Vùng đất Yên Tử – Quảng Ninh vốn được coi như “Đất tổ của Phật giáo Việt Nam”. Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, chùa Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được nhiều người biết đến. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, chùa Yên Tử thu hút rất nhiều khách thập phương ghé thăm.
Vào mỗi dịp đầu năm mới, du khách ở mọi miền đất nước lại nô nức đến du lịch chùa Yên Tử trẩy hội, vãn cảnh để cầu mong cho một năm mới gặp nhiều may mắn, suôn sẻ và ấm no.
Toàn cảnh chùa Yên Tử. (Ảnh: Facebook Chùa Yên Tử).
Hàng năm, đúng vào ngày 10 tháng giêng âm lịch (tức ngày 3/2/2020), Lễ Khai hội Yên Tử, một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước chính thức khai mạc. Lễ khai hội xuân Yên Tử 2020 bắt đầu từ 9h ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch. Các hoạt động chính như mọi năm sẽ được thực hiện như: nghi thức rước lễ mở hội, lễ gióng trống, thỉnh chuông; Lễ chúc phúc đầu năm, dâng hương, cầu quốc thái, dân an; lễ đóng dấu thiêng Yên Tử; biểu diễn rồng lân, các tiết mục văn nghệ cùng các trò chơi dân gian...
Yên bình và thanh tịnh. (Ảnh: Facebook Chùa Yên Tử).
Khu du lịch chùa Yên Tử có ngôi chùa Đồng linh thiêng. Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa Đồng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử – hiện đang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết.
Nhiều du khách đã đến với Chùa Yên Tử mỗi dịp Tết đến xuân về. (man21tn).
Đến đây, nhiều người rỉ tai nhau rằng lên được đỉnh chùa Đồng xát tiền vào chuông, khánh, cột ở chùa Đồng thì cả năm làm ăn may mắn. Ngay trong ngày khai hội, hàng nghìn du khách thập phương đã kéo đến ngôi chùa thiêng này để cầu lộc, cầu tài, cầu duyên…Nhiều người chà xát tiền vào chùa Đồng Yên Tử cho rằng: Làm vậy là mình thụ lộc của chùa. Tiền đem về mang lên bàn thờ thì cả năm sẽ có nhiều tài lộc.
Không gian rộng rãi của chùa. (Ảnh: Facebook Chùa Yên Tử).
>> Xem thêm: Tuyến cáp treo Tây Yên Tử Bắc Gian
Trong hành trình du lịch chùa Yên Tử, nếu ở trong khoảng bán kính 100km thì bạn nên đi từ sáng sớm, vì đoạn đường 100km sẽ lấy đi khoảng hơn 4 tiếng chạy xe cả đi cả về. Leo núi mất khoảng 6 tiếng, cộng thêm thời gian nghỉ ngơi, chụp ảnh, thắp hương, tham quan sẽ mất đến 12 tiếng.
Một góc của ngôi chùa. (Ảnh: phantrinhh).
Chùa Yên Tử đông nhất vào những ngày đầu năm (từ ngày 6/1 âm trở ra là bắt đầu mùa lễ hội), còn những ngày khác Yên Tử vắng vẻ, yên tĩnh, không khí trong lành rất sảng khoái.
- Đừng vứt rác bừa bãi: Hãy bỏ rác đúng nơi quy định (có thùng rác) hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.
- Nghỉ giữa đoạn: Đừng cố gắng leo leo leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài.
Chùa Yên Tử lung linh dưới ánh đèn. (Ảnh: Facebook Chùa Yên Tử).
- Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: Khi lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẵm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!
- Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: Đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt.
Những lưu ý khi đi du lịch chùa Yên Tử mà bất cứ ai cũng cần phải biết:
- Tiền: Bạn mang theo số tiền đủ dùng, tránh bị kẻ gian móc túi những ngày đông.
- Giày: Bạn không nên đi giày công sở, hãy đi giày thể thao (có thể là bata) hoặc giày leo núi thì càng tốt. Đường leo bậc thang đá, có đoạn leo đường mòn và du khách có thể gửi giày, thuê dép ở chân núi.
Bên trong chùa Yên Tử. (Ảnh: Facebook Chùa Yên Tử).
- Ba lô: Vì chỉ đi trong ngày nên bạn mang theo một ba lô nhỏ, gọn nhẹ để đựng ít đồ ăn, nước uống.
- Quần áo: Khi đi chỉ cần bạn mặc trang phục gọn nhẹ, đủ ấm, nên mang áo khoác nhẹ để khi leo có thể buộc áo quanh người hoặc cho vào ba lô.
- Nước: Bạn nên mua trước 2 chai 500 ml hoặc một chai 1,5 lít mang theo uống dọc đường, vì nước trên núi bán đắt gấp nhiều lần.
Du khách đến với Chùa để cầu tài lộc và cầu duyên. (Ảnh: kimkanghoang).
- Đồ ăn: Một số loại đồ ăn bạn có thể mang để ăn trưa như bánh mì sữa, bánh mì giò, xôi... Ngoài ra, bạn có thể ăn trưa trên núi với xúc xích, ngô, khoai, phở… tuy nhiên giá cao hơn bình thường.
- Gậy: Nếu bạn đi bộ nên mua một chiếc gậy tre dưới chân núi giá 5.000 đồng. Có cây gậy này bạn leo đỡ mất sức, đặc biệt khi xuống sẽ không bị đau khớp gối.
Du lịch chùa Yên Tử không chỉ là hành trình tìm về miền đất Phật mà còn là chuyến du xuân hoàn hảo cho gia đình, bạn bè, doanh nghiệp mỗi dịp Tết đến xuân về.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi Legacy Yên Tử từ A - Z
Đặt tour du lịch chùa Yên Tử - Chốn hành hương cầu phúc lộc đầu xuân ngay hôm nay
Xem ngay >> Tour lễ chùa Yên Tử
Chùm Tour du lịch lễ chùa đầu năm
Hotline: 024 7307 5060
Linh Linh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn