Du lịch Đan Trại - Hành trình tới vùng đất huyền bí giữa núi rừng Quý Châu

11/10/2024

Khám phá Đan Trại Vạn Đạt, một trong những vùng đất huyền bí của Trung Quốc, nơi ẩn mình giữa rừng già, thác nước hùng vĩ và những cánh đồng lúa bạt ngàn. Cùng theo chân PYS Travel trải nghiệm hành trình độc đáo, khám phá thiên nhiên hoang sơ và văn hóa dân tộc Miêu tuyệt đẹp nhé!

1. Tổng quan về Đan Trại - Viên ngọc ẩn mình giữa núi rừng Quý Châu

Đan Trại (tiếng Trung: 丹寨, tiếng anh: Danzhai)

Đan Trại là một huyện thuộc khu tự trị Kiềm Đông Nam tỉnh Quý Châu, miền tây nam Trung Quốc. Với dân số khoảng 170.000 người, đa số dân cư ở đây là người Miêu, cùng với một số dân tộc thiểu số khác. Điều này khiến Đan Trại trở thành một điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích văn hóa truyền thống và thiên nhiên hoang sơ.

1.1 Ví trí địa lý và lịch sử vùng đất Đan Trại

Đan Trại nằm ở phía đông tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng. Đan Trại được bao bọc bởi những ngọn đồi xanh tươi, thung lũng sâu, và các ruộng bậc thang trải dài. Địa hình đồi núi giúp tạo nên một hệ sinh thái phong phú, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật độc đáo.

Địa hình Đan Trại với đồi núi

Đan Trại với đồi núi, thung lũng, sông ngòi và các thửa ruộng bậc thang được tạo hình tuyệt đẹp (Nguồn: Sưu tầm)

Lịch sử của Đan Trại gắn liền với sự phát triển của người Miêu, những người đã sinh sống và gìn giữ các phong tục tập quán độc đáo của mình qua hàng thế kỷ. Trước khi trở thành điểm đến du lịch, Đan Trại từng bị bỏ quên và ít được biết đến. 

Vào năm 2014, Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group) đã chọn Đan Trại làm nơi thực hiện chương trình "Xóa đói giảm nghèo toàn diện được doanh nghiệp tài trợ". Trong đó, Vạn Đạt cam kết đầu tư 1,5 tỷ nhân dân tệ vào khu vực này, bao gồm việc xây dựng Trường dạy nghề Đan Trại, quỹ xóa đói giảm nghèo và làng du lịch Đan Trại Vạn Đạt.

Khu làng Du lịch Đan Trại Vạn Đạt

Khu làng Du lịch Đan Trại Vạn Đạt với lối kiến trúc truyền thống của người Miêu (Nguồn: Sưu tầm)

Kết quả là vào năm 2017, Đan Trại Vạn Đạt chính thức ra mắt, trở thành điểm du lịch nổi bật với hơn 170.000 lượt khách chỉ sau ba ngày khai trương. Ngôi làng không chỉ là điểm đến văn hóa mà còn tạo ra hơn 3.000 việc làm cho cư dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa​.

1.2 Khí hậu và thời gian lý tưởng để tham quan

Thời tiết tại Đan Trại, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, thường ôn hòa và dễ chịu, với bốn mùa rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Hai mùa lý tưởng nhất để khám phá khu vực này là:

- Mùa Xuân (Tháng 3 đến Tháng 5): Đây là thời điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp khi các cánh đồng lúa bắt đầu xanh mướt. Thời tiết ấm áp và dễ chịu, thích hợp cho việc đi bộ và khám phá những làng nghề truyền thống của người Miêu. Bạn cũng có thể tham gia vào các lễ hội truyền thống diễn ra trong mùa xuân.

- Mùa Thu (Tháng 9 đến Tháng 11): Mùa thu mang đến thời tiết mát mẻ, dễ chịu, và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với sắc vàng của lúa chín. Đây là thời điểm lý tưởng để tham gia các hoạt động thu hoạch và tìm hiểu về văn hóa nông nghiệp của người dân địa phương.

Thời điểm lý tưởng để tham quan Đan Trại khi vào vụ mùa thu hoạch

Thời điểm lý tưởng để tham quan Đan Trại là vào vụ mùa thu hoạch (Nguồn: Sưu tầm)

2. Khám phá các làng nghề truyền thống tại Đan Trại 

Đan Trại, một góc nhỏ yên bình của tỉnh Quý Châu, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà còn là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống, nơi người dân tộc Miêu đã lưu giữ và phát triển các nghề thủ công qua hàng ngàn năm. Tại đây, du khách có cơ hội tham gia và tìm hiểu về các quy trình sản xuất độc đáo, gắn liền với văn hóa và cuộc sống của người dân địa phương. Dưới đây là những làng nghề truyền thống nổi bật tại Đan Trại mà bạn không thể bỏ lỡ.

2.1 Nghề làm bạc tại làng Kala

Làng Đan Trại Kala là nơi sản sinh ra các sản phẩm bạc truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Miêu. Nghề làm bạc ở đây không chỉ đơn thuần là một hoạt động sản xuất, mà còn là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng địa phương.

Theo quan niệm của người Miêu, bạc còn mang lại may mắn và bình an. Họ tin rằng việc đeo bạc sẽ giúp bảo vệ chủ nhân khỏi những điều xấu và mang lại sức khỏe. Trong các nghi lễ truyền thống, bạc thường được sử dụng như một phần không thể thiếu, thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên và các vị thần. Sản phẩm bạc không chỉ đơn thuần là vật trang trí mà còn được coi là "bảo bối" tâm linh, gắn liền với đời sống tâm linh của người dân.

Nghề làm bạc tại làng Kala Đan Trại

Bạc thường được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống tại Đan Trại (Nguồn: Sưu tầm)

Quy trình chế tác bạc ở Đan Trại Kala bao gồm nhiều bước phức tạp, từ nung chảy bạc, đúc khuôn, đến các công đoạn tạo hình và hoàn thiện sản phẩm. Những nghệ nhân nơi đây không chỉ cần kỹ năng khéo léo mà còn phải hiểu biết sâu sắc về các nguyên liệu và kỹ thuật chế tác. Họ thường tạo ra những món đồ trang sức với thiết kế tinh tế, từ vòng tay, dây chuyền đến những bộ trang sức phức tạp.

Nghệ nhân làm bạc tại Kala Đan Trại

Các nghệ nhân tạo ra những món đồ trang sức với thiết kế tinh tế (Nguồn: News.cn)

Du khách đến làng Kala không chỉ có cơ hội tìm hiểu về nghề làm bạc mà còn được trải nghiệm thực tế quy trình chế tác bạc. Bạn có thể tham gia vào các buổi workshop hoặc lớp học do các nghệ nhân tổ chức, nơi mà du khách sẽ được hướng dẫn cách chế tác và tạo ra những sản phẩm bạc đơn giản. 

Người bảo tồn và xây dựng làng nghề: Vương Quốc Xuân (Wang Guochun), một nghệ nhân chế tác bạc nổi tiếng và là người thừa kế kỹ thuật làm bạc của dân tộc Miêu, đã quyết định xây dựng một ngôi làng nghề tại Kala nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của khu vực. Vào đầu năm 2019, sau nhiều năm chuẩn bị, Wang đã bắt đầu thực hiện dự án của mình với mong muốn không chỉ phát triển ngành nghề mà còn củng cố cộng đồng và tạo ra một điểm đến du lịch văn hóa.

Wang Gouchun, người bảo tồn và xây dựng làng nghề làm bạc Đan Trại

Vương Quốc Xuân - Người bảo tồn và xây dựng làng nghề làm bạc (Nguồn: Xinhua News)

Vương Quốc Xuân cũng đã hợp tác với các trường nghề trong khu vực để đào tạo thế hệ kế tiếp về các kỹ thuật làm bạc, mời hơn 10 người thừa kế di sản văn hóa khác đến sinh sống và làm việc tại làng. Qua dự án của mình, ông không chỉ tạo ra một không gian làm việc cho các nghệ nhân mà còn khơi dậy niềm tự hào văn hóa, góp phần gìn giữ những giá trị di sản cho các thế hệ tương lai.

2.2 Nghề làm lồng chim truyền thống tại làng Kala

Ngoài nghề làm bạc truyền thống, làng Kala Đan Trại còn nổi tiếng với nghề làm lồng chim truyền thống lâu đời có hơn 400 năm lịch sử trong nghề đan lồng chim, được tôn vinh là “Quê hương” của văn hóa lồng chim Trung Quốc. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây, đặc biệt là gia đình họ Vương, đã trở thành những bậc thầy trong việc đan lồng chim, truyền lại bí quyết tinh xảo và độc đáo của nghề thủ công này.

Nghề truyền thống tại Kala Đan Trại

Lồng chim thủ công là một nghề truyền thống của người Miêu ở huyện Đan Trại (Nguồn: Sưu tầm)

Tại đây, kỹ năng đan lồng chim được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, với 125 trong tổng số 151 hộ dân tham gia vào sản xuất lồng chim. Đặc biệt là gia đình họ Vương, đã trở thành những bậc thầy trong việc đan lồng chim, truyền lại bí quyết tinh xảo và độc đáo của nghề thủ công này. 

Khi đến thăm làng Kala, du khách có thể tự tay tham gia vào quá trình làm lồng chim cùng với các nghệ nhân địa phương. Đây là trải nghiệm đặc biệt, nơi du khách có thể tự mình tạo ra một món quà lưu niệm độc đáo mang dấu ấn của bản thân.

Nghề đan lồng chim tại kala Đan Trại

Du khách có thể tham gia vào các hoạt động đan lồng chim với những trải nghiệm thú vị (Nguồn: Sưu tầm)

2.3 Nhuộm vải Batik truyền thống tại làng Paimo

Batik là từ tiếng Indonesia, trong tiếng Trung được gọi là “la ran” và trong tiếng Miêu, nó được gọi là “au tao”.

Nghệ thuật nhuộm vải batik là một nghề thủ công độc đáo và truyền thống có từ lâu đời tại Đan Trại, Quý Châu. Được biết đến với quá trình tạo ra những họa tiết và màu sắc sống động trên vải, batik là một phương pháp tinh xảo và tỉ mỉ được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Miêu.

Nhuộm vải Batik truyền thống tại làng Paimo

Nghề nhuộm vải Batik truyền thống tại Đan Trại (Nguồn: Sưu tầm)

Quá trình tạo ra tác phẩm Batik: Nghề nhuộm vải bằng sáp ong được thực hiện bằng cách sử dụng sáp ong nóng chảy để vẽ lên vải. Các họa tiết được "vẽ" bằng dao đồng cong, một công cụ chuyên dụng giúp nhỏ và phân tán sáp ong. Sau đó, vải được nhuộm vào những chậu thuốc nhuộm làm từ cây chàm địa phương, với màu sắc đậm nhạt tùy thuộc vào số lần nhúng vải. Cuối cùng, vải được đun sôi để sáp ong tan chảy, để lộ ra các hình ảnh và hoa văn sắc nét.

Quy trình làm batik tại Đan Trại

Quy trình thủ công làm ra các tác phẩm nhuộm vải Batik tỉ mỉ (Nguồn: Sưu tầm)

Sự hấp dẫn của phương pháp này không chỉ đến từ quá trình làm thủ công tỉ mỉ, mà còn bởi sự tinh tế trong việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như sáp ong và thuốc nhuộm từ cây chàm. Đặc biệt, những họa tiết trên vải thường mang tính biểu tượng, kể những câu chuyện văn hóa của người Miêu.

Một trong những nghệ nhân hàng đầu của kỹ thuật này là Trương Thế Tú (Zhang Shixiu), người được công nhận là nghệ nhân ưu tú vào năm 2014. Du khách có thể trải nghiệm quy trình nhuộm Batik từ sáp ong tại nhà của nghệ nhân. Khu nhà bao gồm xưởng nhuộm, phòng làm sáp và cả chỗ nghỉ ngơi cho những ai muốn học hỏi kỹ thuật truyền thống này.

Zhang Shixiu - Nghệ nhân batik tại Đan Trại

Trải nghiệm Batik độc đáo tại nhà của nghệ nhân Trương Thế Tú (Nguồn: Sưu tầm)

Tại đây, du khách sẽ được thử sức với những miếng vải nhỏ, dùng dao đồng để chấm và tạo hình với sáp ong tan chảy, sau đó nhúng vào thùng thuốc nhuộm chàm. Cuối cùng, miếng vải sẽ được luộc để loại bỏ sáp và hiện lên hoa văn mà bạn đã tạo nên. Các sản phẩm thủ công từ batik, từ khăn tay, khăn quàng cho đến quần áo, được bày bán tại xưởng của nghệ nhân

2.4 Làm giấy thủ công truyền thống tại làng Shiqiao

Làng Shiqiao, nằm bên dòng sông Nangao, là một trong số ít những ngôi làng còn giữ lại được nghề làm giấy thủ công truyền thống từ vỏ cây. Nghề này đã tồn tại hàng nghìn năm và đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân tộc Miêu tại đây. Giấy thủ công từ Shiqiao được biết đến nhờ chất lượng vượt trội, đã từng được sử dụng trong các di sản quốc gia và bảo tàng lớn của Trung Quốc như Thư viện Quốc gia và Cố Cung.

Nghề làm giấy thủ công truyền thống tại làng Shiqiao

Nghề làm giấy thủ công truyền thống từ vỏ cây tại làng Shiqiao (nguồn: Sưu tầm)

Quy trình làm giấy tại Đan Trại là một nghệ thuật độc đáo, nhờ vào nguồn nước giàu kiềm từ hang động tự nhiên và vỏ cây địa phương. Nguyên liệu chính là vỏ của loại cây bản địa, qua nhiều công đoạn tỉ mỉ để tạo ra những tờ giấy mỏng manh như lụa, thậm chí trong suốt. Những tấm giấy cao cấp nhất có thể bán với giá lên đến 3000 Nhân Dân Tệ (khoảng 10.548.000 VNĐ) cho khoảng 100 tờ.

Nghề làm giấy thủ công tại Đan Trại

Wang Xingwu - một nghệ nhân gìn giữ nghề làm giấy thủ công (Nguồn: Sưu tầm)

Wang Xingwu, một nghệ nhân nổi tiếng trong làng, đã cung cấp giấy cho các bảo tàng hàng đầu ở Trung Quốc. Những sản phẩm giấy của ông không chỉ nổi bật bởi độ bền, mà còn được trang trí bằng các họa tiết nhuộm màu tự nhiên, hoặc ép hoa tươi để tạo nên các tác phẩm trang trí tinh xảo như giấy dán tường thủ công.

3. Những điểm tham quan nổi bật tại Đan Trại

3.1 Khu Du lịch và giải trí Đan Trại Vạn Đạt 

Khu Du Lịch và Giải Trí Đan Trại Vạn Đạt nằm bên bờ Đông Hồ tại tỉnh Quý Châu là một trong những địa điểm du lịch lớn nhất trong khu vực, tích hợp giữa các tiện ích hiện đại và trải nghiệm văn hóa truyền thống của người dân tộc Miêu và Động. Đây là trung tâm của ngành du lịch địa phương, nổi bật với các điểm tham quan như: bánh xe nước lớn nhất thế giới được Guinness công nhận, đường chạy bộ dài 3.000 mét quanh hồ,...

Toàn cảnh khu du lịch và giải trí Đan Trại

Toàn cảnh Khu Du lịch và Giải trí Đan Trại Vạn Đạt (Nguồn: Sưu tầm)

3.1.1 Tháp Trống

Nằm tại Quảng trường Tháp Trống, công trình này cao 13 tầng và được thiết kế theo phong cách kiến trúc đặc trưng của dân tộc địa phương. Tháp có vẻ ngoài uy nghi, với các tầng mái được chạm trổ hoa văn tinh xảo, vẽ hình ảnh phong cảnh, rồng và phượng. Mái ngói được trang trí sắc sảo với những hình ảnh mây khói uốn lượn, tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, sinh động.

Tháp Trông tại Đan Trại Trấn Viễn

Quảng trường Tháp trống thể hiện nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Miêu và Động (Nguồn: Sưu tầm)

3.1.2 Hệ thống đường chạy bộ dài 3.000 mét

Hệ thống đường chạy bộ dài 3.000 mét tại Đan Trại chạy quanh hồ, tạo nên một lộ trình lý tưởng cho các hoạt động thể thao và giải trí. Được xây dựng giữa cảnh quan thiên nhiên, con đường này giúp du khách tận hưởng không khí trong lành và khung cảnh tuyệt đẹp của hồ nước và rừng cây xung quanh. Đây là một phần trong nỗ lực kết hợp du lịch và thể thao tại Đan Trại, mang đến trải nghiệm thân thiện với môi trường và cải thiện sức khỏe cho cả người dân địa phương lẫn du khách.

Hệ thống đường chạy bộ 3.000 mét Đan Trại

Giải chạy marathon Đan Trại với đường chạy quanh hồ Đông (Nguồn: Sưu tầm)

Đây là một cung đường chạy lý tưởng cho những người yêu thích thể thao, vừa được hít thở không khí trong lành vừa có thể ngắm nhìn cảnh sắc hữu tình, trong đó có các điểm check-in nổi tiếng như bánh xe nước, cầu kính.

3.1.3 Bánh xe nước Donghu - Bánh xe nước lớn nhất thế giới

Một trong những điểm nhấn đặc biệt tại Đan Trại là bánh xe nước lớn nhất thế giới, với đường kính 26.08 mét. Công trình này được xây dựng tại Đan Trại và chính thức xác lập kỷ lục Guinness vào ngày 26 tháng 6 năm 2017. Bánh xe nước khổng lồ này được làm bằng gỗ, là một phần quan trọng trong dự án phát triển khu du lịch Đan Trại Vạn Đạt. Bánh xe nước mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, phản ánh truyền thống nông nghiệp và kỹ thuật thủy lợi của dân tộc Miêu.

Bánh xe nước Donghu Đan Trại

Bánh xe nước như biểu tượng cho sự phát triển nông nghiệp bền vững của Đan Trại (Nguồn: Sưu tầm)

Du khách khi đến đây không chỉ chiêm ngưỡng kích thước ấn tượng của bánh xe mà còn được tìm hiểu về cách hoạt động và vai trò của nó trong hệ thống tưới tiêu của người dân xưa. Việc xây dựng bánh xe nước này là một phần trong kế hoạch phát triển khu du lịch Đan Trại nhằm thu hút khách du lịch đến khám phá nét đẹp truyền thống và văn hóa độc đáo của vùng đất này.

3.1.4 Cầu kính

Cầu kính tại Đan Trại Vạn Đạt là một điểm nhấn đặc biệt trong khu du lịch này. Cầu kính được xây dựng vắt ngang qua một phần hồ, tạo nên một trải nghiệm thú vị và độc đáo cho du khách khi bước trên mặt kính trong suốt và nhìn xuống mặt hồ bên dưới. Du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất Đan Trại từ độ cao, với tầm nhìn bao quát cả hồ nước và cảnh vật xung quanh.

Cầu kính tại Khu du lịch Đan Trại Vạn Đạt

Điểm "check-in" yêu thích của nhiều du khách khi đến thăm Đan Trại Vạn Đạt (Nguồn: Sưu tầm)

3.2 Ruộng bậc thang Cao Dao (GaoThe Gaoyao Rice Terraces)

Ruộng bậc thang Cao Dao (Gaoyao) nằm ở làng Cao Dao, huyện Đan Trại, tỉnh Quý Châu. Cảnh quan của hơn 1.000 mẫu ruộng bậc thang trải rộng trên đỉnh một ngọn núi lớn, uốn lượn theo địa hình từ đỉnh xuống chân núi, tạo thành những dải lụa xanh vàng tuyệt đẹp, như thể trang điểm cho những ngọn núi hùng vĩ.

Ruộng bậc thang Cao Dao, Đan Trại

Những bậc thang Cao Dao nối tiếp nhau chạy dọc theo sườn núi (Nguồn: Sưu tầm)

Mỗi năm, vào mùa thu, ruộng bậc thang Cao Dao được nhuộm một màu vàng rực rỡ, tạo nên một không gian mê hoặc. Vào tháng 9, lúa trên hơn 1.000 mẫu ruộng ở làng Miêu Cao Dao dần chín, tạo nên một bức tranh vàng xanh đan xen, đẹp như tranh vẽ.

Ruộng bậc thang Cao Dao, Đan Trại

Vào mùa thu hoạch các cánh đồng lúa chuyển sang màu vàng rực rỡ (Nguồn: Sưu tầm)

Khung cảnh này thu hút nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước đến để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Nhìn ra xa, ruộng bậc thang vàng óng trải dài, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ và hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng.

3.3 Thác Nước Paiting - Thác nước đẹp nhất Đông Quý Châu

Thác nước Paiting, được biết đến là thác nước rộng nhất huyện Đan Trại, tỉnh Quý Châu, là thác nước lớn duy nhất ở vùng Đông Quý Châu. Với vẻ đẹp hùng vĩ, thác Paiting được mệnh danh là "thác nước đẹp nhất Đông Quý Châu". Thác nước rộng khoảng 200 feet (60 mét) và cao 130 feet (40 mét). Để đến được thác, bạn sẽ phải leo xuống những bậc thang trơn trượt giữa các ruộng bậc thang và đi qua những dòng nước nhỏ róc rách.

Thác Nước Paiting, Quý Châu

Để tận hưởng vẻ đẹp của thác nước, du khách cần trải qua một hành trình thú vị (Nguồn: Sưu tầm)

Hàng năm, vào trước và sau Lễ hội Đua thuyền Rồng, thác nước Paiting bước vào giai đoạn nước chảy mạnh nhất. Đây là thời điểm lý tưởng để khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước, khi dòng nước ào ạt đổ xuống, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và sảng khoái.

thác nước Paiting, Đan Trại

Chiêm ngưỡng dòng nước mạnh mẽ đổ xuống từ cao tại thác nước Paiting (Nguồn: Sưu tầm)

Khi đến thác Paiting, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng dòng thác mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn địa phương đặc sắc như “村BA” (Cun BA) và “村潮” (Cun chao), mang đến trải nghiệm văn hóa phong phú. Những món ăn này thường được phục vụ tại các quán ăn xung quanh khu vực thác, giúp du khách tận hưởng không gian ẩm thực đa dạng sau khi tham quan.

4. Lễ hội Chixin - Tinh hoa văn hóa người Miêu giữa lòng Đan Trại

Người dân MiêuĐộng tại Đan Trại tổ chức nhiều hoạt động độc đáo trong các lễ hội hàng năm của họ, bao gồm những màn trình diễn múa hát dân gian và các nghi lễ đặc sắc. Đây là những dịp để cộng đồng thể hiện niềm tự hào văn hóa và gìn giữ các phong tục truyền thống. 

Lễ hội Chixin, còn được gọi là lễ hội Mừng Mùa. Lễ hội này không có ngày cố định mà thường được tổ chức tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch của từng vùng, thể hiện sự tôn vinh thành quả lao động và niềm tin tâm linh của cộng đồng.

 lễ hội

Nghi lễ tiếp rước bằng rượu trong lễ hội "Chixin” tại Đan Trại (Nguồn: News.cn)

Một trong những điểm nhấn đặc sắc của lễ hội là việc người Miêu diện những bộ trang phục truyền thống tinh xảo. Các cô gái Miêu nổi tiếng với những chiếc mũ bạc được trang trí công phu, đi kèm với các loại trang sức bạc như vòng tay, vòng cổ, hoa tai, và những món phụ kiện đội đầu được chạm khắc tỉ mỉ. Các trang phục váy xếp ly truyền thống làm bằng vải thổ cẩm cũng được mặc, tạo nên âm thanh lanh canh khi họ di chuyển.

Lễ hội Chixin tại Đan Trại, Quý Châu

Những chiếc mũ bạc được trang trí tinh xảo để chuẩn bị cho Lễ hội Chixin (Nguồn: News.cn)

Những hoạt động đặc trưng của lễ hội Chixin bao gồm:

- Nếm cơm mới: Người dân sẽ thu hoạch những bông lúa chín nhất và dâng chúng lên tổ tiên trước khi cùng thưởng thức những món ăn chế biến từ cơm mới, kèm theo các món như cá, gà và rau.

- Múa Lusheng: Các cô gái biểu diễn những điệu múa truyền thống trong khi các chàng trai chơi đàn Lusheng, một loại nhạc cụ làm bằng tre cổ xưa.

- Bullfighting (Đấu bò): Một trong những sự kiện được mong đợi nhất, nơi những con bò được chọn lọc kỹ càng sẽ tham gia đấu. Các con bò được trang trí với hoa giấy trên sừng, và tiếng cổ vũ vang dội khi những bông hoa này bị vò nát.

- Youfang: Một nghi lễ truyền thống để nam nữ thanh niên hát đối, trao đổi tình cảm. Nếu cả hai đều ưng thuận, họ sẽ trao nhau các vật kỷ niệm như quần áo, vòng tay để bày tỏ tình cảm.

lễ hội

Dân làng chào đón du khách trong lễ hội "Chixin" ở làng Paimo (Nguồn: News.cn)

Du khách được khuyến khích tham gia vào các hoạt động này để thực sự trải nghiệm không khí lễ hội sôi động. Những màn trình diễn không chỉ cuốn hút mà còn mang lại trải nghiệm sâu sắc, giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống và phong tục của người dân địa phương. Đây chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong hành trình của họ khi đến với Đan Trại và du lịch Quý Châu.

5. Khám phá ẩm thực địa phương tại Đan Trại

Ẩm thực của người Miêu ở Đan Trại rất đa dạng và đặc sắc, nổi bật với những món ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon và gia vị độc đáo. Tại đây, bạn có thể thưởng thức đủ loại món ngon từ bát phở Quý Châu nóng hổi vào buổi sáng đến cá nướng trên than hồng vào buổi tối, kèm theo ớt dưa và một ít bạc hà tươi mát - rất phù hợp khi uống với một chai bia lạnh.

Cá Nước Chua (Sour Soup Fish): Món ăn này sử dụng loại nước chua đặc trưng chỉ có ở Đan Trại, mang lại hương vị đặc sắc và đậm đà. Cá được chế biến mềm mại, hòa quyện với vị chua của nước dùng, tạo nên trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời. Đây là món ăn được nhiều người khen ngợi và được xem là biểu tượng của ẩm thực nơi đây.

ẩm thực địa phương Đan Trại

Cá Nước Chua - biểu tượng ẩm thực của Đan Trại (Nguồn: Sưu tầm)

ẩm thực địa phương Đan Trại

Bún gạo Quý Châu và nhiều các món ăn đặc sản khác được phục vụ tại nhà hàng Đan Trấn (Nguồn: Sưu tầm)

Hy vọng rằng những thông tin mà PYS Travel mang đến về Đan Trại sẽ giúp hành trình khám phá vùng đất đầy màu sắc và văn hóa này của bạn trở nên trọn vẹn và đáng nhớ hơn.

Đừng bỏ lỡ Đan Trại qua lịch trình tour của PYS Travel: 

Tour Quý Dương - Thiên Hộ Miêu Trại - Tiểu Thất Khống 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Quý Dương - Xích Thủy - Trùng Khánh 5 ngày 4 đêm từ Hà Nội

Tham khảo các tour du lịch Trung Quốc hấp dẫn khác tại PYS Travel:

Tour du lịch Trung Quốc

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn