Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn sau giãn cách có gì ?

16/03/2023

Du lịch Phượng hoàng cổ trấn không chỉ giúp bạn được tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu mà bạn còn có cơ hội tìm về những dấu ấn lịch sử hàng nghìn năm.

Trong những năm gần đây, du lịch Phượng hoàng cổ trấn đã trở thành một điểm đến quen thuộc đối với những tâm hồn “đam mê xê dịch”. Nơi đây là thị trấn sở hữu nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp như tranh vẽ, nổi bật nhất là núi non hùng vĩ, hồ nước thanh bình, và bầu trời trong xanh.

1. Phượng hoàng cổ trấn nằm ở tỉnh nào của Trung Quốc

Phượng hoàng cổ trấn nằm ở huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thành cổ này đã tồn tại được hơn 1300 năm và cũng chính là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Sở dĩ có cái tên Phượng Hoàng Cổ Trấn vì ở phía Tây Nam của thị trấn có một ngọn núi dáng trông giống một con phượng hoàng bay lên.

Phượng Hoàng Cổ Trấn tuy không có diện tích quá lớn nhưng lại là điểm đến được đông đảo khách du lịch lựa chọn bởi phong cảnh non nước hữu tình cùng lối kiến trúc đơn sơ và trầm mặc của những ngôi nhà gỗ, đường lát đá hàng trăm năm tuổi, … Tất cả tạo nên khung cảnh vừa cổ điển nhưng cũng không kém phần hiện đại. Du lịch Phượng hoàng cổ trấn chắc chắn sẽ là trải nghiệm mới mẻ đối với du khách Việt.

Vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng không kém phần hiện đại của Phượng hoàng cổ trấn

Vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng không kém phần hiện đại của Phượng hoàng cổ trấn (Ảnh: sưu tầm)

2. Tộc người Miêu ở Phượng hoàng cổ trấn

Bước chân đến đây, hẳn nhiều người không còn xa lạ với hình ảnh những người con trai, con gái trong bộ trang phục dân tộc màu xanh dương và đỏ với chiếc mũ bạc trên đầu. Họ chính là người Miêu, dân tộc chiếm phần đa dân số ở Phượng Hoàng cổ trấn.

Người Miêu sinh sống tại Phượng hoàng cổ trấn (Ảnh: sưu tầm)

Người Miêu ở Trung Quốc bao gồm 5 tộc khác nhau là người H’mông, Hmub, Xong và A-Hmao đã được chia thành hai nhóm là Miêu Thuần và Dã Miêu. Tại Phượng Hoàng cổ trấn, người Miêu thuộc nhóm người Dã Miêu, do đó họ có ý thức rất rõ về bảo tồn thiên nhiên và những giá trị văn hóa của dân tộc. 

Phụ nữ Miêu có vẻ đẹp tự nhiên và đặc trưng, nổi bật trong trang phục màu xanh truyền thống và khăn trắng. Nếu đến với Phượng hoàng cổ trấn vào dịp lễ hội, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng phụ nữ Miêu trong những bộ trang phục truyền thống và các món trang sức làm bằng tay từ bạc rất bắt mắt.

Phụ nữ Miêu với vẻ đẹp tự nhiên trong trang phục truyền thống (Ảnh: sưu tầm)

Những vật dụng hay trang sức bạc được bày bán trong các tiệm đồ lưu niệm tại cổ trấn cũng được làm từ bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công nơi đây. Ngoài trang sức bạc thì các vật dụng khác như: cà vạt, các loại vải vóc, giày thổ cẩm…mang nét đặc trưng cũng được bày bán rất nhiều trên đường phố, rất thích hợp để du khách lựa chọn làm quà lưu niệm. Người Miêu thân thiện và hiếu khách, họ thường giao lưu với du khách thông qua những hoạt động giải trí và hoạt động truyền thống.

Trang sức thủ công được chính tay người Miêu làm ra (Ảnh: sưu tầm)

3. Những lễ hội đặc sắc ở Phượng hoàng cổ trấn 

Mỗi năm, thị trấn cổ Phượng Hoàng lại trở nên náo nhiệt với hai lễ hội lớn của người Miêu. Đó là lễ Khiêu Hoa và hội đua thuyền Rồng.

3.1. Lễ Khiêu Hoa

Lễ hội Khiêu Hoa (Tiaohua hoặc Tiao Hua Po) là một trong những lễ hội đặc sắc của người Miêu được tổ chức lần đầu từ năm thứ 15 của vua Càn Long (1750), tính tới nay lễ hội đã tổ chức được 67 lần. 

Lễ hội Khiêu Hoa (Ảnh: sưu tầm)

Vào dịp hội Khiêu Hoa, ở Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ có rất nhiều hoạt động truyền thống đặc biệt như lễ tế trời, múa sạp, chọi trâu, đua ngựa, đấu vật, bắn tên, diễu hành,… Và đặc biệt không thể thiếu được những tiết mục múa trên nền nhạc truyền thống.

3.2. Hội đua thuyền Rồng

Đua thuyền Rồng là một hoạt động truyền thống diễn ra vào tháng 6 hàng năm với sự tham gia của người Miêu sinh sống trong trấn cũng như từ các bản làng gần đó. Để quan sát lễ hội đua thuyền Rồng, du khách có thể đứng ở ven bờ sông Đà Giang hoặc ngồi trên ban công của những căn nhà Điếu Cước Lâu ven sông để có tầm nhìn tốt nhất để theo dõi cuộc đua.

Hội đua thuyền Rồng (Ảnh: sưu tầm)

Theo thể lệ của hội thi, các tay đua thuyền sẽ phải vừa đứng vừa chèo thuyền trong khi hoàn thành một chặng đua dài khoảng 400m trong vòng 2 phút. Sau cuộc đua thuyền, ban tổ chức còn mở thêm một cuộc thi bơi lội và bắt vịt trên sông để tăng thêm sự hấp dẫn cho người tham dự. Có thể nói, thi bắt vịt là một môn thể thao gần như chưa từng thấy ở nơi nào khác, tuy vậy ở Phượng hoàng cổ trấn nó lại nhận được sự hưởng ứng và tham gia của đông đảo mọi người.

4. Du lịch Phượng hoàng cổ trấn không nên bỏ lỡ những địa điểm này

4.1. Bắc Môn Cổ Thành

Bắc Môn Cổ Thành, hay còn được gọi với cái tên là tòa tháp phía Bắc. Đúng với tên gọi, tòa tháp nằm ở phía Bắc của Phượng hoàng cổ trấn. Đây là một công trình lâu đời gắn liền với những thăng trầm lịch sử và đời sống tinh thần của người dân Phượng Hoàng Cổ Trấn. Sau bao cuộc chiến tranh khốc liệt, tòa tháp vẫn đứng hiên ngang, sừng sững bên dòng sông Đà Giang, như một minh chứng rõ nét cho một thời huy hoàng của một triều đại đã qua.

Bắc Môn Cổ Thành

Vẻ đẹp của Bắc Môn Cổ Thành (Ảnh: sưu tầm)

4.2. Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Trương Gia Giới

Khu bảo tồn thiên nhiên Trương Gia Giới nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam là nơi mà du khách khó lòng bỏ qua mỗi khi du lịch Phượng hoàng cổ trấn. Đây là quần thể rừng nguyên sinh rộng khoảng 4.810 ha nằm ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nơi này quanh năm được sương mù bao phủ. Chính điều này đã làm nên vẻ đẹp mờ ảo chẳng khác gì chốn bồng lai tiên cảnh nức lòng du khách. 

Sương mù bao phủ quanh Trương Gia Giới

Sương mù bao phủ quanh Trương Gia Giới (Ảnh: sưu tầm)

Trương Gia Giới được miêu tả với nhiều tính từ khác nhau, chẳng hạn như, hoang dã, hùng vĩ, yên bình, khác biệt. Ghi điểm tuyệt đối trong lòng du khách có lẽ là những đỉnh núi kỳ quái, những con suối trong xanh cùng thảm động thực vật phong phú và khí hậu dễ chịu. Nhiệt độ trung bình là 13 độ C, cao nhất 17 độ C trong khi thấp nhất là 10 độ C vào mùa đông. Vẻ quyến rũ của nơi đây thay đổi theo từng mùa, do đó vào mỗi thời gian khác nhau, du khách sẽ cảm nhận được những vẻ đẹp khác nhau.

Thảm thực vật hùng vĩ, đa dạng tại Trương Gia Giới

Thảm thực vật hùng vĩ, đa dạng tại Trương Gia Giới (Ảnh: sưu tầm) 

4.3. Tham quan những con phố cổ

Dạo quanh các khu phố cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách sẽ có cảm giác như được hóa thân vào những bộ phim cổ trang thời xưa với những ngôi nhà cổ làm bằng gỗ.  Gọi là nhà cổ, nhưng hầu hết những ngôi nhà này đều được xây dựng 2 - 3 tầng, chúng được trang trí bằng những dây đèn led, đèn lồng, vào buổi tối khi ánh điện được thắp sáng. Điều này khiến cho cả khu phố giống như được khoác lên mình một chiếc áo mới đầy màu sắc.

Tham quan những con phố cổ

Tham quan những con phố cổ (Ảnh: sưu tầm)

Không chỉ được khám phá lối kiến trúc đặc biệt, mà tại đây du khách còn được trải nghiệm nền văn hóa của người dân địa phương, tham gia các hoạt động và thưởng thức những món ăn nổi tiếng.

4.4. Những cây cầu nổi tiếng

Cầu Đá Nhảy

Cầu Đá Nhảy là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp nhất ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cầu được Được xây dựng từ thời Khang Hy, năm 1704. Nó được tạo thành từ các phiến đá hình trụ tròn ghép lại, cách nhau chỉ khoảng một bước chân. Trải qua những thay đổi, trầm lặng của thời gian, cầu Đá Nhảy từng bị nước cuốn trôi nhưng sau đó đã tu sửa lại và được người dân nơi đây bảo tồn như vật vô giá.

Thiết kế độc lạ của cầu Đá Nhảy

Thiết kế độc lạ của cầu Đá Nhảy (Ảnh: sưu tầm)

Cầu Gỗ

Cây cầu bắc qua sông Đà Giang, được làm bằng những tấm gỗ dài ghép lại, không chỉ thu hút khách du lịch, mà ngay cả người dân địa phương cũng thường xuyên ghé qua. Đứng từ trên cầu Gỗ, đưa mắt ra xa để ngắm nhìn hoạt động của thị trấn, bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống thanh bình yên ả mà không phải ở bất kì đâu cũng có.

Cầu Gỗ

Cầu Gỗ (Ảnh: sưu tầm)

Tuyết – Vũ – Vụ – Phong

4 cây cầu nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn chắc chắn phải nhắc đến là Tuyết Kiều - Vũ Kiều - Vụ Kiều - Phong Kiều, tượng trưng cho 4 yếu tố tự nhiên: tuyết – mưa – sương – gió. Đây vốn là 4 cây cầu do họa sỹ Hoàng Vĩnh Ngọc xây nên bằng vốn riêng của bản thân dành tặng cho quê hương. Đáng tiếc hiện nay chỉ còn 3 do Vũ Kiều đã bị nước cuốn trôi.

Tuyết Kiều với thiết kế 2 tầng

Tuyết Kiều với thiết kế 2 tầng (Ảnh: sưu tầm)

Phong Kiều nhìn từ xa

Phong Kiều nhìn từ xa (Ảnh: sưu tầm)

Vẻ đẹp của Vụ kiều

Vẻ đẹp của Vụ kiều (Ảnh: sưu tầm)

Lưu ý rằng nếu muốn có những bức ảnh "sống ảo" đẹp lung linh tại đây, bạn nên chọn thời điểm thích hợp. Nếu đi vào những ngày âm u hoặc trời có mưa nhỏ thì đó chính là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể bắt được cái “chất” riêng của cổ trấn này. Khoảng thời gian chiều tối khi hoàng hôn buôn xuống cùng với nhịp sống có chút xô bồ, náo nhiệt cũng là thời điểm thích hợp để cho ra những bức hình đậm chất Phượng hoàng cổ trấn. Tất cả những gì bạn cần làm là chọn một góc thật xinh và tạo dáng thật đẹp.

Phượng hoàng cổ trấn mang vẻ trầm mặc, cổ điển vào những ngày mưa

Phượng hoàng cổ trấn mang vẻ trầm mặc, cổ điển vào những ngày mưa (Ảnh: sưu tầm)

 Hoàng hôn buông xuống Phượng hoàng cổ trấn

 Hoàng hôn buông xuống Phượng hoàng cổ trấn (Ảnh: sưu tầm)

5. Vì sao Phượng hoàng cổ trấn lại hút hồn du khách đến vậy?

Với những phong cảnh đẹp đến mê hồn cùng nét văn hóa độc đáo tại đây có lẽ đã đủ để trả lời cho câu hỏi tại sao Phượng hoàng cổ trấn lại hút hồn du khách đến vậy. Tuy nhiên, còn một điều đặc biệt nữa khiến cho khách du lịch mê mẩn vùng đất này, đó là khi đặt chân đến đây, du khách sẽ cảm giác được mọi muộn phiền về cuộc sống bon chen ngoài kia bỗng dưng tan biến. Tất cả chỉ còn lại sự tĩnh lặng trong tâm hồn.

Một góc phố nhỏ với vẻ đẹp bình yên đến lạ thường (Ảnh: sưu tầm)

Nếp sinh hoạt của các tộc người nơi đây khiến ta phải tự hỏi, dường như sự hiện đại ngoài kia không làm nếp sống của họ bị thay đổi. Gánh hàng rong đủ màu sắc, những hàng quán nhỏ xinh với nhiều loại trang sức, thấp thoáng vài chiếc đèn lồng đỏ treo trước hiên nhà, hình ảnh người dân trong sương sớm ra sông giặt giũ như một thói quen, … tất cả đều toát lên vẻ đơn sơ, giản dị đến lạ thường.

Ngoài bề dày lịch sử, vẻ đẹp của Phượng Hoàng còn toát ra từ phong cách kiến trúc với nét chấm phá đặc sắc. Những ngôi nhà cổ cùng mái ngói cong vút vừa làm nổi bật nét cổ điển, vừa mang đến nét kiêu hãnh, hiện đại. Chính vì vẻ đẹp này mà mỗi góc phố, mái hiên đều là một nơi lý tưởng để chụp ảnh. 

Kiến trúc độc đáo tại Phượng hoàng cổ trấn - nơi cho ra những bức ảnh đậm chất cổ điển (Ảnh: sưu tầm)

Cảnh sắc tuyệt đẹp về đêm tuyệt đẹp cũng chính là một điểm cộng lớn cho thị trấn Phượng Hoàng. Phố xá vàng rực trong ánh đèn, mặt sông bồng bềnh hoa đăng chở nguyện ước đầu năm của biết bao nam thanh nữ tú, … khiến cho ai đã đến đây một lần đều muốn ngắm mãi không thôi.

Ngắm nhìn Phượng hoàng cổ trấn lung linh về đêm (Ảnh: sưu tầm)

Ẩm thực tại cổ trấn với những món ăn truyền thống cùng hương vị không đổi theo thời gian cũng chính là yếu tố hút hồn du khách. Du khách nước ngoài khi có cơ hội trải nghiệm ẩm thực tại Phượng hoàng cổ trấn đều phải ngạc nhiên vì hương vị đặc sắc, không phải ở đâu cũng có được.

Với những thông tin chia sẻ chi tiết ở trên, hy vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch Phượng hoàng cổ trấn thật trọn vẹn và ý nghĩa nhất bên gia đình và những người thân yêu. Bạn có thể tham khảo các tour Phượng hoàng cổ trấn sẵn có của PYS Travel:

Một số Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn - Trương Gia Giới hiện có ở PYS Travel:

Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội 6 ngày 5 đêm

Tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ HCM 6 ngày 5 đêm

Tour Trương Gia Giới từ Hà Nội 6 ngày 5 đêm

Tour Phượng Hoàng Cố Trấn từ Hà Nội 5 ngày 4 đêm

Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ HCM 5 ngày 4 đêm

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM