Kinh nghiệm du xuân chùa Tam Chúc Hà Nam từ A đến Z mới nhất 2021. Lưu ngay!

02/03/2021

Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long trên cạn" đang là điểm du xuân "làm mưa làm gió" trong thời gian gần đây. Cùng PYS Travel tổng hợp kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc từ A đến Z đầy đủ nhất nhé!

I/ Giới thiệu về quần thể khu du lịch Tam Chúc

Trước khi bắt đầu hành trình chia sẻ kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam, chúng ta hãy tìm hiểu một chút thông tin về nơi đây nhé. Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013. Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Veskas năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.

 

Bạn đang lo lắng không tìm được phòng nghỉ khi đi du xuân chùa Tam Chúc

>> Xem ngay: Combo Phòng nghỉ 5 sao tại Vinpearl Phủ Lý Hà Nam giá chỉ 599K đã có Buffet Ăn sáng.

Hotline: 024.7307.5060

 

Quần thể du lịch Tam Chúc - Hà Nam đang là điểm "làm mưa làm gió" trong thời gian gần đây. (Ảnh Đinh Tuyết Lan) 

Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Veskas năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019. (Ảnh Đinh Tuyết Lan) 

Hướng dẫn đường đi : từ Hà Nội, bạn đi theo cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tới quốc lộ 38 tại Duy Tiên thì đi ra quốc lộ 1A, sau đó đi tới Kim Bảng và đi về xã Ba Sao. (Ảnh Đinh Tuyết Lan) 

Quần thể chùa Tam Chúc toạ lạc tại thị trấn Ba Sao (tỉnh Hà Nam) vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Để hoàn thành dự án này, nhà đầu tư dự kiến phải mất thêm 30 năm nữa. Khi đó, Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích quần thể lên tới 5.000 ha. Ngoài ra, ngôi chùa này còn được tạc 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa và sở hữu nhiều báu vật trên thế giới.

 

II/ Cách di chuyển tới Hà Nam - Chùa Tam Chúc:

Hướng dẫn đường đi: từ Hà Nội, bạn đi theo cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tới quốc lộ 38 tại Duy Tiên thì đi ra quốc lộ 1A, sau đó đi tới Kim Bảng và đi về xã Ba Sao.

 

Có nhiều phương tiện dễ dàng di chuyển từ Hà Nội đến Hà Nam. (Ảnh Nguyễn Chí Thanh)

Di chuyển tới Hà Nam bằng phương tiện gì? Bạn có thể di chuyển tới Hà Nam theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam với những phương tiện di chuyển phổ biến cho chuyến đi của bạn:

1/ Xe bus- phương tiện công cộng:

Bạn di chuyển ra bến xe Giáp Bát ( Hà Nội) sau đó bắt chuyến bus Hà Nội- Phủ Lý là có thể tới được Hà Nam sau 1 tiếng. Tần suất của chuyến xe bus này cứ 15 phút lại có một chuyến xe chạy, giá vé khá rẻ chỉ 30k một người/ một lượt.

2/ Xe khách:

hiện tại bạn chỉ mất 60k và hơn 1 tiếng là có thể về tới Hà Nam bởi vì ở đây có đường cao tốc Pháp Vân- cầu Giẽ xe khách chạy rất nhanh và không bị tắc đường ( trừ dịp nghỉ lễ). Ngoài ra có xe khách chạy dọc quốc lộ 1A qua Kim Bảng tới Phủ Lý ( thành phố Hà Nam)

3/ Xe máy:

Bạn có thể chạy xe dọc quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ thế đi thẳng sẽ tới Hà Nam nếu bạn xuất phát từ Hà Nội. Bạn chú ý mang đầy đủ giấy tờ, đội mũ đúng quy định và tuân thủ đúng luật lệ giao thông nhé, nếu không bạn sẽ bị phạt bởi ở Hà Nam là thành phố quy củ, các anh cảnh sát trên đường rất nhiều.

Ảnh Nguyễn Chí Thanh. 

III/  Tất tần tật về khu du lịch sinh thái Tam Chúc - Hồ Tam Chúc Hà Nam

Cảnh quan ở khu du lịch Tam Chúc rất độc đáo và đa dạng. Lòng Hồ ở khu du lịch này có 6 quả núi giống hình cái chuông, bảy ngọn núi cao tương ứng với 7 ngôi sao sáng. Khu du lịch này là vùng ngập nước núi đá vôi có rất nhiều di tích như : động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, động Lim, Đồng Đề Yêm, động Chùa,…
Khu du lịch này cũng rất gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như : chùa Hương (cách 3km đường núi), Tràng An, Cúc Phương, Bái Đính,…Đây cũng là điểm nối quan trọng giữa chùa Hương với khu bảo tồn Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc Bích Động,…
Để có thể trải nghiệm hành trình lễ phật đầu năm tuyệt vời nhất theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam, bạn có thể kết hợp du lịch Tam Chúc với Chùa Hương, hay chùa Bái Đính, Tràng An..…

GIÁ VÉ THAM QUAN: 

Đến nơi  khung cảnh khá là dang dở vì công trình chưa hoàn thiện nên số vật liệu và bụi đường còn nhiều.
Các bạn có thể gửi xe ở 1 bãi đất trống giá vé 15.000đ/1 xe máy. Lưu ý sau khi về sẽ phải trả vé nên đừng ai quên tay vứt đi nhé.

Tham quan di chuyển bằng xe điện giá 30.000đ/1 người


Khu vệ sinh và ăn uống ở ngay gần nơi mình để xe. Tại đây có bày bán vòng vèo và 1 số đồ tặng phẩm.

Đồ ăn có bánh mỳ xúc xích 25.000đ/1 cái;  trứng 15.000đ/1 cái và có mì tôm. Nước có tủ bán nước đồng giá nước ngọt và lọc 15.000đ/lon
Khu vệ sinh do mới làm nên cũng rộng và khá sạch sẽ nhiều phòng nhiều bồn rửa tay tha hồ rửa. 

Nếu các bạn muốn ra cây cầu huyền thoại thì phải đi bộ khá xa qua cầu là 1 cái đền nhỏ  rồi lại phải quay ngược về gần nơi mình đề xe có chỗ mua vé xe điện (60.000đ khứ hồi ) không thì mua lượt đi rồi lượt về mua sau cũng đc để vào chùa chính.

Ảnh Quang Hải. 

IV/  Đặc sản Hà Nam - Các món ăn ngon ở Hà Nam

Đi chùa cầu phúc, cầu lộc xong thì nên thưởng thức đồ ăn gì? Bỏ túi ngay những món ngon, nổi tiếng được đúc rút từ nhiều người có kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam như: 

Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý

Bánh cuốn chả là món ăn phổ biến đâu đâu bạn cũng có thể tìm thấy nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là bánh cuốn chả nướng Phủ Lý. Nhắc thấy đã thèm rồi, hương vị bánh cuốn chả ở đây độc đáo khác biệt. Bánh không nhân ăn kèm với rau sống, chả nướng chín thơm trên than hồng sẽ làm nức lòng gout ẩm thực tinh tế của bạn. Chả nướng được làm rất công phu từ nguyên liệu thịt heo tươi qua quá trình tẩm ướp gia vị phức tạp rồi mang nướng đều tay trên than hồng. Tiếp đó là nước chấm chua ngọt kèm theo đĩa bánh trắng ngần phía trên có rắc chút hành khô phi thơm. Đây được xem như món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nam, bạn có ghé qua Hà Nam nhớ dừng chân thưởng thức nhé.

Bánh cuốn chả Phủ Lý là một trong những đặc sản ngon nức tiếng tại Hà Nam bạn không nên bỏ lỡ.
Bánh cuốn chả Phủ Lý thơm ngon nức tiếng tại Hà Nam

Cá kho niêu đất Vũ Đại

Cá kho là món ăn ngon và hấp dẫn trong mỗi bữa cơm gia đình rồi nhưng bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi ăn món cá kho niêu đất Vũ Đại ( Vũ Đại tên làng nổi tiếng gắn với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn tên tuổi Nam Cao). Cá mang kho thường là cá trắm đen được làm sạch, moi hết ruột rồi tẩm ướp gia vị cầu kì trước khi lót một lớp giềng phía dưới nồi đất rồi mang kho suốt 12 tiếng cho cá ngon đúng vị. Thịt cá thơm ngọt, đậm vị, xương cũng mềm mà khúc cá không bị nát. Món ăn này được xem là đặc sản cá kho Hà Nam được chế biến kì công này luôn là lựa chọn số 1 cho du khách mỗi lần đi du lịch Hà Nam.

Chuối ngự Đại Hoàng

Ở làng Đại Hoàng có trồng được loại chuối ngự ngon ngọt lọt vào top những trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Loại chuối này mập đều, có màu vàng óng, sai quả, đầu có 3 chiếc râu rất đẹp mắt. Nếu trồng chuối ở những vùng khác cũng cho ra những trái hao hao giống chuối được trồng Đại Hoàng nhưng vị ngon thơm lại không được như chuối ngự Đại Hoàng chính gốc. Tên của loại chuối này xuất phát từ việc loại trái cây này từng được tiến cung dâng vua.

Như vậy, chúng ta đã điểm qua những kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam mới nhất 2020. Chúc các bạn có chuyến du xuân lễ chùa đầu năm tuyệt vời. 

 Cầu tài chúc phúc - Sung túc cả năm

Xem ngay >>> Chùm tour lễ chùa du xuân 2020

Hotline: 024 73 07 5060

Chanh Bubble

Tổng hợp 

 

Tour nổi bật tại Tour miền Bắc

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn