Sự tích linh thiêng về cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo

18:30 26/06/2025


Sự tích linh thiêng về cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo

Cây bồ đề là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với sự giác ngộ vĩ đại của Đức Phật, đã trở thành thánh tích chứng kiến những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Ngài. Đằng sau sự linh thiêng ấy là một câu chuyện huyền thoại sâu sắc. Cùng PYS Travel tìm hiểu rõ hơn về sự tích cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo.

Cây Bồ đề, còn được biết đến với tên khoa học là Ficus religiosa, đã chứng kiến những bước tiến quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Dưới gốc cây Bồ đề, Đức Phật đã ngồi thiền định và từng bước giác ngộ về các giáo lý của Phật giáo. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã khắp châu Á để truyền bá đạo Phật. Từ đó, cây Bồ đề trở thành biểu tượng của may mắn.

1. Sự tích ra đời cây thiêng trong Phật giáo

Bodh Gaya, nằm bên bờ sông Falgu, từ lâu đã được coi là "cái rốn của vũ trụ", là một trong Tứ Động Tâm huyền thoại. Đây là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (hay còn được gọi là Đức Phật Thích Ca ở Việt Nam) đã thành đạo. Theo truyền thuyết Phật giáo, Đức Phật đã ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề suốt 7 ngày, 7 đêm và đạt được giác ngộ, thành chính quả. Sau đó, Ngài đã tới Sarnath và bắt đầu giảng dạy về Phật giáo.

sự tích cây bồ đề
Cây bồ đề gắn liền với cuộc đời giác ngộ của Đức Phật (Ảnh: PYS Travel)

Khoảng 300 năm trước Công nguyên, một nữ tăng ni Phật giáo đã mang nhánh cây Bồ đề từ Bodh Gaya, nơi Đức Phật thành đạo, đến Sri Lanka để trồng. Đến ngày nay, cây Bồ đề này vẫn còn tồn tại tại Anuradapura, Sri Lanka và được coi là cây Bồ đề nổi tiếng và lâu đời nhất. Nhánh cây Bồ đề đã được chiết từ cây gốc và trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều ngôi chùa cũng có cây Bồ đề có nguồn gốc từ cây mà Đức Phật đã ngồi thiền và giác ngộ.

ghé thăm Bồ Đề Đạo Tràng
(Ảnh: sưu tầm)

Ngày nay, nó thu hút hàng triệu tín đồ và du khách từ khắp nơi trên thế giới vì Cội Bồ Đề, nơi mà cây Bồ Đề cổ thụ nảy mầm, kỳ diệu bền vững suốt hơn 2.600 năm. Thành lập từ thế kỷ 18, Bodh Gaya trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như Uruvela, Mahabodhi, Vajrasana, Sambodhi. Khám phá Bodh Gaya, du khách có cơ hội bắt gặp Cội Bồ Đề, cây cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn và bền vững, từng bị đốn hạ và trồng lại nhiều lần nhưng vẫn tỏ ra vững mạnh.

rất nhiều du khách về Bồ Đề Đạo Tràng hành hương
Thu hút hàng triệu tín đồ và du khách từ khắp nơi trên thế giới (Ảnh: sưu tầm)

Bí mật của Bodh Gaya không chỉ là cây Bồ Đề, mà còn ẩn sau những địa điểm như Kim Cương tòa và bức tượng Mahabodhi trong chùa Đại Giác Ngộ. Kim Cương tòa là nơi Đức Phật thực hiện thiền định và đạt được giác ngộ, trong khi bức tượng Mahabodhi tượng trưng cho sự hoàn hảo và được tôn kính nhất trong thế giới Phật giáo.

 

Xem thêm >> Cõi Bồ Đề Ấn Độ

Xem thêm >> Kinh nghiệm đi hành hương Ấn Độ - Chuyến đi về miền đất Phật

2. Cây Bồ đề và quá trình tu luyện của Đức Phật

Hơn 2500 năm trước, thái tử Sidhartha (Tất Đạt Đa) của vương quốc Kapilavastu ở miền bắc Ấn Độ (thuộc Nepal ngày nay) để thoát khỏi nỗi khổ sinh, lão, bệnh, tử và cứu độ chúng sinh, ngài kiên quyết từ bỏ ngai vàng, cuộc sống vương giả, xuất gia tu hành nhằm tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc sống. 

Đức Phật đã tu luyện 7 ngày 7 đêm dưới gốc cây bồ đề
Đức Phật đã tu luyện 7 ngày 7 đêm dưới gốc cây bồ đề (Ảnh: sưu tầm)

Sau nhiều năm tu khổ hạnh mà không đắc đạo, ngài đã từ bỏ phương thức này, ăn uống bình thường trở lại, song vẫn quyết tâm tìm ra chân lý tối hậu. Tại Bodh Gaya - Bồ đề đạo tràng, ngồi dưới gốc cây bồ đề trong 7 ngày 7 đêm, vượt qua mọi cám dỗ xấu xa, vào lúc bình minh, ngài đã đạt được giác ngộ và cuối cùng trở thành Phật.

cây bồ đề nơi thánh địa phật giáo
(Ảnh: PYS Travel)

Vì vậy, Phật giáo luôn coi cây bồ đề là một loài cây thiêng, một biểu trưng đánh dấu sự kiện đại giác của đức Phật. Bồ đề (Bodhi) còn có nghĩa là giác ngộ, rộng ra, đó là trí tuệ để buông bỏ phiền não thế gian. Khi đức Phật nhập niết bàn, vị trí cây bồ đề là một trong bốn nơi đầu tiên được dành để tưởng niệm Ngài. Cây bồ đề nguyên bản đã nhiều lần bị phá hủy và trồng mới, trong đó sự kiện gây chấn động là việc quân đội Hồi giáo của Muhammad Bakhtiyar Khalji đã phá hủy toàn bộ các Thánh tích Phật giáo, bao gồm cả cây bồ đề vào khoảng thế kỷ XII, điều này cũng dẫn tới sự suy thoái của Phật giáo ở Ấn Độ.

Đức Phật tri ân dưới gốc cây Bồ Đề
Đức Phật tri ân dưới gốc cây Bồ Đề (Ảnh: sưu tầm)

Tuy nhiên, rất may mắn là trước đó vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, công chúa của vua Ashoka là Saṅghamittā  đã mang một cành của cây bồ đề về vườn Mahamega ở Sri Lanka để trồng. Năm 1870 sau Công nguyên, người ta lấy cành từ Sri Lanka và trồng lại tại nơi Đức Phật giác ngộ để tái sinh cây bồ đề. Ngày nay nó đã trở thành một cây cổ thụ khổng lồ, bao quanh chùa Mahabodhi.

Hãy tham khảo tour du lịch hành hương Ấn Độ hấp dẫn nhất tại PYS Travel:

Tour Hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

3. Huyền thoại 5 quả bồ đề - Biểu tượng của đại giác ngộ

Có thể thấy rằng, cây bồ đề mà Đức Phật “khai sáng” đã trải qua vô số thăng trầm và huyền thoại, được công nhận trong cộng đồng Phật giáo như một biểu tượng của “Đại giác ngộ”. Theo Đại Trí Độ luận, có 5 quả bồ đề, đó là: Nhu thuận nhẫn bồ đề, Vô sinh nhẫn bồ đề, Thanh Văn bồ đề, Bích Chi Phật bồ đề, Bồ tát bồ đề. 

Biểu tượng của đại giác ngộ
Biểu tượng của đại giác ngộ (Ảnh: PYS Travel)

Riêng bồ đề phải hội đủ 5 pháp. Đó là: 
- Phát tâm bồ đề: Là phát tâm cầu đạo quả Vô thượng bồ đề; nguyện ở trong vô lượng kiếp sinh tử, tinh tấn hành đạo Bồ tát làm lợi ích cho chúng sinh. Đây là gieo nhân Bồ đề, dẫn đến quả Phật. 
- Hàng phục tâm bồ đề: Là hành các pháp Ba-la-mật. 
- Minh tâm bồ đề: Là biết rõ các pháp trong cả 3 đời, từ trước đến sau, từ tổng tướng đến biệt tướng; biết rõ thật tướng của các pháp là rốt ráo thanh tịnh. 
- Xuất đáo bồ đề: Là được đầy đủ các lực phương tiện Bát nhã Ba-la-mật, nên chẳng còn chấp Bát nhã Ba-la-mật, chẳng còn chấp có hành Bát nhã Ba-la-mật. Do vậy mà diệt sạch các phiền não, thấy được các thế giới Phật ở khắp 10 phương, được vô sinh pháp nhẫn, vượt ra khỏi 3 cõi, thẳng tiến đến Nhất thiết chủng trí. 
- Vô thượng bồ đề: Là an lập đạo tràng, đoạn hết các vi tế tập khí kiết sử, chuyển thanh tịnh pháp luân, độ thoát hết thảy chúng sinh.

Tham khảo >> Kinh nghiệm đi hành hương Ấn Độ

Tham khảo >> Thánh địa Varanasi - Thành cổ Phật giáo bên dòng sông Hằng linh thiêng

4. Ý nghĩa thiêng liêng của cây bồ đề trong Phật giáo

Trước khi Phật giáo ra đời, cây Bồ đề đã được coi là một loài cây thiêng, và có nhiều truyền thuyết về ý nghĩa của nó. Cây Bồ đề mang ý nghĩa về học vấn, khả năng sinh sản, giác ngộ và bảo vệ. Vì vậy, cây Bồ đề đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo và vẫn được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để mang lại may mắn và hạnh phúc.

ý nghĩa cây bồ đề

Cây bồ đề là biểu tượng linh thiêng của Phật giáo (Ảnh: sưu tầm)

"Cây Bồ đề" là phiên âm của từ Phạn "Bodhi" có nghĩa là sự tỉnh thức và sự thông suốt đạo lý. Mà không có sự tỉnh thức, con người sẽ bị cuốn vào những lầm tưởng và ảo mộng. Và mà không có lối ra, chúng ta sẽ bị lạc trong khu rừng của những lầm tưởng đó. Từ lâu, cây Bồ đề nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo trở thành một điểm chiêm bái quan trọng cho Phật tử. Cây Bồ và lá Bồ đề đã trở thành biểu tượng tâm linh liên quan đến Phật giáo.

Xem thêm: Đại học Phật giáo Nalanda Ấn Độ

Tham khảo >> Câu Thi Na - Kushinagar Điểm đến cuối cùng trong chuyến hành hương về “Tứ động tâm”

5. Cây Bồ đề vẫn còn cho đến ngày nay

Cây Bồ đề nơi Tất đạt đa Cồ đàm đã ngồi thiền 49 ngày trước khi giác ngộ vẫn còn sống sau 2.500 tuổi tại làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu rừng tại thành phố Dehradun, bang Uttarakhand, Ấn Độ đã xác nhận điều này.

cây bồ đề ngày nay

Cây bồ đề vẫn được giữ gìn và như một huyền thoại mãi mãi (Ảnh: PYS Travel)

"Cây Bồ đề này vẫn tràn đầy sức sống", nhà khoa học Subhash Nautiyal của Viện Nghiên cứu rừng phát biểu. Sau khi kiểm tra cây, các nhà khoa học đã bỏ những tấm xi măng bao quanh gốc cây để giúp rễ cây hấp thụ nước và dưỡng chất một cách dễ dàng hơn. Gần cây Bồ đề còn có một ngôi đền niên đại khoảng 1.500 năm, đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn với du khách từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là người Nhật Bản.

Tham khảo >> Thánh địa Vaishali Ấn Độ

Tham khảo >> Lễ hội Kumbh Mela: Trải nghiệm tâm linh độc đáo nhất tại Ấn Độ

Đây là một huyền thoại về cây Bồ đề - một cây thiêng với nguồn gốc lịch sử quan trọng và ý nghĩa tâm linh mà chúng ta vẫn còn thấy hiện hữu trong cuộc sống hiện đại. Cây Bồ đề vẫn tiếp tục là một biểu tượng tôn giáo và mang lại hy vọng, may mắn và sự thịnh vượng cho những ai tôn kính nó.

Tham khảo ngay tour du lịch hấp dẫn của PYS Travel:

Tour du lịch Ấn Độ

Tour Ấn Độ - Nepal Hành hương 7 ngày 7 đêm từ Hà Nội

Tour Ấn Độ - Nepal: Hành hương về Tứ Động Tâm 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng bản quyền về các tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, PYS Travel xin gửi lời xin lỗi đến các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Anh/ chị cũng vui lòng phản hồi lại cho PYS Travel: .

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn