Tử Cấm Thành cũng phải là một địa điểm quá xa lạ đối với chúng ta. Một cung điện lớn nhất thế giới tại Trung Quốc, thế nhưng lại ẩn chứa nhiều câu chuyện đằng sau ấy. Hãy cùng PYS khám phá nhé!
Đầu tiên, Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của những hoàng đế Trung Hoa. Theo thời gian nơi này không còn là khu vực cấm của hoàng gia nữa, mà đã trở thành một công trình có giá trị lịch sử rất lớn đối với Trung Quốc.
Là một trong số những cung điện hoàng gia được bảo tồn đầy đủ nhất trên thế giới, vừa là di tích lịch sử văn hóa, vừa là điểm du lịch tham quan nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời nhà Minh, vào thế kỷ 15 và cách đây hơn 600 năm. Để xây dựng được kiến trúc đồ sộ này nhà Minh phải huy động hơn 230.000 nghệ nhân và hàng triệu công nhân khác, cũng như những binh lính nhập cư trong đó có Việt Nam.
Nguồn: Sưu tầm
Diện tích Tử Cấm Thành 720.000 mét vuông. Cụ thể là chiều dài 961m, chiều rộng là 753m, theo các chiều từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây. Tử Cấm Thành được bao quanh bởi một bức tường cao 10m, dài tổng cộng 3,4km, Xung quanh còn có những con hào rộng đến 52m.
Nguồn: Sưu tầm
Tử Cấm Thành được xây dựng trong vòng 14 năm, với những vật liệu rất cao cấp của Trung Quốc như: gạch Tô Châu, ngói men Ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam.
Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế bao gồm 14 vị hoàng đế của triều Minh và 10 vị hoàng đế của triều Thanh.
Ngày nay các bạn có thể tham quan Tử Cấm Thành nhưng không phải tham quan đầy đủ các công trình ở đó. Ví dụ từ năm 2017 chỉ có 60% các phòng ở Tử Cấm Thành được mở cho khách để tham quan. Năm 2018 thì hơn 80% số phòng được mở cửa cho công chúng.
Nơi đây hàng năm đón 14.000.000 lượt khách và tối đa và 80.000 lượt khách mỗi ngày
Vì là nơi ở của nhà vua và hoàng gia, nên yếu tố đầu tiên được đề lên đó là yếu tố an toàn. Trước hết, mình sẽ nói một chút về vấn đề an ninh: phần móng của Tử Cấm Thành được lát bằng những phiến đá dày 3m, để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới và điều này cũng giúp cho khả năng chịu động đất tốt hơn. Theo thống kê, kể từ khi xây dựng Tử Cấm Thành có hơn 300 động đất lớn, nhỏ khác nhau. Trong đó có trận động đất kinh hoàng và thế kỷ 20, khu vực tâm chấn cách Tử Cấm Thành khoảng 150km, nhưng vẫn bình yên vô sự
Nguồn: Sưu tầm
Ở thời nhà Minh và thời nhà Thanh, không có nhà vệ sinh ở trong hoàng cung. Nếu muốn đi đại tiện thì người ta sẽ sử dụng “bô”, các bạn xem phim cũng sẽ thấy những nhân vật hóa thân có một vài cảnh khá là ấn tượng liên quan đến chuyện này. Họ sử dụng một chiếc “bô” bên ngoài có một tấm mành gọi là tấm bình phong để ngăn cách, trong đó người ta sẽ đổ tro cho các thực vật và những hương liệu khác, sau đó sẽ được xử lý và cho ra khỏi Tử Cấm Thành vì vậy bên trong không có mùi hôi.
Ngày nay, người ta xây dựng những nhà vệ sinh công cộng để phục vụ cho khách du lịch.
Nguồn: Sưu tầm
Có một vài nguyên nhân, ở triều đại nhà Minh và triều đại nhà Thanh, hoàng đế được coi là thiên tử, vì vậy không có một vật nào được phép cao hơn Điện Thái Hòa, kể cả cây xanh.
Không gian lớn, không có cây xanh sẽ tạo ra một bầu không khí nghiêm nghị.
Ngoài ra cây xanh sẽ thu hút chim chóc, các loài động vật khác, sẽ làm mất đi cái vẻ tôn nghiêm của triều đình.
Một lý do về vấn đề an ninh, nếu trồng cây xanh thì nơi đây có thể là nơi ẩn nấp cho những kẻ gian, thích khách.
Cuối cùng là đề phòng hỏa hoạn.
Trong cung điện có khoảng 80 miệng giếng lớn nhỏ khác nhau, tuy nhiên nước sinh hoạt hàng ngày đều không lấy từ những miệng giếng này. Ngày nay, khi bạn đến đây vẫn có thể nhìn thấy rất nhiều những miệng giếng được bảo tồn nguyên vẹn và có những câu chuyện bí ẩn xung quanh những miệng giếng này.
Những giếng này được phục vụ cho việc cứu hỏa, bởi vì theo lịch sử ở trong cung điện có khoảng 150 vụ hỏa hoạn khác nhau.
Những nhà khảo cổ đã phát hiện rằng, nước trong giếng của Tử Cấm Thành thường được lấy ở những khu vực lân cận. Lý do không sử dụng nước trong giếng của Tử Cấm Thành là vì an toàn tính mạng, Nếu như một ai hạ độc vào một miệng giếng, thì hàng chục miệng giếng khác đều bị nhiễm độc, bởi vì các hệ thống lưu thông với nhau và nối ra ngoài sông Ngự.
Nguồn: Sưu tầm
Theo sử sách ghi chép, lãnh cung là nơi ở của các phi tần bị thất sủng hoặc là phạm tội không thể tha thứ, đó là nơi hoang vắng và ít người lui đến.
Một ý kiến khác cho rằng, lãnh cung không có một địa điểm cố định và chỉ cần là nơi ở của những thê thiếp hoặc những người không được ưu ái, không nhận được sự sủng ái, gọi chung là lãnh cung, chứ không giống như là một nhà tù mà được xây ở một địa điểm cụ thể.
Ước tính có hơn 1,8 triệu cổ vật ở trong cung điện mà mỗi năm chỉ có hơn 10.000 cổ vật được trưng bày mà thôi, khi chúng ta đến đây thì có thể thấy rất ít những báu vật ở trong Tử Cấm Thành.
Nguồn: Sưu tầm
Nguồn: Sưu tầm
Trong cung điện có hơn 231 loại bảo vật, giả sử có hơn 53.000 bức tranh và 75.000 bức thư pháp.
Nhắc đến Tử Cấm Thành cũng như nhắc đến công trình kiến trúc lớn nhất thế giới, thì phải nhắc đến kiến trúc sư Nguyễn An - là một câu chuyện tạo ra nhiều cảm hứng cho người Việt Nam chúng ta.
Kiến trúc sư thiết kế Tử Cấm Thành là một kiến trúc sư người Việt tên là Nguyễn An, quê ông ở vùng Hà Đông, Hà Nội bây giờ. Ông sống ở thời nhà Hồ, sau khi Hồ Quý Ly thua trước giặc Minh thì quân Minh bắt hai cha con và rất nhiều người tài của nước Việt Nam ta sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn An. Nhờ có tài trí và thông minh hơn người ông được rất nhiều đời vua Minh trọng dụng, Tham gia thiết kế từ sửa nhiều công trình quan trọng, trong đó có Tử Cấm Thành.
Nguồn: Sưu tầm
PYS Travel vừa điểm qua một cài nét về Tử Cấm Thành. Đến đây, để khám thêm những câu chuyện bí ẩn đằng sau nữa nhé!
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn