Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là một biểu tượng văn hóa của vùng đất An Giang. Đến đây, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian linh thiêng, cầu mong những điều tốt đẹp mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người miền Tây sông nước. Cùng PYS Travel khám phá ngay!
Miếu Bà Chúa Xứ gắn liền với vùng châu đốc đầy huyền bí và linh thiêng. Vì thế mà mặc dù chẳng có quy định gì nhưng nếu đã đến An Giang bạn nhất định nên ghé thăm ngôi miếu này một lần. Đây không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là niềm tự hào của ngành du lịch địa phương.
Hình ảnh miếu Bà Chúa Xứ (Ảnh: Sưu tầm)
Theo sự tích miếu Bà Chúa Xứ vào những năm 1820, Quân Xiên hay qua nước ta quấy nhiễu và cướp bóc. Khi giặc đến, người dân lại phải đưa nhau đi trốn trên núi lánh nạn. Một hôm, chúng gặp tượng Bà, lấy dây buộc lại rồi dùng đòn khiêng xuống núi để mang về nước. Như khi vừa khiêng được một đoạn đường ngắn, tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu. Không thể nào nhấc lên tiếp được. Một trên giặc tức giận đã đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh bay bên trái. Ngay tức khắc hắn bị Bà trừng phạt.
Tượng bà uy nghiêm phúc hậu (Ảnh: Sưu tầm)
Sau đó theo lời của một bà đồng người dân đã tiến cử chín người thiếu nữ đồng trinh đến khiêng tượng mới đưa được xuống chân núi. Tuy nhiên khi xuống hết núi tượng bà bỗng nặng trịch không thể nào di chuyển được nữa. Vậy nên người ta chọn đây chính là nơi để lập miếu thờ phụng Bà Chúa Xứ.
Theo như nhiều nghiên cứu bức tượng Bà này là pho tượng đá sa thạch từ thời xa xưa. Hơn nữa bức tượng này mang tính giá trị nghệ thuật rất cao và có thể được tạo ra vào cuối thế kỷ VI. Có một vài ghi chép khác cho rằng tượng Ba là một bức tượng Phật của người Khơme xưa bị bỏ quên và được người dân phát hiện.
Nằm trên đỉnh núi Sam, Chùa Bà Châu Đốc không chỉ là nơi gửi gắm niềm tin của hàng triệu người mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo. Qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần để có được diện mạo như ngày nay. Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ bằng tre lá. Đến năm 1870, người dân địa phương đã cùng nhau xây dựng lại ngôi chùa bằng gạch hồ ô dước. Một bước ngoặt lớn trong lịch sử kiến trúc của chùa là vào những năm 1972-1976, dưới bàn tay tài hoa của hai kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng và Huỳnh Kim Mảng, chùa đã được tái thiết hoàn toàn.
Miếu Bà Chúa Xứ (Ảnh: Sưu tầm)
Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở vị trí trung tâm, uy nghiêm. Xung quanh là các bàn thờ phụng thờ các vị thần khác, tạo thành một không gian thờ tự linh thiêng. Việc thờ cúng Bà Chúa Xứ là một trong những tín ngưỡng tâm linh đặc sắc của người dân miền Tây.
Địa chỉ miếu Bà Chúa Xứ: Núi Sam, TP. Châu Đốc, An Giang
Chùa Bà Châu Đốc hay còn gọi với tên gọi thân thường là Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam. Địa danh tâm linh này tọa ở dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Là địa điểm du lịch nổi tiếng tại xứ An Giang.
Hình ảnh miếu Bà Chúa Xứ (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa bà Chúa Xứ mở cửa mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 21 giờ đêm. Tuy nhiên, vào ngày đầu năm và lễ hội vía Chùa Bà Châu Đốc sẽ trở nên đông đúc khách hành hương hơn. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, chùa sẽ mở cửa 24/24 để đón chào du khách trên mọi miền đất nước.
Về cơ bản bạn có thể ghé thăm bất kỳ vào thời điểm nào trong năm khi muốn đến miếu bà chúa Xứ. Tuy nhiên đa số du khách thường chọn viếng thăm vào dịp tết để cầu mong một năm mới bình an.
Lựa chọn thời điểm lý tưởng để tới tham quan (Ảnh: Sưu tầm)
Hơn nữa nếu như có dịp bạn có thể đến đây vào thời điểm từ 24 đến 27 âm lịch. Bởi đây là thời điểm diễn ra lễ hội vía bà chúa Xứ, lúc này nếu bà rất đông đúc và nhộn nhịp nhất là vào ngày 25 hay còn gọi là ngày vía chính.
Thành phố Châu Đốc (An Giang) cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km. Do vậy, nếu xuất phát từ Sài Gòn, bạn có thể lựa chọn phương tiện xe máy, xe khách hoặc xe ô tô. Thời gian di chuyển giữa hai thành phố khoảng tầm 5 - 6 tiếng ngồi xe.
Nếu đi bằng phương tiện xe máy, ô tô, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh đẹp hai bên đường đi. Đồng thời, có thể chủ động sắp xếp lịch trình riêng và tiết kiệm nhiều thời gian. Dưới đây là hai lộ trình di chuyển dành cho khách hành hương Chùa Bà Châu Đốc bằng xe máy.
- Lộ trình số 1: Xuất phát từ TP.HCM, du khách hãy chạy dọc theo Quốc lộ 62 theo hướng Bình Hiệp. Tiếp theo, bạn cứ chạy theo đường biên giới Hồng Ngự đến Tân Châu là có thể đến Châu Đốc.
- Lộ trình số 2: Xuất phát điểm từ TP.HCM, bạn hãy chạy dọc theo Quốc lộ 1A để qua cầu Mỹ Thuận rồi đi đến Quốc Lộ 80. Bạn cứ đi đến Sa Đéc qua cầu Vàm Cống để vào Long Xuyên. Từ Long Xuyên, bạn cứ tiếp tục chạy theo Quốc lộ 90 để đến Châu Đốc.
Có thể nói xe khách chính là phương tiện được khách hành hương lựa chọn nhiều nhất. Hầu hết khách du lịch đi xe khách vì mong muốn nghỉ ngơi, tận hưởng chuyến hành trình dài trên xe. Hiện nay, có rất nhiều xe khách chạy tuyến từ TP.HCM đến An Giang có mức giá phải chăng. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu xe khách sau đây:
- Xe khách Phương Trang: Bạn có thể mua vé tại Bến xe Miền Tây trong khu vực bán vé Phương Trang. Giá vé dao động khoảng 175.000 VNĐ/người/lượt đến 250.000 VNĐ/người/lượt tùy theo từng thời điểm.
- Xe khách Kim Mai: Chỉ từ 120.000 VNĐ/lượt/người là bạn có thể đặt vé xe khách đến Chùa Bà Châu Đốc tại nhà xe Kim Mai.
Nhiều xe khách cho bạn lựa chọn (Ảnh: Sưu tầm)
Rất nhiều du khách vẫn còn thắc mắc về nghi thức lễ cúng và các lễ vật dâng lên Bà. Tuy nhiên, khi cúng lễ Bà Chúa Xứ núi Sam, bạn chỉ cần có lòng thành tâm, hướng thiện là được. Tùy vào điều kiện của mỗi người mà dâng lễ vật phù hợp, chứ không có những quy định hay bắt buộc.
Lễ vật cúng tại miếu Bà Chúa Xứ (Ảnh: Sưu tầm)
Bạn cũng có thể chuẩn bị các lễ vật gồm có mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, bánh bao, heo quay nguyên con. Trong số các đồ cúng này thì heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng, đặc biệt được số đông người hành lễ dùng để dâng cúng. Theo như phong tục thì heo quay dùng để cúng sẽ phải có một con dao cắm ở ngay sống lưng. Khi sắm lễ đi chùa Bà Chúa Xứ, những đồ như bánh kẹo, hoa quả, hương,… dễ mang theo thì bạn nên chuẩn bị ở nhà.
Kiến trúc của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam mang phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam và các yếu tố Phật giáo. Toàn bộ công trình được xây dựng trên một khu đất rộng, với nhiều hạng mục kiến trúc khác nhau. Cổng Miếu được xây dựng theo kiểu "tam quan", gồm ba cửa vòm, tượng trưng cho sự liên kết giữa Trời - Đất - Người. Trên nóc cổng là các họa tiết chạm trổ tinh xảo như rồng, phượng, hoa sen... tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền bí.
Cổng tam quan tại miếu Bà Chúa Xứ (Ảnh: Sưu tầm)
Bước qua cổng tam quan, du khách sẽ bước vào khu vực sân chính, nơi diễn ra các nghi lễ cúng bái chính. Điểm nhấn chính của miếu là ngôi điện thờ chính, được xây dựng theo kiểu nhà rường với mái cong vút và các họa tiết trang trí phong phú. Mái điện thờ được lợp bằng ngói âm dương, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và uyển chuyển. Các cột gỗ, xà ngang được chạm khắc tinh xảo, thể hiện tài năng của các nghệ nhân xưa.
Khu vực chính điện (Ảnh: Sưu tầm)
Trong điện thờ, du khách sẽ thấy được tượng Bà Chúa Xứ ngự trị, được tôn thờ bởi hàng triệu trái tim sùng bái. Ngoài ra, trong khuôn viên còn có nhiều hạng mục kiến trúc khác mang phong cách đậm chất nghệ thuật với những chi tiết hoa văn, chạm trổ công phu và tinh xảo chờ bạn đến chiêm ngưỡng.
Khuôn viên vô cùng rộng rãi thoáng đãng với những cây cổ thụ rợp bóng xanh mát và nhiều cảnh được tạo dáng đẹp mắt. Điểm tô cho không gian là sắc hoa rực rỡ. Vào buổi tối khi đèn lên; không gian miếu cổ kính lại thêm phần lung linh. Vãn cảnh chùa; thắp nhang cầu những điều bình an tốt lành cho bản thân và gia đình xong; bạn có thể leo lên tầng cao của ngôi miếu; ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao; đưa mắt hướng về phía xa; bạn có thể thấy được cả 1 góc của thành phố.
Tham khảo: Tour Châu Đốc - Miếu Bà Chúa Xứ - Núi Cấm 1 ngày 1 đêm từ TP.HCM
Lễ hội Chùa Bà Châu Đốc, hay còn gọi là lễ Vía Bà, là một trong những lễ hội lớn nhất và sôi động nhất của người dân Nam Bộ. Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng. Bởi đây chính là khoảng thời gian diễn ra lễ hội. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25. Vào năm 2015 lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (Ảnh: Sưu tầm)
Trong không khí náo nhiệt của lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào những nghi lễ truyền thống, thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc và tham gia các trò chơi như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ. Đây là dịp để mọi người cầu bình an, sức khỏe và may mắn cho bản thân và gia đình.
Chùa Phước Điền - Phước Điền Tự, hay còn gọi là chùa Hang, là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự tĩnh lặng. Với không gian thanh bình, chùa Phước Điền là nơi bạn có thể thư giãn và tìm lại cân bằng cho tâm hồn.
Chùa Phước Điền (Ảnh: Sưu tầm)
Tham quan chợ Châu Đốc (Ảnh: Sưu tầm)
- Trang phục: Nên chọn trang phục thoải mái, gọn gàng và kín đáo khi đến chùa. Tránh mặc quần áo quá ngắn, hở hang hoặc trang phục quá màu mè.
- Giao thông: Nếu đi bằng xe máy, nên gửi xe đúng nơi quy định và nhớ vị trí để tránh mất xe.
- An toàn thực phẩm: Chỉ nên ăn uống tại những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Văn hóa: Tôn trọng tín ngưỡng và văn hóa địa phương.
Qua bài viết này PYS Travel hy vọng có thể chia sẻ một số kinh nghiệm quý giá cho Quý khách khi muốn ghé thăm miếu Bà Chúa Xứ linh thiên tại tỉnh An Giang. Chúc bạn và những người thân yêu sẽ có chuyến đi vui vẻ, ghi lại được nhiều kỷ niệm đẹp cùng nhau. Và đừng quên tham khảo tour du lịch của PYS Travel với mức giá cực kỳ hấp dẫn mà bạn có thể đăng ký trải nghiệm ngay nhé!
Xem ngay >> Tour Châu Đốc - Miếu Bà Chúa Xứ - Núi Cấm 1 ngày 1 đêm từ TP.HCM
Tham khảo tour du xuân đang HOT của PYS Travel:
Chùm tour Du xuân - Lễ chùa đầu năm 2025
Tour du lịch Du xuân năm mới 2025
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn