Du lịch Rajasthan tháng 3 này đến dự lễ hội Gangaur

16/03/2023

Dịp tháng 3, tháng 4 đầu năm là thời điểm diễn ra lễ hội Gangaur nổi tiếng. Trong bài viết này, hãy cùng PYS Travel tìm hiểu về lễ hội này nhé!

1. Thời gian diễn ra lễ hội Gangaur 2023

Quy đổi sang dương lịch, thời điểm Lễ hội Gangaur được tổ chức là dịp tháng 3,4 hàng năm. Trong năm 2023 này, lễ hội được cử hành từ Thứ tư, ngày 8 tháng 3 đến thứ 6, ngày 24 tháng 3.   

Lễ hội Gangaur được tổ chức từ ngày đầu tiên của tháng Chaitra - tháng đầu tiên của năm theo lịch Ấn Độ và các nghi lễ được cử hành liên tục trong vòng 16 ngày. Đặc biệt, lễ hội Gangaur bắt đầu ngay sau khi lễ hội Holi kết thúc nên các du khách có thể dễ dàng tham dự và trải nghiệm cả hai lễ hội Ấn độ đặc biệt này. 

7 (Copy).jpg
Cô gái và giỏ mầm của mình (ảnh: sưu tầm)

Các cô gái  mới cưới thường được khuyên rằng nên tham gia đầy đủ tất cả các ngày của lễ hội để cuộc hôn nhân thêm phần viên mãn và suôn sẻ. Nhiều cô gái chưa chồng cũng tham gia đầy đủ tất cả các ngày của Lễ hội và chỉ ăn một bữa mỗi ngày. Đặc biệt, để nhận được phước lành từ Devi Parvati, phụ nữ đã kết hôn sẽ nhịn ăn trong suốt 18 ngày. 

2. Lễ hội Gangaur là gì?

Lễ hội Gangaur là một lễ hội quan trọng của phụ nữ Hindu. Đây cũng là lễ hội đầy màu sắc và vô cùng nỏi bật của Rajasthan - “vùng đất của các vị vua” - tiểu bang lớn nhất Ấn Độ. 

Lễ hội Gangaur là lễ kỉ niệm đặc biệt cho sự khởi đầu, sinh sôi nảy nở của vạn vật vào mùa xuân và cũng gắn liền với vụ mùa thu hoạch của những người nông dân.


Lễ hội Gangaur (ảnh: sưu tầm)

Không chỉ có vậy, lễ hội hàng trăm năm tuổi này còn được tổ chức như một dịp để tôn vinh sự chung thủy trong hôn nhân. Trong khi phụ nữ đã kết hôn cầu nguyện cho cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ của chồng và mối hôn sự của họ, những cô gái độc thân cầu nguyện để được gả cho người đàn ông trong mộng của mình. 

Lễ hội Gangaur là một trong những lễ hội náo nhiệt nhất và được tổ chức rộng rãi ở khắp mọi nơi trong Rajasthan, đặc biệt là ở Jaipur, Udaipur, Jodhpur, Jaisalmer, Bikaner và Nathdwara.

3. Lịch sử lễ hội Gangaur 

Từ “Gangaur” có nguồn gốc từ Thần Shiva và Nữ thần Parvati. 

Lễ hội Gangaur và những đám rước đã được tổ chức từ mấy trăm năm trước với sự bắt đầu đến từ các gia đình hoàng gia. Luôn tiếp tục được tổ chức cho đến nay, lễ hội này có luôn được nhắc đến cùng một câu chuyện ý nghĩa gắn liền với Thần Shiva và như Nữ thần Parvati. Hai người đã trải qua nhiều chông gai và khó khăn mới có thể đến được với nhau khi Nữ thần Parvati phải chịu sự đền tội vô cùng nghiêm khắc để được trở thành một nửa của Thần Shiva. 


Tượng Nữ thần Parvati (ảnh: sưu tầm)

Lễ hội Gangaur là dịp đánh dấu việc Nữ thần Parvati trở về nhà bố mẹ đẻ sau ngày kết hôn để cầu phúc và thăm cả gia đình. Sau bữa yến tiệc linh đình và hạnh phúc, Nữ thần được từ biệt trọng thể để về nhà chồng. 

Cũng bởi lí do này, Gangaur cũng được coi là ngày tốt lành, là dịp hoàn hảo để định hôn cho các đôi trai gái trong nền văn hóa của một số bộ lạc. Các cô gái và chàng trai của bộ lạc sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ và tương tác, nếu có ý định với nhau, họ có thể nhanh chóng tiến đến hôn nhân. 

4. Ý nghĩa của lễ hội Gangaur 

Trong văn hóa và tín ngưỡng của người dân Rajasthani, Nữ thần Parvati tượng trưng cho sự hoàn hảo và tình chung thủy, bền vững của hôn nhân. Do đó, lễ hội Gangaur rất có ý nghĩa đối với họ. Để thể hiện lòng tôn kính với Nữ thần Parvati, cả phụ nữ đã kết hôn hoặc còn độc thân đều tham gia lễ hội một cách sôi nổi. Họ tạc tượng thần Shiva và parvati bằng đất sét hoặc gỗ với trang phục và thang sức quý báu và cầu nguyện với những bức tượng mang đậm dấu ấn tôn giáo này. 


Lễ hội Gangaur rất có ý nghĩa với người dân địa phương (ảnh: sưu tầm)

Theo truyền thống, sự sùng kính và thiền định mãnh liệt của Parvati đã giúp nàng giành được tình yêu của Thần Shiva. Vì vậy, phụ nữ tạo nên những bức tượng cũng là để thể hiện sự tận tâm của họ đối với hôn nhân và tình yêu dành cho chồng. 

5. Các hoạt động chính trong lễ hội

Những người dân bản địa tổ chức nhiều sự kiện văn hóa trên khắp các thành phố và thị trấn xuyên suốt 16 ngày của lễ hội.

Trong lễ hội, mọi người sẽ cùng nhau làm một số món ăn Ấn Độ mặn hoặc ngọt đa dạng và thơm ngon, bao gồm hevar, kheer, barfi và những món khác.


Mọi người cùng nhau thưởng thức nhiều món ăn đa dạng trong lễ hội (ảnh: sưu tầm)

Đặc biệt, ở nhiều vùng ở Rajasthan, nơi Nữ thần Parvati được gọi bằng cái tên Teej Mata, những người phụ nữ đã kết hôn sẽ đến thăm nhau và tặng nhau những món quà nhỏ và bánh ngọt trong những ngày này. 

Phụ nữ làm thần tượng Nữ thần Parvati bằng đất sét, đặt tượng trong một cái giỏ bên bằng cỏ đen xen hoa và thờ phụng mỗi sáng. Một nghi lễ quan trọng khác của dịp này là việc những người phụ nữ sẽ gieo lúa mì trong những chiếc vại làm bằng đất nung và tưới nước cho hạt mỗi ngày cho đến khi hạt nảy mầm.


Mầm cây (ảnh: sưu tầm)

Phụ nữ sẽ trang trí bàn chân và lòng bàn tay bằng mehndi hoặc henna vào ngày cuối cùng thứ hai. Những phụ nữ đã kết hôn phải mặc quần áo và đồ trang sức mà cha mẹ họ cung cấp cho họ với tên gọi “Sinjara”. Mỗi khi ra ngoài, các cô gái, các mẹ, các bà sẽ khoác lên mình những trang phục rực rỡ nhất. 

Vào ngày thứ bảy của lễ hội, những cô gái chưa gả chồng sẽ đội những chiếc bình trên đầu, mỗi bình đều chứa một ngọn đèn thắp sáng bên trong. Những chiếc bình này được gọi là “Ghudlia”. Sau khi hát và nhảy múa những bài hát dân gian Rajasthani truyền thống liên quan đến lễ hội , họ được những người lớn tuổi hơn chúc phúc và tặng quà để lấy may mắn. 

ấc (Copy).PNG
Rước tượng (ảnh: sưu tầm)

Trong ngày cuối cùng của lễ hội, những người phụ nữ đã kết hôn sẽ nhận được nhiều món quà may mắn từ cha mẹ mình và anh em trước khi quay trở lại nhà chồng. Có thể là đồ trang sức, quần áo và đồ dùng của con gái, những món quà này được gọi chung là Sinjara. 

Ngày cuối cùng của lễ hội cũng đánh dấu sự kết thúc của lễ hội Gangaur bằng một nghi thức tôn giáo quan trọng. Những người phụ nữ sẽ đội những chiếc bình với các tượng mà họ đã cầu nguyện trong suốt 16 ngày vừa qua và đi rước trên phố. Họ sẽ cùng đến một cái hồ rộng hoặc giếng, đập vỡ bình và dìm tượng xuống nước nhằm đánh dấu sự ra đi của Nữ thần Parvati. 


Xúng xính mặc áo váy đi chơi lễ hội (ảnh: sưu tầm)

Lễ hội Gangaur thường kết thúc với những màn pháo hoa đẹp lung linh và một bữa tiệc thịnh soạn cuối cùng. Trong bữa tiệc, mọi người sẽ cùng nhau khiêu vũ và hát vang những bài ca của Rajaasthani. 

Đặc biệt, ở Udaipur, có một cuộc diễu hành bằng thuyền trên Hồ Pichola và pháo hoa. Pháo hoa ở đây rất hoàng tráng và đáng trải nghiệm. 

Lễ hội Gangaur là lễ hội lớn và rất xứng đáng để các du khách tham quan trải nghiệm một lần trong đời!

Bạn cũng có thể tham khảo các Tour Ấn Độ đang có nhiều ưu đãi lớn của PYS Travel: 

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn