Tuần 36: Phần thưởng là cuốn sách "A đây rồi Hà Nội 7 món"

24/09/2018

Phần thưởng dành cho người thắng cuộc trong event Ngày Thứ Tư vui vẻ tuần 36 là cuốn sách "A đây rồi Hà Nội 7 món" của tác giả Trần Chiến.

CÂU HỎI TUẦN 36: ĐÂY LÀ CÂY CẦU VƯỢT BIỂN DÀI NHẤT VIỆT NAM. CÂY CẦU NÀY CÓ TÊN GỌI LÀ GÌ VÀ NỐI NHỮNG ĐIỂM NÀO?

Bước 1: Tham gia vào event Ngày thứ Tư vui vẻ tại: http://on.fb.me/1uvAobABước 2: Like và chia sẻ công khai ảnh này lên tường nhà bạn.Bước 3: Comment câu trả lời của bạn kèm 3 số may mắn VD: 123.

* Bạn nào có câu trả lời đúng và số may mắn trùng hoặc gần nhất 100 đơn vị với giải đặc biệt của KQXS MB Chủ nhật ngày 21/6/2015 sẽ là người chiến thắng.* Mỗi người chỉ được đăng một câu trả lời. Các bạn phải gửi câu trả lời trước 17h00 Chủ nhật ngày 21/6/2015. Kết quả sẽ được công bố vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp.

GIỚI THIỆU VỀ PHẦN QUÀ: CUỐN SÁCH "A ĐÂY RỒI HÀ NỘI 7 MÓN".

A đây rồi Hà Nội 7 món là tuyển tập những bài viết của nhà văn Trần Chiến về Hà Nội. Cuốn sách có thể khiến nhiều người đang sống ở Hà Nội giật mình nhìn lại bản thân và Hà Nội mà mình đang sống. Nhà văn Trần Chiến vốn được biết đến là một trí thức nho nhã, nhẹ nhàng, điềm đạm. Ở A đây rồi Hà Nội 7 món, ông đề cập đến những vấn đề nhạy cảm, những điều có thể gây tranh cãi bằng một giọng văn điềm đạm quen thuộc. Có lẽ, chính vì phong cách sống từ tốn, chậm rãi giữa một Hà Nội nhộn nhịp, vội vã đã giúp cho nhà văn Trần Chiến có cái nhìn sâu hơn về Hà Nội. Trần Chiến viết về ẩm thực Hà Thành, viết về những con phố cũ, về kiến trúc… Ông kể về những con ngõ gợi cảm ở Hà Nội. Như là ngõ Đoàn Nhữ Hài toàn nhà thấp, ngõ Tràng An có dáng dấp tiểu tư sản điển hình, ngõ Phất Lộc ngoằn ngoèo nhất khu “Ba sáu phố phường”.

Trần Chiến viết về cả con người nữa, trong đó có nhà văn Tô Hoài. Ông kể: “Tô Hoài “bước” vào tôi dường như “rón rén” lắm, mà để lại bao nhiêu hương thừa.” Có thể thấy một tình yêu Hà Nội thiết tha sau từng trang viết của Trần Chiến.

"Hà Nội đáng thương.

Vô hồn là phải, vì đám đông kia tuy sống nhờ Hà Nội, không muốn rời Hà Nội, nhưng Hà Nội chỉ là một phương tiện, không phải là nhà. Cứ nhìn những cuộc bia của hội đồng hương Nghệ An hay Thanh Hóa là hiểu: họ yêu quê họ biết bao nhiêu - nơi mà họ quyết ra đi… Đó, ngày nay ta sống trong Hà Nội là sống với các hội đồng hương khổng lồ và ồn ã…Người Hà Nội hằng tự hào về truyền thống “thanh lịch”, “hội tụ, kết tinh, lan tỏa” của mình. Điều đó là có thật. Nhưng còn một sự thật khác, là tứ xứ đổ về đây khai thác, tận dụng, bòn rút thành phố. Xin không cắt nghĩa nguyên nhân, chỉ nói rằng nó làm thành phố luộm thuộm, tự phát, nhem nhếch hơn…

(Trích “A đây rồi Hà Nội 7 món”)