. Cứ thế, vào ngày này hàng năm, những chiếc đèn lồng rực rỡ lại được thắp sáng ở mọi nẻo đường.
Lễ hội đèn lồng cũng là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Trung Quốc, được tổ chức chỉ sau Tết Nguyên Đán khoảng 2 tuần. Trong ngày lễ này, món ăn thường thấy là bánh bao ngọt ăn chung với súp (Yuanxiao Tangyuan) – tượng trưng cho sự hoà hợp cùng nhau.
Nhiều hình dạng, kích thước khác nhau (Ảnh: sưu tầm)
Và người dân địa phương cũng ngắm pháo hoa với niềm tin xua đi linh hồn quỷ dữ và thắp sáng đèn lồng như biểu tượng cho một tương lai tương sáng hơn. Ngoài ra thì đây cũng là dịp để người Trung Quốc thể hiện tài năng sáng tạo của mình bằng việc thiết kế đủ loại đèn lồng với hình dáng, màu sắc và kích thướt khác nhau.
Nếu du khách yêu thích hoa thì không nên bỏ qua lễ hội hoa Tung – một lễ hội ở Đài Loan được rất nhiều du khách yêu thích. Lễ hội này được tổ chức ở Hakka. Đây là loài hoa có nhiều ở miền núi và nông thôn Đài Loan, nhìn xa trông rất giống những bông tuyết nên thường được gọi là “tuyết tháng 5”.
Hoa Tung nở rộ vào ngày lễ (Ảnh: sưu tầm)
Trong lễ hội Đài Loan này, người ta còn trưng bày những sản phẩm điêu khắc gỗ dọc theo những con đường hoa Tung. Du khách có thể thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa này tại những con đường hoặc những quán cafe của huyện Tân Trúc hay Miaoli.
Tại một ngôi chùa ở Bắc Kinh, vào ngày thứ 8 của tháng thứ 12 (âm lịch) là ngày diễn ra hội Cháo Laba. Vào buổi sáng, các vị lạt ma của chùa Yonghegong Lama Bắc Kinh bắt đầu mang cháo ra phục vụ du khách tham gia lễ hội. Có rất nhiều người dân đến đây xếp hàng để ăn cháo miễn phí. Người ta tin rằng Cháo Laba có thể mang lại cho mọi người của cải và sự bội thu trong năm tới.
Người dân xếp hàng nhận cháo và cầu may cho năm tới (Ảnh: sưu tầm)
Các vị lạt ma của chùa Yonghegong Lama bắt đầu mang cháo ra phục vụ người dân và du khách tham gia lễ hội. Người Trung Hoa tin rằng cháo Laba với hương vị của hơn 30 loại nguyên liệu được nấu từ gạo, đậu đỏ, quả hạch và hoa quả khô có thể mang lại cho họ vụ mùa bội thu và của cải dồi dào trong năm.
Lễ hội thuyền rồng được diễn ra đều đặn hàng năm vào dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là một lễ hội truyền thống rất có ý nghĩa ở Trung Quốc. Lễ hội thuyền Rồng là ngày người dân Trung Quốc cầu bình an trong cuộc sống và mong tránh xa bệnh dịch.
Lễ hội truyền thống hàng năm ở Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)
Điểm nổi bật của ngày lễ là cuộc đua thuyền rồng trên sông. Các nhóm chèo thuyền sẽ cạnh tranh nhau quyết liệt cùng nhịp trống đập thình thịch vang dội cả khúc sông. Món ăn phổ biến của lễ hội thuyền Rồng là Tzung Tzu (cơm, thịt heo, đậu và trứng được gói chung trong lá tre).
Lễ hội Băng đăng Quốc tế Cáp Nhĩ Tân là lễ hội hàng năm tại thành phố Cáp Nhĩ Tân là một trong bốn lễ hội băng tuyết lớn nhất thế giới cùng với Festival Tuyết Sapporo, Carnival Mùa đông Thành phố Québec và Festival Trượt tuyết tại Na Uy.
Các công trình phản chiếu ánh đèn lung linh (Ảnh: sưu tầm)
Lễ hội băng đăng Cáp Nhĩ Tân luôn thu hút đông đảo du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng, với những công trình điêu khắc từ băng tuyết đáng ngưỡng mộ, nhất định sẽ khiến du khách choáng ngợp. Đặc biệt, vào trong đêm tối, hơn 100 công trình kiến trúc đồ sộ điêu khắc từ băng, được thắp sáng lung linh rực rỡ, bạn sẽ như lạc vào thế giới thần tiên cổ tích.
Lễ hội băng đăng Cáp Nhĩ Tân - Lễ hội băng đăng lớn nhất thế giới! (Ảnh:sưu tầm)
Được tổ chức tại thành phố Cáp Nhĩ Tân phía bắc Trung Quốc từ cuối tháng 12, đây là lễ hội băng tuyết lớn nhất thế giới bao gồm các tác phẩm điêu khắc trên băng và nhiều cuộc thi điêu khắc, môn thể thao mùa đông, diễu hành. Nền văn hóa băng tuyết của thành phố có từ 60 năm trước, và ngày nay, Lễ hội băng tuyết quốc tế Cáp Nhĩ Tân là lễ hội lớn nhất và đặc biệt nhất của loại hình này trên thế giới.
Thành phố Lạc Dương nằm ở phía tây tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, là một trong bốn thành phố cổ kính nhất của đất nước này.
Đến thành phố Lạc Dương (Trung Quốc), bạn sẽ dạo bước trong khu vườn hoa mẫu đơn rực rỡ sắc màu và đắm chìm trong không khí lễ hội Hoa Mẫu Đơn diễn ra tưng bừng từ ngày 1/4 - 5/5 với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hoành tráng lấy cảm hứng từ vẻ đẹp vương giả, lộng lẫy của loài hoa này.
Mẫu đơn - loài hoa biểu tượng cho sự tôn vinh, phú quý, sắc đẹp và sư lãng mạn (Ảnh: sưu tầm)
Một số địa điểm ngắm hoa mẫu đơn tuyệt vời tại Lạc Dương như: công viên Mẫu đơn Quốc gia, Công viên Vương thành, công viên thực vật di chỉ Tùy Đường. Giá vé thắng cảnh ở các công viên từ 10 đến 50 tệ tùy thời điểm (khoảng 35.000 - 170.000 đồng).
Lễ hội hoa mẫu đơn là một trong bốn lễ hội lớn nhất Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)
Lễ hội hoa mẫu đơn Lạc Dương rất phổ biến đối với khách du lịch Trung Quốc và những người đam mê hoa mẫu đơn trên toàn thế giới. Mỗi năm từ giữa tháng Tư đến giữa tháng Năm là thời điểm hoa mẫu đơn đang nở rộ, thời gian nở rực rỡ nhất. Đó cũng là ngày được đặt cho lễ hội hàng năm.
Vẻ đẹp rực rỡ của hàng ngàn bông hoa mẫu đơn (Ảnh: sưu tầm)
Tận mắt ngắm vẻ đẹp rực rỡ của hàng ngàn đóa mẫu đơn trong suốt thời gian lễ hội. Không chỉ có hoa mẫu đơn của Trung Quốc mà còn có sự góp mặt của các loài hoa mẫu đơn khác đến từ khắp nơi trên thế giới.
Tại thị trấn Đài Giang, tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc có một bộ tộc ít người những đời sống tinh thần của họ lại khá thú vị. Trong đó lễ hội Sister’s Rice tiêu biểu cho sự thú vị và độc đáo đó. Vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân tộc Miêu sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm cho mùa xuân tươi và tình yêu.
Lễ hội Sister’s Rice (Ảnh: sưu tầm)
Đây là dịp cho những cô gái, chàng trai trẻ thể hiện tình cảm của mình. Tâm điểm của ngày lễ là các cô gái sẽ được mời ăn gạo chị em (sister’s rice), nhảy múa, chơi trống và thể hiện tình cảm.
Bên cạnh những lễ hội đặc sắc vừa nêu, du khách cũng đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia những lễ hội đặc sắc khác chỉ có tại Trung Quốc. Nhìn chung trong hầu hết các lễ hội tại Trung Quốc đều mang nét văn hóa đặc trưng riêng của người Hoa mà không quốc gia trên thế giới nào có được. Đến với các lễ hội tại Trung Quốc, du khách sẽ được sống trong những ngôi nhà văn hóa khác nhau, cùng hòa mình vào không gian văn hóa đậm chất Trung Hoa.
Một số tour du lịch Trung Quốc hiện có ở PYS Travel:
Tour Côn Minh - Lệ Giang - Shangrila 5 ngày 4 đêm từ Hà Nội
Tour Nam Ninh - Lệ Giang - Shangrila 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Thành Đô - Cửu Trại Câu - Nga My Sơn 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Vũ Hán - Quảng Châu 4 ngày 3 đêm từ Hà Nội
Tour Tây An - Lạc Dương - Khai Phong - Trịnh Châu 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn