Tây Nguyên tự hào vì có một H’Hen Niê tài năng xinh đẹp, và Tây Nguyên cũng tự hào khi là vựa cà phê lớn nhất Việt Nam, nơi có những nông trường cà phê rộng lớn và những mùa hoa cà phê trắng phủ lấp đồi đất đỏ Bazan
Mẹ thiên nhiên chưa bao giờ làm chúng con thất vọng, nếu ở đỉnh đầu tổ quốc Hà Giang có mùa hoa tam giác mạch lông lẫy đất trời, Đà Lạt có thảm thực vật bốn mùa hoa thơm trái ngọt thì ở vùng đất Tây Nguyên đồi núi trập trùng có một mùa hoa rất bình dị nhưng không kém phần xinh đẹp, mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên - mùa hoa của loài cây có giá trị kinh tế vô cùng quan trọng đối với đồng bào nơi đây.
Check in tại vườn cà phê ( Ảnh: Nguyen Vi Phuong)
Trải dài các tỉnh khu vực Tây Nguyên, cà phê và cao su là hai loài thực vật nổi bật mọc xuyên suốt khu vực. Đến độ tháng 3 hằng năm, hoa cà phê nở rộ, phủ trắng cả bầu trời Tây Nguyên, cà phê nơi này nở, thì vài ngày sau cà phê nơi khác lại bung hoa, cứ thế, suốt khoảng thời gian dài, hoa cà phê điểm xuyết góc trời Tây Nguyên trắng xóa, nhưng hoa nhanh nở cũng nhanh tàn, khách du lịch nếu muốn ngắm hoa cà phê nở thì phải canh chừng thời điểm phù hợp nếu không may mắn sẽ không mỉm cười.
Nhà thơ Xuân Diệu từng viết về hoa cà phê để bày tỏ nỗi lòng nhớ nhung người con gái ông thầm thương nhớ để người đọc thấu cảm vẻ đẹp mà loài hoa vùng đại ngàn này đã làm xao xuyến tâm hồn vị thi sĩ như thế nào.
Hoa cà phê thơm lắm, em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa lài
Trắng ngà, trong ngọc, xinh mà sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi
Những bông hoa cà phê trắng tinh như hoa lài, nhưng hoa nở to nhìn qua lại giống cẩm tú cầu ở Đà Lạt, trông xa xa lại giống bông tuyết đầu mùa vừa đọng trên cành lá. Hoa nở nhanh nên người luyến tiếc mùa hoa cũng nhiều, hoa trắng tinh khôi nhưng nở không đồng loạt nên lấp ló trong lùm cây, những bông hoa như những ngọn đèn neon sáng rựng cũng đủ là người tham quan thốt lên nhiều lời kinh ngạc về điều kì diệu ở vùng đất nắng gió và nhiều cây cối như nơi đây.
Khi mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên nở trắng xóa, cũng là lúc Buôn Mê Thuột đẹp nhất trong năm, người dân khăp nơi đồ dồn về đây để thưởng thức không gian văn hóa Tây Nguyên lớn nhất Tây Nguyên. Với chủ đề “Tinh hoa đại ngàn”, lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột 2019 đã thành công trong việc quảng bá cà phê ra thị trường thế giời. Lễ hội cũng tôn vinh những người nông dân quanh năm gắn bó với từng gốc cà phê cằn cỗi, những hộ chế biến cà phê và cả vùng Đất Tây Nguyên bazan màu mỡ phì nhiêu. Tiếp nối thành công năm 2019, lễ hội năm 2020 hứa hẹn sẽ có nhiều điều thú vị và mới mẻ hơn. Thu hút thêm nhiều du khách và đông đảo các doanh nghiệp đến Tây Nguyên, trải mình với vũ điệu cồng chiêng và những điệu nhảy truyền thống của đồng bào dân tộc trong khu vực.
Vào thời điểm diễn ra lễ hội, khách du lịch sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa các dân tộc nơi đây, chiêm ngưỡng cảnh sắc đường phố nơi chốn rừng mây núi ngàn này khoác lên mình chiếc áo ngũ sắc, lốm đốm màu lễ hội. Bên cạnh các chương trình ca múa nhạc, lễ hội năm 2019 đặc sắc hơn khi có thêm cuộc thi cà phê đặc sản nhằm tôn vinh các hộ sản xuất và chế biến cà phê, đồng thời mang hình ảnh cà phê Tây Nguyên đến với người tiêu dùng, các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Sau nhiều năm tổ chức thành công, lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột ngày càng khẳng định vị thế của mình khi hằng năm rất nhiều du khách đến càng nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình.
Mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên cũng là thời điểm khắp nơi đây rạo rưc các lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như Bah Nar, Jơ Rai, Xơ Đăng, M’Nông, Êđê...Người dân nơi đây sống rất chân tình và mộc mạc, cứ vào dịp đầu năm, khắp các buôn làng ráo riết tổ chức các lễ hội, cầu mong thần trời phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ hội Cúng mừng lúa mới của đồng bào M’nông Gar tổ chức vào tháng 3 hằng năm, vào dịp này, đồng bào M’nông Gar, lễ hội diễn ra gồm 2 phần: Phần lễ cúng thần linh và phần hội với các hoạt động diễn tấu chiêng, múa xoang. Cũng như các lễ hội khác trong vùng, đây là lễ hội mang tính truyền thống cầu mong thần linh phù hộ con người có sức khỏe, mưa thuận gió hòa, buôn làng ấm no, yên vui, cũng là dịp để mỗi thành viên và cộng đồng gắn kết với nhau, người người hòa thuận, thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau làm một.
Thầy cùng và già làng cúng thần linh tại cây nêu
Với đồng bào dân tộc Ê đê, dịp đầu năm là thời gian đồng bào tổ chức lễ hội Cầu mưa và lễ hội kết nghĩa. Đặc biệt, lễ hội cầu mưa là lễ cúng quan trọng của đồng bào Ê Đê, dân làng cúng thần Yang để cầu một năm mưa thuận gió hòa, không bị thiên tai lũ cuốn, hạn hán kéo dài, lễ hội được xem là nghi thức truyền thống được duy trì từ nhiều đời nay, truyền từ đời này qua đời khác cho con cháu lưu truyền. Để chuẩn bị cho lễ hội, già làng cùng bà con trong buôn chuẩn bị các vật dụng cúng lễ như: cây nêu, tượng gỗ, các món ăn truyền thống như: gạo nếp, cơm lam, thịt lợn, rượu cần..Trải qua nhiều thế hệ, tập tuc văn hóa Cầu mưa vẫn lưu giữ được nét đặc sắc và có giá trị to lớn đối với đồng bào dân tộc Ê Đê.
Người Jrai cũng có các lễ hội đầu năm như Lễ hội cúng thần nước giọt..để cầu mong thần nước ban phước lành, phù hộ một năm bình an. Để chuẩn bị cho lễ hội, bà con sửa sang, dọn dẹp, trang trí nhà rông, lễ vật được quyên góp từ các gia đình trong làng, không khí diễn ra lễ hội rất vui vẻ, đàm ấm, lòng hiếu khách của đồng bào nơi đây cũng thể hiện rõ khi hầu hết du khách đên thăm làng vào dịp này đều được tiếp đón rất nồng hậu.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội ( Ảnh: Nguồn Internet)
Mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên nở kín triền đồi đang cận kề, cũng là lúc khắp các buôn làng, người dân nơi đây đang nô nức chuẩn bị các nghĩ lễ cho các lễ hội truyền thống nơi đây, không khí ấm cúng, rộn ràng đang lan tràn khắp vùng đất nhiều nắng và gió này.
Lên Tây Nguyên thưởng thức đặc sản mùa hoa cà phê, đừng bỏ lỡ nhé !
Xem thêm: Tour Ngắm hoa cà phê ở Tây Nguyên
Hotline: 02473075060
Hạnh Võ
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn