Thượng Hải là một trong những thành phố hiện đại, xô bồ nhất của Trung Quốc. Nhưng giữa lòng thành phố sầm uất, nhộn nhịp và hiện đại ấy lại tồn tại một ngách cổ kính không thể bỏ qua khi tới đây. Nếu bạn muốn thưởng thức những nét xưa cũ thì đừng quên ghé qua miếu Thành Hoàng nhé.
Miếu Thành Hoàng mang phong cách cổ từ thời nhà Minh, nhà Thanh và cho đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Đây cũng là nét đặc trưng theo lối kiến trúc nhà cổ ở Thượng hải với những chiếc đèn lồng đỏ được treo – những hình ảnh mà ta chỉ còn được nhìn thấy trên các phim truyền hình Trung Hoa.
Miếu Thành Hoàng - Thượng Hải (Ảnh: Sưu tầm)
Miếu Thành Hoàng nằm trọn giữa lòng quận Hoàng Phố, được xây dựng từ lâu và cũng được trùng tu lại nhiều lần. Đến nay, nơi đây đã trở thành một quần thể tấp nập thu hút các thương nhân với những của hiệu, nhà hàng, khách sạn,… vô cùng tấp nập. Diện tích của khu miếu khoảng 10.000m2 với rất nhiều tòa nhà cổ kính và có hai khu vườn lớn hai bên. Theo lời của những người lớn tuổi để lại, đây từng là nơi ở của các vị quan chức ngày xưa, nên kiến trúc nơi đây mang đậm nét ngày xưa, vô cùng cổ kính.
Miếu Thành Hoàng có vị trí nằm ở số 249, đường trung lộ Fangbang, thuộc quận Hoàng Phố, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ngôi miếu quay hướng về phía nam, bên trong có cổng, cổng phụ, nhà hát, sảnh chính, cung điện, và cả các hành lang sắp xếp theo thứ tự dọc theo trục trung tâm. Đây là nơi nơi thờ tự ba nhân vật trong lịch sử nổi tiếng khắp Trung Hoa , ba vị được biết đến với danh xưng là Hoắc Long, Tần Dụ Bá và Trần Hóa Thành.
Khuôn viên miếu rộng lớn (Ảnh: Sưu tầm)
Theo tương truyền, miếu Thành Hoàng ban đầu là nơi thờ thần núi Kim Sơn thuở xa xưa. Đến năm 1403 dưới thời Minh Thành Tổ, là cách đây 620 năm, nơi đây trở thành miếu thờ Hoàng Thành. Cũng dưới thời nhà Thanh lúc bấy giờ, miếu Thành Hoàng được đầu tư và đóng vai trò quan trọng hơn với vai trò là nơi người dân tứ phương đổ về cầu tài lộc và bình an.
Năm 1820-1850 thời của Đạo Quang Hoàng đế là vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh, ngôi miếu Thành Hoàng đạt quy mô lớn nhất. Sự phát triển và mở rộng quy mô của ngôi miếu cũng có tác động tích cực ít nhiều đến sự hình thành của một khu vực giao thương buôn bán tại Hoàng Phố - Thượng Hải lúc bấy giờ.
Miếu Thành Hoàng (Ảnh: Sưu tầm)
Tuy nhiên, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, miếu Thành Hoàng từng có thời gian bị đóng cửa, tạm ngưng hoạt động để sử dụng cho những mục đích khác. Đến năm 1951, Thành Hoàng miếu được bàn giao cho Hiệp hội Đạo giáo Thượng Hải. Và khoảng năm 1994 thì ngôi miếu trở thành khu vực dành cho người đi bộ cùng với Dự Viên và một số cảnh điểm khác. Mãi cho đến 2005 - 2006, miếu Thành Hoàng được trùng tu mà mở cửa đón khách tham quan trở lại cho tới hiện nay.
Tham khảo tour du lịch Thượng Hải hấp dẫn tại PYS Travel:
Tour Trung Quốc: Thượng Hải - Hàng Châu - Ô Trấn 5 ngày 4 đêm từ Hà Nội
Điện Hỏa Quang thờ Hỏa Quang, vị thần chính của toàn bộ ngôi chùa. Ngoài bức tượng chính, trong điện còn có mười hai bức tượng thuộc hạ của Hoắc Quang. Đặt hai bên tượng chính là tượng các quan chức dân sự và quân sự trong cung, có nhiệm vụ ghi chép việc tốt, việc xấu của con người trên thế gian, quản lý linh hồn sau khi chết và sắp xếp đưa họ vào thiên đường hoặc địa ngục. Ở vị trí xa hơn, hai bên cung điện có bốn quan viên và một công đức tuần tra, lần lượt chịu trách nhiệm tiếp nhận, truyền đạt, báo cáo và xử lý công việc, tuần tra trong cung.
Điện Hỏa Quang (Ảnh: Sưu tầm)
Hội trường Yuanchen còn được gọi là Hội trường Sixty Jiazi. Ở Trung Quốc cổ đại, chu kỳ Thiên Can và Địa Cành bắt đầu từ Jiazi và kết thúc ở Guihai, sáu mươi là một tuần nên còn gọi là Sáu mươi Jiazi. Về sau Đạo giáo dùng sáu mươi Jiazi để phù hợp với tên của thần, từ đó hình thành nên Đạo giáo Yuanchen tín ngưỡng. Bởi vì vị thần sáu mươi tuổi là tinh thần nên còn được gọi là thần Thái Tùy.
Trong dân gian, nó có nghĩa là người ta gọi Thái Tùy thần tương ứng với sáu mươi nguyên thần của một năm nào đó là Thái Tùy hàng năm của năm đó, và Thái Tùy thần tương ứng với năm sinh của ông là Thái Tùy năm sinh.
Hội trường Yuan Chen (Ảnh: Sưu tầm)
Thành Thần Điện hướng ra sân trong. Trong điện, Tần Vũ Ba của nhà Minh đã được phong thần, đó là lý do tại sao bức tượng của ông được mặc trang phục của các quan chức chính phủ nhà Minh với mũ và áo choàng. Trước bức tượng của Tần, có một cái bàn mà bạn thường thấy trong một chính phủ thời nhà Minh, trên đó đặt một cây bút, một nghiên mực, một thỏi mực, một con dấu chính thức và một mũi tên lệnh trên đó. Hai trợ lý đứng trước bàn với các tập tài liệu trên tay, sẵn sàng giải quyết công việc của Thành Thần. Thành Thần Tần Vũ Ba ngồi ở giữa Thành Thần Điện; bên trái là Điện dành cho Phu nhân của Tần, một điện dành riêng cho Phu nhân Chu của Tần; bên phải là Điện dành riêng cho Cha mẹ của Tần.
Tham khảo chùm tour du lịch Trung Quốc của PYS Travel:
Sảnh vào cuối cùng của Miếu Thành Hoàng Thượng Hải là Điện Thành Hoàng. Hai bên đều treo những câu đối để ca ngợi sự vô tư và vị tha của Thành Thành. Ngoài ra còn có câu đối ca ngợi các vị thần trong chánh điện.
Điện Thành Hoàng (Ảnh: Sưu tầm)
Ở trung tâm của Điện Thành Hoàng là một bức tượng bằng gỗ mặt đỏ của Miếu Thành Hoàng ngồi thẳng. Nội thất của Chenghuang Hall được mô phỏng theo chính quyền quận thời nhà Minh, với các nghi lễ canh gác nghiêm ngặt.
Ở phía tây của Điện Thành Hoàng là Sảnh Hoàng hậu, nơi thờ vợ của Thành hoàng. Vợ của Chenghuang, họ Chu, là con gái của một gia đình danh giá ở vùng Chu Phố. Vào thời điểm đó, dòng họ Chu Phố Chu khá có uy tín, tổ tiên là Chu Yong (khoảng 1101-1165, tự là Wenqing, hay còn gọi là Huagu), là một nhà thơ thời nhà Tống, họ cùng dòng họ nhà Tống di cư về phía nam và sinh sống. sống ẩn dật ở khu vực Chu Phố.
Điện Wealth là nơi thờ cúng Thần Tài, Quan chức bất tử để chiêu mộ sự giàu có, quan chức bất tử để quảng bá kho báu, quan chức bất tử để thu lợi nhuận trên thị trường và quan chức bất tử của Nazhen. Triệu Công Minh tên thật là Lang, tự xưng là Cung Minh, còn gọi là Triệu Huyền Đàn, Triệu Công nguyên soái. “Xuantan” ám chỉ bàn thờ của Đạo giáo, cũng có nghĩa là bảo vệ pháp luật, là một trong tứ soái của Đạo giáo.
Điện Wealth trong miếu Thành Hoàng (Ảnh: Sưu tầm)
Tham khảo>> Tour Trung Quốc: Bắc Kinh - Tô Châu - Hàng Châu - Thượng Hải 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội
Đây là việc mà chắc chắn những ai tới đây cũng không thể bỏ qua. Du khách tới đây thường hay đi dạo, tham quan khu phố với kiến trúc cổ kính đặc trưng và tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa mà chỉ nơi đây mới có. Khi tới đây, bạn sẽ thấy mình như đang đi lạc vào thời xưa, lạc vào những thước phim cũ với những ngôi nhà mái cổ kính, với tiếng sóng vỗ mái chèo, tiếng người rao bán dọc đường rất bình dị mộc mạc không thể tìm thấy ở đâu.
Đi dạo, khám phá quanh miếu (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu bạn là một trong những tín đồ mua sắm thì nhất định không thể bỏ qua được các cửa hàng thời trang, quần áo hay những cửa hàng bán phụ kiện, đồ lưu niệm để về làm quà cho người thân.
Mua sắm quà lưu niệm (Ảnh: Sưu tầm)
Sau khi đi dạo một vòng thưởng thức cảnh đẹp nơi đây thì bạn cũng nên dừng chân để thưởng thức các món ăn đặc sản mang văn hóa Trung Hoa. Người Trung Quốc nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, phong phú mà bạn nhất định phải thử. Các món ăn ở đây cũng có đủ với các mức giá khác nhau từ bình dân cho đến các cửa hàng sang trọng.
Gian hàng bán đồ ăn tại miếu (Ảnh: Sưu tầm)
Bạn có thể thưởng thức một loạt các món ăn nhẹ và quà vặt truyền thống của Trung Quốc, chẳng hạn như: thịt dê xiên nướng, đậu hũ thúi, vịt quay thuốc bắc, há cảo chiên và bánh bao hấp,... Đặc biệt, tại đây còn có các loại hạt dẻ thơm ngon mà du khách nhất định phải thử khi đến Thượng Hải.
- Đây là địa điểm du lịch tâm linh vì thế khi đến miếu bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Tránh mặc những bộ đồ quá ngắn hay hở hang.
- Trước khi đến miếu bạn nên đổi một ít tiền mặt để mua sắm những món đồ lưu niệm, ăn uống....
- Vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ lớn tại Trung Quốc, Miếu thường sẽ rất đông. Nếu bạn ngại đến những nơi đông đúc thì nên đi vào những ngày trong tuần.
- Nhớ sạc đầy pin điện thoại và máy ảnh bởi đây chính là điểm đến giúp bạn có những bức ảnh check in “triệu like” đó!
- Lựa chọn trang phục kín đáo để tham quan khu vực Miếu, hãy cố gắng lựa chọn những bộ trang phục có màu sắc nhã nhặn hay có chút hoạ tiết hoa văn để phù hợp với khung cảnh miếu nhé! Như vậy bạn sẽ có những bức ảnh check in vô cùng xinh xắn đó!
Du lịch miếu Thành Hoàng (Ảnh: Sưu tầm)
Trên đây PYS Travel đã chia sẻ cho du khách về Miếu Thành Hoàng Thượng Hải, mong rằng qua bài viết này du khách đi khám phá Thượng Hải có thêm thông tin về điểm du lịch độc đáo này. Chúc quý khách có một chuyến đi bình an, tràn ngập niềm vui và ý nghĩa! Đừng quên tham khảo các tour du lịch của PYS Travel để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhé.
Tham khảo tour du lịch Thượng Hải hấp dẫn tại PYS Travel:
Hãy tham khảo một số tour du lịch quốc tế dịp Tết Dương lịch 2025 của PYS Travel nhé!
Chùm tour Outbound tết Dương lịch từ Hà Nội
Chùm tour Outbound tết Dương lịch từ TP. Hồ Chí Minh
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn