Ấn Độ không chỉ là mảnh đất trù phú bên lưu vực sông Hằng mà còn là nơi những công trình có một không hai được xây dựng từ rất lâu về trước. Một trong những điểm đến nằm trong must-go list chính là Hawa Mahal ở Jaipur nhé!
Hawa Mahal là một phần trong hệ thống di tích đặc trưng của Ấn Độ. Du khách đến đây để chiêm ngưỡng địa danh biểu tượng của thành phố lớn Jaipur. Người ta vẫn hay gọi Hawa Mahal la cung điện gió vì lối kiến trúc hút gió đặc biệt của nó. Tượng đài này mê hoạch thế giới với cấu trúc kỳ lạ qua các khung cửa sổ nhỏ. Sự trùng điệp của chúng sẽ kích thích sự tò mò trong lòng du khách.
Thành phố Hoàng gia Jaipur do Vua Maharaja Sawai Pratap Singh trong khoảng thời gian từ năm 1778 đến năm 1803 sau Công nguyên. Vào năm 1799, vị vua này đã nảy ra ý tưởng xây dựng cung điện tuyệt đẹp như một phần mở rộng của cung điện Zenana. Điểm khác biệt lớn nhất của di tích này là hình dạng của nó. Bạn thấy đấy, nó không giống bất kỳ một cung điện nào trên thế giới bởi từng ô cửa sổ liên kết như một tổ ong khổng lồ. Chiếc tổ ong kỳ lạ được kết lại bằng 954 cửa sổ gọi là Jharokhas. Nó có ý nghĩa như một sự miêu tả cuộc sống của phụ nữ hoàng gia thời đó, họ chỉ được sống sau bốn bức tường mà thôi. Hướng của các cửa sổ hướng ra đại lộ và khu vực trung tâm của thành bang, nơi người ta thực hiện các nghi lễ, nghi thức và phụ nữ tham gia bằng cách đưa mắt nhìn qua cửa sổ để tránh sự chú ý.
Ngoài cửa sổ, cung điện còn có các Purdah, hay còn gọi là bức màn nhằm tách biệt các phi tần của nhà vua với thế giới bên ngoài. Người ta thường ví cung điện như một tấm màn thủ công hoặc những vỉ nướng tinh tế bằng đá cẩm thạch. Có thể nói, cung điện là sự pha trộn giữa văn hóa, phong tục và kiến trúc của Ấn Độ.
Điều đặc biệt của Hawa Mahal là nó luôn được bao bọc bởi sự dịch chuyển của không khí. Thời tiết bên trong lẫn xung quanh luôn mát mẻ quanh năm. Đó là lý do vì sao người ta đặt cho nó cái tên cung điện gió.
Cung điện gió Hawa Mahal có kiến trúc độc đáo nhờ sự pha trộn giữa phong cách Hindu Rajput và phong cách Hồi giáo Mughal. Lối kiến trúc Mughal bạn có thể tìm thấy ở Taj Mahal, pháo đài Agra. Tuy nhiên, đối với Hawa Mahal, kiến trúc này không chiếm quá nhiều trong tổng thể, nó chỉ đơn giản tạo một hình ảnh mang tính ảo giác thông qua tính chất quang học.
Cung điện được thiết kế gồm năm tầng, trong đó ba tầng du khách thường đến tham quan là Hawa Mandir, Prakash Mandir và Vichitra Mandir được dùng để tôn vinh và tưởng nhớ Lord Shree Krishna. Ngoài ra hai tầng còn lại là Ratan Mandir (nơi tổ chức lễ kỷ niệm vào mùa thu) và Sharad Mandir (nơi trưng bày các tác phẩm bằng thủy tinh nhiều màu) cũng rất được ưa thích. Điều thú vị nhất ở Hawa Mahal dù có năm tầng nhưng chúng không hề có cầu thang. Mọi người di chuyển từ tầng này sang tầng khác bằng những đường dốc như cầu tuột của trẻ em bây giờ. Sở dĩ người ta xây dựng như vậy là để dễ dàng khiêng kiệu cho các phi tần trong cung. Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, cung điện cũng là một viện bảo tàng thu nhỏ trưng bày cổ vật của Ấn Độ, vũ khí chiến đấu, áo giáp của các vị tướng, những bức tranh quý giá và các vật phẩm thủ công mỹ nghệ của hoàng thân Rajput.
Dân gian truyền miệng rằng vua Maharaja Sawai Pratap rất sùng bái và tôn thờ Lord Shree Krishna. Chính vì thế, ông quyết định xây dựng cung điện này mô phỏng theo chiếc vương miện của Lord Shree Krishna và đuôi của con công với ngụ ý rằng đây là mái nhà của hoàng tộc nơi tập trung quyền lực của cả đất nước.
Theo nghiên cứu, các nhà sử học đưa ra giả thuyết rằng cảm hứng của cung điện gió bắt nguồn từ Khetri Mahal của Jhunjhunu thuộc bang Rajasthan. Ngoài ra, ban đầu cung điện được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ. Tuy nhiên, trong sự kiện đón chào Hoàng thân Albert của xứ Wales, chồng của nữ hoàng Victoria nước Anh vua Maharaja đã quyết định biến cung điện thành màu hồng. Đây là cách mà nhà vua thể hiện lòng hiếu khách của mình. Cũng kể từ đây, người ta gọi Jaipur là thành phố Hồng của Ấn Độ.
Cung điện tráng lệ tọa lạc tại Badi Chaupar thuộc thành phố cổ Jaipur, thủ phủ của bang Rajasthan, Ấn Độ. Thành phố này nằm cách thủ đô New Delhi khoảng 4-5 giờ lái xe. Đặc biệt, Jaipur cũng thuộc hệ thống du lịch “tam giác vàng” nổi tiếng của Ấn Độ nên việc di chuyển đến đây rất dễ dàng, bạn có thể chọn đường bộ, đường sắt, đường hàng không tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế.
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn