Cầu Đá Nhảy - Điểm dừng chân độc đáo khi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn

05:49 26/11/2024


Cầu Đá Nhảy - Điểm dừng chân độc đáo khi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn

Du lịch Cầu Đá Nhảy - điểm dừng chân đầy mê hoặc tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nơi đây nổi bật với vẻ đẹp cổ kính xen lẫn độc đáo, là điểm đến không thể bỏ lỡ cho mọi du khách.

Giữa lòng Phượng Hoàng Cổ Trấn thơ mộng, Cầu đá nhảy hiện lên như một biểu tượng độc đáo, hấp dẫn du khách bởi thiết kế lạ mắt và khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Nằm trên dòng Đà Giang xanh biếc, cây cầu không chỉ mang đến trải nghiệm bước chân “nhảy đá” đầy thú vị mà còn là góc chụp ảnh lý tưởng, khiến bất kỳ ai cũng phải xiêu lòng. Cùng PYS Travel khám phá vẻ đẹp cuốn hút của Cầu đá nhảy và lưu lại những dấu ấn đáng nhớ tại vùng đất cổ kính này!

1. Đôi nét về Cầu Đá Nhảy ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Cầu đá nhảy là một trong những điểm nhấn độc đáo mang tính biểu tượng của Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cầu nằm gọn trên dòng sông Đà Giang thuộc phần bên ngoài cổng phía bắc của trấn cổ. Được xây dựng từ thời Hoàng đế Khang Hy, đây là một công trình kiến trúc dân dã gắn liền với đời sống thường nhật của người dân trong vùng. Ngày nay, cầu trở thành biểu tượng không thể bỏ lỡ của Phượng Hoàng Cổ Trấn, thu hút hàng triệu du khách đến chiêm ngưỡng và trải nghiệm.

Cầu đá nhảy
Nét đẹp Cầu đá nhảy (Ảnh: Sưu tầm)

Sở dĩ cây cầu có tên là “Cầu đá nhảy” là do nó được xây dựng từ những phiến đá lớn xếp thành hàng giữa dòng sông Đà Giang trong vắt, tạo thành một lối đi đặc biệt, vừa gần gũi với thiên nhiên vừa mang đậm chất nghệ thuật. Đi bộ qua cầu, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác hòa mình vào không gian tĩnh lặng, với hai bên là những ngôi nhà cổ kính và phía trên là bầu trời trong xanh. Đây không chỉ là nơi để khám phá mà còn là phông nền lý tưởng cho những bức ảnh đẹp như tranh vẽ.

2. Lịch sử hình thành Cầu Đá Nhảy

Theo tài liệu ghi chép, Cầu đá nhảy được xây dựng lần đầu từ thời nhà Đường, là tuyến giao thông duy nhất nối Càn Châu và Ô Trại Si Thành. Năm 1704, dưới triều đại Khang Hy nhà Thanh, cây cầu đã được tái thiết và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên tuyến đường cổ nối từ Phượng Hoàng đến Càn Thành.

lịch sử cầu đá nhảy
Cầu đá nhảy với vẻ đẹp lịch sử (Ảnh: Sưu tầm)

Trong thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), quan quận Li Zongqi đã chỉ đạo lắp đặt các tấm ván gỗ trên Cầu đá nhảy nhằm cải thiện việc đi lại. Tuy nhiên, các ván gỗ cùng trụ cầu không tránh khỏi việc bị nước lũ cuốn trôi. Đến năm 1950, khi chính quyền nhân dân địa phương được thành lập, cầu đã được phục dựng với các trụ mới thay thế những phần hư hỏng. Các trụ đá được gia cố và kết nối để tạo thành một cây cầu bền vững hơn.

 Vẻ đẹp lịch sử cầu đá nhảy
Vẻ đẹp không phai của Cầu đá nhảy (Ảnh: Sưu tầm)

Ngày nay, Cầu đá nhảy không chỉ là biểu tượng lịch sử tại Phượng Hoàng cổ trấn mà còn là một điểm đến hấp dẫn của nơi đây. Với kết cấu bền vững, cầu mang đậm giá trị văn hóa và trở thành điểm giao lưu quan trọng của người dân trong vùng. Năm 2000, chính quyền huyện Phượng Hoàng đã đầu tư xây dựng thêm một bến tàu đôi ở hạ lưu, giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn và tăng vẻ đẹp cổ kính cho khu vực này.

3. Cầu Đá Nhảy - Biểu tượng độc đáo của Phượng Hoàng cổ trấn

Cầu đá nhảy là biểu tượng không thể thiếu của Phượng Hoàng cổ trấn, gây ấn tượng với thiết kế độc lạ, vẻ đẹp huyền bí và giá trị văn hóa sâu sắc. Đây không chỉ là điểm tham quan nổi bật mà còn là minh chứng sống động cho lịch sử lâu đời của vùng đất này.

Đặc biệt về cấu tạo

Cầu đá nhảy được xây dựng từ những phiến đá lớn hình trụ vuống, xếp nối tiếp nhau giữa dòng Đà Giang. Thiết kế đơn giản nhưng chắc chắn, không có lan can, mang lại cảm giác mộc mạc, gần gũi. Cây cầu ban đầu bao gồm hơn 40 trụ đá hình chữ nhật màu đỏ, mỗi trụ cách nhau khoảng 61cm. Các nghệ nhân xưa bố trí hai hàng song song giúp người qua lại dễ dàng hơn.

cấu tạo cầu đá nhảy
Cấu tạo đặc biệt của Cầu đá nhảy (Ảnh: PYS Travel)

Khi qua sông ở đây bạn phải “nhảy” từng bước một. Dưới chân là dòng sông Đà Giang trong vắt và êm dịu. Đây cũng là một trong những địa điểm chụp hình nổi tiếng nhất mà bất cứ ai khi ghé thăm Phượng Hoàng cổ trấn cũng muốn được check-in. Bởi, nhìn sông Đà Giang từ giữa Cầu đá nhảy, bạn có thể thưởng thức khung cảnh đẹp và trọn vẹn nhất của thành phố cổ.

các nhịp cầu đá nhảy
Từng nhịp cầu của cầu đá nhảy (Ảnh: PYS Travel)

Để nhảy tới tảng đá, bạn chỉ cần đi bộ xuống sông từ Tháp Cổng Bắc, nơi bắt đầu hoạt động chèo bè. Thực ra ở khu vực này có hai con đường bắc qua sông, một con đường làm bằng đá dùng để nhảy đá, con đường kia là cây cầu làm bằng gỗ ngay sát giúp du khách và người dân thuận tiện di chuyển và check in.

Vẻ đẹp huyền bí của Cầu đá nhảy

Vào ban ngày, Cầu đá nhảy hiện lên đầy thơ mộng giữa dòng Đà Giang trong xanh, phản chiếu ánh nắng lấp lánh có phần khá trầm và bớt huyên náo. Những phiến đá nối tiếp nhau, bao quanh bởi khung cảnh nhà cổ và núi non, tạo nên một bức tranh hài hòa, êm dịu. Du khách vừa bước đi trên cầu vừa cảm nhận không khí mát lành, ngắm nhìn vẻ đẹp thanh bình của Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Vẻ đẹp huyền bí cầu đá nhảy
Vẻ đẹp huyền bí ban ngày của cầu đá nhảy (Ảnh: Sưu tầm)

Khung cảnh về đêm tại đây lại náo nhiệt hơn hẳn, lại mang vẻ đẹp huyền ảo. Ánh sáng hắt ra từ các dãy nhà, đèn trang trí ở những lầu gác hắt lên trời vệt sáng lung linh. Dọc bờ sông, gần phía Hồng Kiều, Phong Kiều du khách có thể đứng cạnh mép nước chụp ảnh, bạn sẽ có được những bức hình ưng ý lưu giữ những khoảnh khắc đậm nét văn hóa tại Phượng Hoàng Cổ Trấn.

cầu đá nhảy về đêm
Cầu đá nhảy về đêm (Ảnh: dulich.laodong.vn)

Khi đứng trên Cầu đá nhảy, bạn sẽ cảm nhận được sự giao hòa tuyệt vời giữa thiên nhiên và con người. Bên dưới là dòng Đà Giang hiền hòa, phía xa là những ngôi nhà cổ kính san sát, in bóng dưới mặt nước. Gió nhẹ thổi qua mang theo hơi thở mát lành, khiến lòng người thư thái. Mỗi bước chân trên cầu là một trải nghiệm vừa lạ lẫm, vừa thú vị, như chạm vào nhịp sống chậm rãi của một trấn cổ thanh bình.

Cầu đá nhảy gắn liền với nét đẹp văn hóa trấn Phượng Hoàng

Sau nhiều năm tháng, Cầu đá nhảy đã trải qua không ít thử thách của thời gian, từng bị nước lũ cuốn trôi và bị bào mòn. Tuy nhiên, nhờ sự trùng tu và bảo tồn cẩn thận của người dân địa phương, cầu vẫn giữ vững được giá trị như một di sản vô giá. Cây cầu trở thành biểu tượng gắn liền với lịch sử và văn hóa của Phượng Hoàng Cổ Trấn, phản ánh vẻ đẹp truyền thống lâu đời của cộng đồng nơi đây.

cầu đá nhảy gắn liền với văn hóa
Cầu đá nhảy gắn liền với nét đẹp văn hóa địa phương (Ảnh: Sưu tầm)

Cầu đá nhảy cũng là nơi chứng kiến biết bao câu chuyện tình yêu, là "ông Tơ bà Nguyệt" của những đôi lứa. Trước đây, các chàng trai người Miêu, Thổ khi muốn cầu hôn sẽ mang sính lễ qua cầu để thể hiện lòng thành với gia đình nhà gái.

Ngoài ra, cầu còn là nơi sinh hoạt hàng ngày của người dân hai bên bờ Đà Giang, nơi các bà, các mẹ tụ tập giặt giũ, trò chuyện và chia sẻ về những câu chuyện thường ngày. Nếu muốn tìm hiểu về nét đẹp văn hóa bản địa, Cầu đá nhảy chính là điểm đến không thể bỏ qua cho mọi du khách.

Khám phá ngay vẻ đẹp của Cầu đá nhảy cùng tour của PYS Travel:

Tour Trùng Khánh - Phượng Hoàng Cổ Trấn - Trương Gia Giới 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Nam Ninh - Quý Cảng - Phượng Hoàng Cổ Trấn - Trương Gia Giới 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

4. Nên ăn gì khi tới Phượng Hoàng Cổ Trấn

Ẩm thực tại khu vực Cầu đá nhảy ở Phượng Hoàng Cổ Trấn mang đậm dấu ấn của nền văn hóa đa dạng và phong phú của vùng đất này. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính mà còn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản đầy hấp dẫn. Dưới đây là một số món ăn bạn không thể bỏ lỡ khi du lịch Cầu đá nhảy:

Lẩu cá cay

Đây là một trong những món ăn thích hợp với thời tiết se lạnh tại Phượng Hoàng Cổ Trấn với hương bị cay nồng ấm áp, mang đậm hương vị địa phương. Với nguyên liệu chính là cá tươi được bắt trực tiếp từ sông Đà Giang, món ăn này nổi bật nhờ nước lẩu cay nồng được chế biến từ ớt, tỏi, gừng, cùng các loại gia vị truyền thống. Mỗi nồi lẩu đều mang sắc đỏ quyến rũ, mùi thơm lừng, kích thích vị giác của bất kỳ ai.

lẩu cá cay cầu đá nhảy
Lẩu cá cay (Ảnh: Sưu tầm)

Điều đặc biệt của lẩu cá cay Phượng Hoàng Cổ Trấn không chỉ ở hương vị mà còn ở trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Du khách thường thưởng thức món ăn này tại các quán ven sông, vừa nhâm nhi vị ngọt thanh của cá, vừa ngắm nhìn cảnh đẹp hữu tình của trấn cổ. Sự hòa quyện giữa vị cay nóng của món lẩu và không khí se lạnh nơi đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó quên trong lòng mỗi thực khách.

Vịt hầm tiết và gạo nếp

Một món ăn khác không thể bỏ qua nữa khi đến Cầu đá nhảy chính là vịt hầm tiết và gạo nếp – một hương vị truyền thống gắn liền với người dân bản địa. Món ăn được chế biến cầu kỳ với vịt tươi được làm sạch, ướp gia vị kỹ lưỡng trước khi hầm cùng tiết vịt và gạo nếp. Quá trình hầm lâu trên lửa nhỏ giúp nguyên liệu hòa quyện, tạo nên hương thơm đậm đà và thịt vịt mềm tan trong miệng.

Vịt hầm tiết và gạo nếp cầu đá nhảy
Vịt hầm tiết và gạo nếp (Ảnh: Kenh14.vn)

Món vịt này thường được ăn kèm với các loại rau củ ngâm chua, tạo sự cân bằng giữa vị béo bùi và chua dịu. Không chỉ ngon miệng, vịt hầm tiết và gạo nếp còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc và may mắn trong văn hóa địa phương. Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, thưởng thức món ăn này trong không gian trầm mặc của phố cổ sẽ khiến hành trình khám phá trở nên trọn vẹn hơn bao giờ hết.

Cá muối người Miêu

Cá muối là món ăn truyền thống của người Miêu và là một trong những món ngon độc đáo tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Loại cá được dùng để chế biến món này thường được nuôi trong các ruộng lúa, đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng tự nhiên. Khi đến thời điểm thu hoạch, cá được sơ chế cẩn thận và ướp với muối biển, tiêu, cùng một loại dung dịch đặc biệt trong khoảng 3 ngày.

cá muối người Miêu cầu đá nhảy
Cá muối người Miêu (Ảnh: Sưu tầm)

Sau bước muối ban đầu, cá được nhồi gạo nếp và ngô ngọt vào bên trong, sau đó tiếp tục ủ trong muối thêm nửa tháng nữa. Quy trình chế biến tỉ mỉ này tạo nên hương vị vô cùng đặc biệt: thịt cá mềm ngọt, xương cá cũng dẻo bùi, hòa quyện với vị thơm bùi của gạo nếp và ngô. Đây là một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm nét văn hóa của người Miêu, chắc chắn sẽ khiến du khách lưu luyến khi thưởng thức.

Kẹo gừng

Kẹo gừng là một trong những đặc sản nhất định phải thử khi đến Cầu đá nhảy và Phượng Hoàng Cổ Trấn. Dọc đường đi tới Cầu đá nhảy, có rất nhiều cửa hàng bán kẹo gừng do chính tay người dân sản xuất thủ công. Có những cửa hàng lưu giữ truyền thống làm loại kẹo này từ hàng trăm năm và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

kẹo gừng cầu đá nhảy
Kẹo gừng Cầu đá nhảy (Ảnh: Sưu tầm)

Nguyên liệu để tạo nên món kẹo đặc biệt này cũng rất quen thuộc đó là đường trắng gừng, đường nâu và vừng để làm nên. Nếu bạn đến đây vào mùa lạnh thì lại càng nên thử kẹo gừng vì không chỉ được thưởng thức sự thơm ngon lạ miệng mà còn giúp bạn giữ ấm cơ thể ngăn ngừa cảm lạnh.

Bánh tép

Phải nói là thật thiếu sót khi du khách đến với Cầu đá nhảy Phượng Hoàng Cổ Trần mà không thưởng thức bánh tép được bán rất nhiều hai bên bờ sông. Tép tươi sống vừa được bắt lên từ sông Đà Giang vẫn còn nhảy tanh tách.

bánh tép cầu đá nhảy
Bánh tép Cầu đá nhảy (Ảnh: Sưu tầm)

Người đầu bếp khéo léo tẩm tép với một lớp bột mỏng rồi chiên giòn trong dầu nóng. Khi thưởng thức lúc còn nóng, bánh tép mang hương vị thơm lừng, giòn tan đầy hấp dẫn. Du khách có thể tìm thấy loại bánh đặc trưng này ở bất cứ hàng ăn nào hai bên bờ sông Đà Giang và có thể lựa chọn thưởng thức ngay tại chỗ hoặc mang đi.

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối hẳn nhiều người Việt từng thử hoặc nghe qua, có thể ban đầu nhiều người sẽ e dè. Thực chất đây là đậu phụ lên men. Nhìn vỏ ngoài đậu chuyển màu đen, khi chiên lên mùi chua ủng bốc lên khá nồng xung quanh nồi chiên nhưng miếng đậu cho vào miệng cắn có vị ngậy, thơm.

đậu phụ thối cầu đá nhảy
Đậu phụ thối (Ảnh: Sưu tầm)

Đầu bếp phủ lên những miếng đậu chút nước sốt chua cay đậm đà, rắc thêm chút rau thơm đẹp mắt khiến những người thưởng thức một lần khó quên mùi vị đặc biệt này.

5. Tổng hợp kinh nghiệm tham quan Cầu đá nhảy cho mọi du khách

Để chuyến tham quan thêm trọn vẹn, du khách cần nắm rõ một số kinh nghiệm hữu ích từ việc di chuyển, thời điểm lý tưởng đến cách tận hưởng không gian nơi đây.

Về khung giờ nên đi

Vào buổi tối, khách du lịch đổ về Cầu đá nhảy khá đông, nên người ta phải đặt biển đường một chiều (chỉ đặt vào buổi tối), có bảo vệ hướng dẫn. Vì vậy, để có một bức ảnh đứng một mình trên cầu đá nhảy vào buổi tối trong ánh đèn lung linh là điều gần như không thể vì lúc nào cũng có người đi qua. Do đó, cần tranh thủ buổi sáng (trước 8 giờ thì càng tốt) hoặc buổi chiều để ra đây thỏa sức chụp ảnh.

cầu đá nhảy đông vào buổi tối
Cầu đá nhảy thường đông vào buổi tối (Ảnh: Kenh14.vn)

Ngoài ra, bạn không nên đi bộ trên Cầu đá nhảy vào những ngày mưa, vì nước từ thượng nguồn sẽ dâng lên nhanh chóng, khiến mực nước sông tăng cao. Vào mùa mưa, dòng Đà Giang cũng chuyển sang màu vàng đục, không còn giữ được vẻ trong vắt như thường lệ.

Nên cẩn thận khi đi trên cầu

Đi qua Cầu đá nhảy đòi hỏi sự cẩn thận và chú ý cao độ. Mỗi bước nhảy đá có chiều rộng khác nhau do khoảng cách giữa các khối đá là tương đối. Một số chỉ có thể vừa với một tấm ván để chân. Nếu bạn lỡ bước, sẽ dễ bị rơi xuống sông Đà Giang.

cẩn thận đi trên cầu đá nhảy
Nên cẩn thận khi di chuyển đông trên Cầu đá nhảy (Ảnh: PYS Travel)

Đặc biệt khi có nhiều người, bạn phải chú ý dừng lại và tránh. Vì có quá nhiều người, mỗi bước đi bạn cần phải cẩn thận hơn nên bạn có thể thấy nhiều người đi bộ rất chậm. Khám phá du lịch những vẫn phải nhớ an toàn là trên hết nhé!

Bí quyết chụp hình đẹp tại Cầu đá nhảy

Có rất nhiều người bán hàng lưu động, cho thuê trang phục dân tộc ở khu vực này. Bạn có thể lựa chọn thuê cho mình những bộ trang phục dân tộc Miêu đậm chất Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nhiều khách du lịch đã hóa thân thành công trên những bộ trang phục tuyệt đẹp và check in được những bức ảnh siêu mê trên Cầu đá nhảy. Điều này càng khiến cho việc cây cầu vốn đã đông đúc lại càng trở nên tấp nập hơn.

bí quyết chụp ảnh trên cầu đá nhảy
Du khách chụp những bức hình độc lạ trên Cầu đá nhảy (Ảnh: PYS Travel)

Mặt sông tương đối rộng nên nếu chụp nghiêng, bạn sẽ không thể chụp được toàn cảnh Cầu đá nhảy. Bạn có thể đứng trên tảng đá nhảy và để người còn lại đứng trên một cây cầu song song khác để chụp ảnh. Bạn có thể chụp ảnh toàn cảnh và mặt sông tuyệt đẹp.

Cầu đá nhảy không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là điểm đến lý tưởng để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp cổ kính và bình yên của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nếu bạn đang lên kế hoạch khám phá nơi đây, đừng quên ghé thăm cây cầu độc đáo này để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình của mình!

Lên lịch trình với tour Cầu đá nhảy của PYS Travel:

Tour Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour Nghi Xương - Tam Hiệp - Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Chùm tour Phượng Hoàng cổ trấn

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn