Tây Nguyên mùa xuân, các buôn làng rộn rã tiếng cồng chiêng, ngập sắc mai vàng nồng ấm. Cùng đồng bào vui lễ hội tưng bừng, đắm say trong vũ điệu hoang dã, ché rượu cần đượm nồng, tâm hồn ta cũng thăng hoa cùng đất trời sắc xuân Tây Nguyên.
Nhắc đến Tây Nguyên mùa xuân chắc hẳn nhiều du khách sẽ xốn xang bởi vẻ đẹp tinh khiết của hoa cà phê bung trắng khắp núi đồi, bởi lời bài hát “tháng 3 mùa con ong đi lấy mật”… tháng ba trời trong xanh như suối ngàn cho em múa hát, cho anh đánh chiêng. Một Tây Nguyên hùng vĩ mà bình dị, một Tây Nguyên thân thiện và một Tây Nguyên ấn tượng với những bức tranh tuyệt mỹ mà thiên nhiên ban tặng như lời mời gọi thiết tha và có sức nặng níu chân du khách.
Hãy đến với Tây Nguyên - mùa xuân, để khám phá, để có những trải nghiệm không thể nào quên trên những con đường đất đỏ bazan. (Ảnh Lương Viết Cường)
Mùa hoa cà phê nở trắng vùng đất Bazan:
Nếu Tây Bắc có hoa ban trắng được lấy làm biểu tượng thì Tây Nguyên có hoa cà phê, loài cây đặc sản nổi tiếng với những sản phẩm Abarica và Robusta có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều du khách tìm đến mảnh đất này việc đầu tiên là khám phá cây cà phê. Và tuyệt vời hơn khi đến Tây Nguyên mùa xuân du khách không chỉ được trực tiếp “mục sở thị” cây cà phê mà còn được ngắm cây ra hoa, đây cũng là mùa hoa cà phê nở trắng khắp núi đồi, du khách mải mê men theo lối mòn tận hưởng vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa đặc sản này. Dường như thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho mỗi vùng miền một nét đẹp đặc trưng riêng, để rồi tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ.
>>> Xem thêm: Mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên.
Check in tại vườn cà phê ( Ảnh: Nguyen Vi Phuong)
Hoa cà phê có mùi hương ngọt ngào, thu hút những đàn ong đua nhau tìm đến hút mật. Từ những nét xanh nhạt nơi đầu búp rồi lộ dần một màu trắng xóa rực rỡ khi nở bung, hoa cà phê có vẻ đẹp nhẹ nhàng hòa quyện cùng nhau tạo ra khung cảnh trắng như tuyết phương Tây. Chính loài hoa này đã giúp Tây Nguyên khoác trên mình một triếc áo mời mỗi độ xuân về, màu áo trắng dịu dàng gọi mời du khách.
Các địa điểm không thể bỏ qua khi đến Tây Nguyên:
1/ Phố Bích họa Tây Nguyên:
Ấn tượng Phố Bích Hoạ Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột (Ảnh Pro Tuan Nam).
Với hơn 200m2 chạy dài trên một con hẻm ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Là những câu chuyện về văn hoá cà phê, văn hoá Tây Nguyên được thể hiện “ấn tượng” qua tranh bích hoạ 3D lần đầu tiên có mặt tại Tây Nguyên.
2/ Thác Dray Sap - Âm thanh của núi rừng
Càng gần thác Đray Sáp (D’ray Sap), âm thanh của núi rừng càng bị lấn át bởi tiếng nước đổ ầm ầm. Chỉ nhắm mắt thôi cũng đã mường tượng ra được cái khung cảnh hùng vĩ, dập tan cái nắng nóng oi bức những ngày mùa khô nơi miền đất cao nguyên đầy nắng và gió.
Khu du lịch thác D’ray Sap – Gia Long thuộc địa phận xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. (Ảnh Lương Viết Cường)
D’ray Sap vốn ít nằm trên các cung đường du lịch, bởi vị trí khá xa trung tâm Buôn Ma Thuột, và không nằm trên đường quốc lộ. Cũng chính bởi thế nên lượng khách du lịch đến đây không nhiều, và vì lẽ đó, thác vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ hoang sơ hùng vĩ.
3/ Chùa Minh Thành Gia Lai mang dáng dấp Nhật:
Ai bảo Gia Lai chỉ có những cánh rừng hùng vĩ, những triền cà phê ngút tầm mắt, những biển hồ nên thơ, những đồi chè xanh ngút ngàn, những trang sử hào hùng của dân tộc,… mảnh đất Tây Nguyên này còn có ngôi chùa độc đáo mang tên Minh Thành. Chùa Minh Thành Gia Lai với kiến trúc phảng phất hơi thở của xứ Phù Tang mang những mái chóp uốn cong điển hình là một địa điểm du lịch không nên bỏ qua nếu bạn đến Gia Lai dịp Tết này.
Từng chi tiết, góc cạnh trong ngôi chùa đều có những nét độc đáo rất riêng biệt. Theo lời kể lại của chú thợ hồ trong chùa, bộ cửa chùa được làm bằng gỗ gõ với chiều cao 6 m, bề dày 4 tấc, được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì Việt Nam. Những đường nét trạm trổ hình ảnh Tứ Đại Thiên Vương trông khá tinh vi. (Ảnh Vu Ha Dieu Linh)
Khi đứng trước chánh điện cao những 16 m, một công trình khiến ai đứng trước nhìn vào cũng không khỏi ngỡ ngàng, trần nhà làm bằng gỗ Pơ Mu – loại gỗ tốt trong rừng Tây Nguyên. Ngoài ra, chùa Minh Thành còn có một chiếc lư hương bằng đồng lớn nhất cao 4 m và nặng tới 4 tấn nằm trước hồ Liên Trì.
4/ Thác DrayNur - Ngọn thác lớn nhất Tây Nguyên:
Nhắc đến thành phố Buôn Ma Thuột thì không nhắc đến những thác nước cao hùng vỹ bên cạnh dòng sông Sêrêpôk thơ mộng và thác Dray Nur là một trong số đó. Khám phá thác nước này, chắc chắn bạn sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng sự kỳ diệu của thiên nhiên cũng như có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở khu du lịch đang rất hấp dẫn nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm này đó.
Một lưu ý nhỏ cho bạn, sẽ nhiều bạn tưởng nhầm Thác Dray Nur là một phần của Thác Dray Sáp, nhưng đính chính lại là không hề nha, chúng hoàn toàn tách biệt vì dòng sông Serepôk được chia làm 2 nhánh đổ xuống thành 2 dòng thác và nhập lại về chung một dòng ở phía dưới. (Ảnh Thuy Trang Nguyen)
Với 30.000 đồng/vé/người lớn, được free thêm một ly cà phê, bạn sẽ thoải mái tham quan, vui chơi, check-in ở các nhà sàn, vườn hoa, xe ngựa, đi cầu treo sang thác Dray Sáp hoặc thưởng thức Cà phê Trung Nguyên thơm ngon, ngắm phong cảnh hữu tình. (Ảnh Thuy Trang Nguyen)
5/ Bảo tàng thế giới cà phê Buôn Mê Thuột:
Toạ lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, Đaklak. Là một bảo tàng của tương lai sống động trong cách trưng bày, triển lãm. Không gian triển lãm tương tác với khách tham quan cùng những trải nghiệm với ngũ quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, chạm). Là nơi thẩm thấu các giá trị đương đại và tiếp biến của đời sống không đóng mình vào khái niệm “bảo tàng” theo tư duy cũ. Không gian triển lãm mang tính mở rộng cho các hoạt động về Thân – Tâm – Trí với giá trị cốt lõi là Tinh thần Cà phê, mở mang tư tưởng, tri thức và tầm nhìn.
Toạ lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, Đaklak. (Ảnh Yu Mi Nhon)
Công trình này nằm trong khuôn viên Dự án Thành phố Cà phê rộng hơn 45 hecta tại đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.Buôn Ma Thuột. Đây là một tổ hợp bao gồm các không gian trưng bày bảo tàng, không gian triển lãm, không gian thư viện ánh sáng, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo…
Khoảng 10.000 hiện vật về cà phê tại bảo tàng này được lấy từ bảo tàng cà phê của Jens Burg - một bảo tàng được xây dựng trong 20 năm tại Đức.
>>> Xem tin về Bảng tàng cà phê Buôn Mê Thuột.
Giá vé tham quan hiện vật trưng bày: 75k/người. (Ảnh Rosy Mai)
Nếu không vào các gian phòng tham quan hiện vật thì có thể thưởng thức cà phê và check in bên ngoài mà không cần mua vé. Giá đồ uống ở đây giao động từ 55k-90k.
Đây là một trong những địa điểm mà bất cứ ai khi đến du lịch Buôn Mê nhất định phải ghé thử để thưởng thức những tinh hoa của thành phố cà phê.
6/ Tà Đùng - Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên:
Hồ Tà Đùng địa danh mới nổi của vùng Tây Nguyên đang được trở thành tâm điểm du lịch hiện nay. Hồ này sở hữu cảnh quan thiên nhiên độc đáo với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô giữa mặt nước mênh mông. (Ảnh Mai Hương)
Tà Đùng thuộc địa phận hai xã Đắc P’lao và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong tỉnh Đắc Nông, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 45km nhé! (Ảnh Mai Hương)
Xem thêm: Tour Hà Nội - Tây Nguyên bay Bamboo Airways
Liên hệ: 02473075060
Biên tập: Hòa Vũ.
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn