Khám phá chuỗi di sản thiên nhiên tại Ấn Độ Bhutan

17:49 22/03/2023


Khám phá chuỗi di sản thiên nhiên tại Ấn Độ Bhutan

Sở hữu những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ, một nền văn hóa lâu đời đầy màu sắc và những địa điểm du lịch tâm linh nức tiếng, Ấn Độ và Bhutan đã làm say lòng vô số khách du lịch. Những di sản thiên nhiên tại đây đều mang vẻ đẹp khó có thể chối từ, cùng PYS Travel khám phá ngay thôi nhé.

Du khách sẽ thấy được đắm mình trong các địa điểm thiên nhiên và những khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng khi du lịch Ấn Độ Bhutan. Mỗi một di sản sẽ mang những nét đặc trưng và trở thành niềm tự hào của không chỉ riêng Ấn Độ mà cả Bhutan.

1. Di sản thiên nhiên tại Ấn Độ

1.1. Vườn quốc gia Kaziranga

Vườn quốc gia Kaziranga là một vườn quốc gia nằm ở các huyện Golaghat, Karbi Anglong và Nagaon của bang Assam, Ấn Độ. Vườn quốc gia được công nhận là một di sản thiên nhiên thế giới, nơi đây là khu vực cư trú của hai phần ba số lượng loài tê giác một sừng trên thế giới với 2413 cá thể được xác định vào năm 2018. Kaziranga tự hào là khu bảo tồn có mật độ hổ lớn nhất trên thế giới và được công nhận là khu bảo tồn hổ trong năm 2006. Ngoài ra, nơi đây còn có số lượng lớn các loài voi, trâu rừng và hươu đầm lầy. Kaziranga cũng được công nhận là một vùng chim quan trọng bởi Birdlife International cho bảo tồn các loài chim khu vực.

Vườn quốc gia Kaziranga là nơi lưu trú của nhiều loài cá thế lớn nhất thế giới (Ảnh: sưu tầm)

So với các khu bảo tồn khác ở Ấn Độ, Kaziranga đã đạt được thành công đáng kể trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã. Nằm trên cạnh của Đông Himalaya khiến nơi đây trở thành điểm nóng về đa dạng sinh học, kết hợp đa dạng loài cao. Kaziranga có diện tích lớn cỏ voi, vùng đầm lầy và dày đặc khu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, chằng chịt bởi bốn con sông lớn, trong đó có sông Brahmaputra và rất nhiều các con lạch nhỏ. Kaziranga đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách, bài hát và phim tài liệu. Vườn quốc gia kỷ niệm 100 năm vào năm 2005 sau khi nó thành lập vào năm 1905 như một khu rừng dự trữ.

1.2. Khu bảo tồn Động vật hoang dã Manas, Assam

Khu bảo tồn Động vật hoang dã Manas, nằm tại phía đông bắc của tiểu bang Assam có diện tích 50.000 hecta ở vùng đồng bằng sông Manas ở chân dãy Himalaya, trên biên giới với Bhutan (tiếp giáp với Khu bảo tồn động vật hoang dã Manas). Nó được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1985 vì môi trường tự nhiên độc đáo của nó. 

Khu bảo tồn Động vật hoang dã Manas bảo vệ nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng (Ảnh: sưu tầm)

Khu bảo tồn là môi trường sống của một số loài thực vật, 21 loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng (trong tổng số 55 loài thú ở khu bảo tồn), 36 loài bò sát, 3 loài lưỡng cư và 350 loài chim. Các loài có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm hổ, lợn lùn, báo gấm, gấu lợn, tê giác Ấn Độ, trâu rừng (giống tự nhiên duy nhất của trâu Ấn Độ), voi Ấn Độ, voọc vàng và Ô tác Bengal. Vào năm 1907, nó được tuyên bố là một khu dự trữ quốc gia, sau đó là một khu bảo tồn vào năm 1928 và trở thành một khu bảo tồn hổ vào năm 1973. Đến năm 1985, nó được công nhận là một di sản thiên nhiên thế giới.

1.3. Vườn quốc gia Keoladeo

Vườn quốc gia Keoladeo trước đây được gọi là Khu bảo tồn chim Bharatpur là một vườn quốc gia nằm ở Bharatpur thuộc bang bang Rajasthan, Ấn Độ. Đây là khu bảo tồn nổi tiếng với hàng ngàn con chim, đặc biệt là vào mùa đông. Được tuyên bố là khu bảo tồn vào năm 1971, nó là nhà của 230 loài chim. Keoladeo được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1985. 

Vườn quốc gia Keoladeo là môi trường sống của đa dạng loài (Ảnh: sưu tầm)

Đây là một vùng đất ngập nước nhân tạo, là một vườn quốc gia của Ấn Độ. Nó bảo vệ vùng đất ngập lũ thường xuyên của Bharatpur, tạo thành một sân chim ngập nước mà trước đó từng là nơi chăn thả gia súc. Keoladeo có diện tích 29 km2, là một bức tranh của đồng cỏ khô, rừng cây, đầm lầy rừng và vùng đất ngập nước.

Môi trường sống đa dạng này là nhà của 365 loài chim, 379 loài hoa, 50 loài cá, 13 loài rắn, 5 loài thằn lằn, 7 loài lưỡng cư, 7 loài rùa và nhiều loài động vật không xương sống khác. Mỗi năm, hàng ngàn con chim mặt nước di cư đến vườn quốc gia để trú đông và sinh sản, khiến nó là một trong những vùng chim giàu nhất thế giới. Những con sếu Siberia quý hiếm có mặt tại vườn quốc gia này vào mùa đông nhưng số lượng của chúng hiện đang dần tuyệt chủng. Theo người sáng lập Quỹ Động vật hoang dã Thế giới Peter Scott, vườn quốc gia Keoladeo là một trong những khu vực chim đẹp nhất thế giới.

1.4. Nanda Devi và Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa

Nanda Devi và Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa nằm ở phía tây dãy Himalaya. Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa là một nơi nổi tiếng với đồng cỏ hoa vô cùng tươi đẹp, mang vẻ đẹp tự nhiên nổi bật. Nó nằm ở Garhwal Himalaya thuộc huyện Chamoli thuộc Uttarakhand. Khu vực đa dạng phong phú này cũng là nơi có động vật quý hiếm và nguy cấp, bao gồm gấu đen châu Á, báo tuyết, gấu nâu và Cừu Bharal. 

Vẻ đẹp của khu vực Nanda Devi và Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa (Ảnh: sưu tầm)

Cảnh quan nhẹ nhàng của Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa bổ sung cho vùng núi hoang gồ ghề của Nanda Devi. Cùng nhau, chúng tạo thành một khu vực tự nhiên độc đáo giữa Zanskar và Great Himalaya. Vườn quốc gia có diện tích 87,5 km2 được thành lập vào ngày 6 tháng 11 năm 1982. Ban đầu nó được thành lập như một khu bảo tồn thú săn vào ngày 7 tháng 1 năm 1939. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1988. Nó bao gồm cả Khu dự trữ sinh quyển Nanda Devi, một phần của Hệ thống khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004.

1.5. Vườn quốc gia Sundarbans

Vườn quốc gia Sundarbans là nơi bảo tồn quan trọng tại Ấn Độ (Ảnh: sưu tầm)

Vườn quốc gia Sundarbans là rừng ngập mặn cửa sông lớn nhất trên thế giới. Nó là vườn quốc gia, khu bảo tồn hổ, một Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO và một khu dự trữ sinh quyển Sundarbans nằm trên Đồng bằng sông Hằng giáp với vịnh Bengal, thuộc Tây Bengal. Nó thuộc Hệ thống khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO. Sundarbans có diện tích 10.000 km2 của đất và nước, với khoảng 5.980 km2 nằm tại Ấn Độ và phần còn lại nằm ở Bangladesh. Nó là một phần của vùng đồng bằng có diện tích 80.000 km² hình thành bởi những con sống lớn là sông Hằng, Brahmaputra và Meghna, hợp lưu giữa lưu vực sông Bengal. Toàn bộ lưu vực là một mạng lưới liên kết bởi tuyến đường thủy, kênh rạch phức tạp. 

Vườn quốc gia này đã được ghi vào Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1987 như là một tài sản tự nhiên. Khu vực này được bao phủ bởi rừng ngập mặn, và là một trong những khu bảo tồn vô cùng quan trọng của loài hổ Bengal và cá sấu nước mặn. Đây cũng là nơi có nhiều loài chim, bò sát và động vật không xương sống.

1.6. Dãy núi Ghats tây

Ghat Tây, Ghaut Tây còn được gọi là Sahyadri là một dãy núi có diện tích 140.000 km² chạy dài 1.600 km song song với bờ biển phía tây của bán đảo Ấn Độ. Đây là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và là một trong tám "điểm nóng nhất" về đa dạng sinh học trên thế giới. Nó được gọi là "Đại vách đứng" của Ấn Độ và là một điểm nóng đa dạng sinh học, tại đây chứa một tỷ lệ lớn động thực vật của đất nước, nhiều trong số đó chỉ được tìm thấy ở Ấn Độ và không nơi nào khác trên thế giới.

Ghat Tây được gọi là điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới (Ảnh: sưu tầm)

Ghat Tây là dãy núi già hơn nhiều so với Himalaya. Nó cũng ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết gió mùa Ấn Độ bằng cách chặn các cơn gió mùa lớn thổi qua từ phía tây nam vào cuối hè. Phạm vi của nó chạy từ bắc xuống nam dọc theo rìa phía tây của cao nguyên Deccan và ngăn cách cao nguyên này với vùng đồng bằng duyên hải Konkan nhỏ hẹp, nằm dọc theo bờ biển Ả Rập. Khu vực Ghat Tây là một trong mười "điểm nóng nhất về đa dạng sinh học" với hơn 7.302 loài thực vật có hoa, 1.814 loài thực vật không hoa, 139 loài động vật có vú, 508 loài chim, 179 loài lưỡng cư, 6.000 loài côn trùng và 290 loài cá nước ngọt. Có khả năng nhiều loài vẫn chưa được phát hiện và tại đây có ít nhất 325 loài bị đe dọa toàn cầu có mặt tại đây.

Tour Ấn Độ Bhutan

1.7. Vườn quốc gia Great Himalaya

Vẻ đẹp thiên nhiên chỉ có thể thấy tại Vườn quốc gia Great Himalaya (Ảnh: sưu tầm)

Vườn quốc gia Great Himalaya là một vườn quốc gia nằm ở Kullu, thuộc bang Himachal Pradesh. Được thành lập vào năm 1984, vườn quốc gia có diện tích 1.171 km2, nằm giữa độ cao từ 1500 đến 6000m. Vườn quốc gia Great Himalaya là một môi trường sống của nhiều loài thực vật, hơn 375 loài động vật trong đó bao gồm gần khoảng 31 loài động vật có vú, 181 loài chim, 3 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 11 loài giun đốt, 17 loài động vật thân mềm và 127 loài côn trùng. Chúng được bảo vệ nghiêm ngặt theo Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã năm 1972, do đó bất kỳ hành động săn bắn nào đều không được phép.

Vào tháng 6 năm 2014, vườn quốc gia Great Himalaya đã được thêm vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO. Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đánh giá về vườn quốc gia này mang "vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và bảo tồn đa dạng sinh học cao".

1.8. Vườn quốc gia Khangchendzonga

Vườn quốc gia Khangchendzonga nằm tại độ cao ấn tượng (Ảnh: sưu tầm)

Vườn quốc gia Khangchendzonga còn được biết đến với tên Vườn quốc gia Kanchenjunga hay Khu dự trữ sinh quyển Kanchenjunga là một vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nằm tại Sikkim, Ấn Độ. Tên của nó bắt nguồn từ Kanchenjunga, đỉnh núi có chiều cao 8.586 mét và là đỉnh cao thứ 3 thế giới. Tổng diện tích của vườn quốc gia này là 849,5 km2 bao gồm núi cao, sông băng. Vườn quốc gia là nơi đáng chú ý khi là nhà của một số loài động vật hoang dã cực kỳ quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao như Báo tuyết, Dê núi sừng ngắn Himalaya, Hươu xạ.

Năm 2016, vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và nó cũng là di sản hỗn hợp đầu tiên tại Ấn Độ.

2. Di sản thiên nhiên tại Bhutan

2.1. Vườn quốc gia Royal Manas

Nằm ẩn về phía Đông của dãy Himalaya, thuộc khu trung tâm phía Nam của Bhutan, Vườn quốc gia là điểm sinh thái đa dạng sinh học của quốc gia này. Phía Nam vườn quốc gia, tại Ấn Độ, là khu bảo tồn Manas, nơi đã được công nhận là Di sản Thế giới.

Vườn quốc gia Royal Manas là "ngôi nhà chung" của nhiều loài động vật hoang dã (Ảnh: sưu tầm)

Bao quanh Vườn quốc gia là những công viên rất quan trọng bao gồm Công viên Quốc gia Jigme Singye Wangchuk, Khu bảo tồn Động vật hoang dã Phipso, Khu bảo tồn Động vật hoang dã Khaling và Công viên Quốc gia Thrumshingla. Vườn quốc gia là nơi bảo tồn động vật hoang dã từ năm 1966, và trước đó nó là một khu bảo tồn trò chơi. Nơi đây sở hữu các hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới, là ngôi nhà chung của nhiều loài động vật hoang dã, như hổ Hoàng gia Bengal, tê giác Ấn Độ, lợn Pygmy, voi châu Á, trâu nước châu Á và nhiều hơn nữa.

2.2. Vườn quốc gia Jigme Dorji

Loài báo đốm tại Vườn quốc gia Jigme Dorji (Ảnh: sưu tầm)

Vườn quốc gia Jigme Dorji nằm ở Tây Bắc Bhutan. Đây là khu bảo tồn quốc gia lớn thứ hai trong cả nước. Từ năm 1974, nơi đây là hoạt động là khu bảo tồn động vật hoang dã, sau đó mới trở thành vườn quốc gia. Vườn quốc gia Jigme Dorji nằm ở Tây Bắc Bhutan. Đây là khu bảo tồn quốc gia lớn thứ hai trong cả nước. Từ năm 1974, nơi đây là hoạt động là khu bảo tồn động vật hoang dã, sau đó mới trở thành vườn quốc gia.

2.3. Khu bảo tồn động vật hoang dã Bumdeling

Bumdeling là môi trường sống của nhiều loài chim (Ảnh: sưu tầm)

Nằm ở Đông Bắc Bhutan, giáp cả Tây Tạng và Ấn Độ, Khu bảo tồn động vật Bumdeling là môi trường sống quan trọng của nhiều loài động vật như sếu cổ đen – loài động vật khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Ngoài ra nơi này còn là nơi cư trú của nhiều ngôi làng nhỏ, làng của những người chăn gia súc và nghệ nhân truyền thống.

2.4. Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng

Khu bảo tồn động vật Sakteng mang vẻ đẹp thiên nhiên thuần túy (Ảnh: sưu tầm)

Khu bảo tồn động vật Sakteng nằm ở phía Đông Bhutan, một vùng khá xa xôi và hẻo lánh nên không phát triển bằng các khu vực khác. Đây là ngôi nhà của nhiều người dân bán du mục. Khu bảo tồn Sakteng còn được gọi là “Thiên đường của chi Đỗ quyên” bởi ở đây sở hữu hơn 35 loài hoa thuộc chi Đỗ quyên với đủ màu sắc từ hồng, đỏ, trắng và tím, tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp mắt.

>> Xem thêm: Đi Bhutan cần bao nhiêu tiền? Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Bhutan

>> Xem thêm: Trả lời câu hỏi: “Du lịch Bhutan mùa nào đẹp nhất?”

Với danh sách các di sản thiên nhiên tuyệt đẹp này ở Ấn Độ và Bhutan, chắc chắn sẽ tiếp thêm sức mạnh cho sự đam mê khám phá đất nước này từ địa điểm khá và ẩm thực vô cùng độc đáo tại Ấn Độ và Bhutan. Hãy tham khảo một số tour du lịch Ấn Độ Bhutan của PYS Travel để có cho mình những lựa chọn tốt nhất nhé.

Dưới đây là những tour du lịch Ấn Độ hiện có tại PYS Travel:

Tour du lịch Ấn Độ

Tour Tam giác vàng Ấn Độ

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour Kashmir Ấn Độ

Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour hành hương Ấn Độ - Nepal

Tour Ấn Độ - Nepal Hành hương 7 ngày 7 đêm từ Hà Nội

Tour Ấn Độ - Nepal: Hành hương về Tứ Động Tâm 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn