Cùng PYS Travel tìm hiểu ngay lễ hội chùa Hương diễn ra ở đâu, khi nào và những nét đặc sắc không thể bỏ lỡ. Khám phá hành trình tâm linh kết hợp với vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo!
Lễ hội chùa Hương, một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi nét đẹp tâm linh và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Bạn đã biết lễ hội này diễn ra ở đâu, vào thời gian nào và có gì đặc sắc chưa? Hãy cùng PYS Travel khám phá ngay để chuẩn bị cho hành trình ý nghĩa nhất!
Lễ hội chùa Hương, một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất Việt Nam, được tổ chức tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 70 km về phía nam, quần thể chùa Hương tọa lạc giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với những dãy núi đá vôi trùng điệp và dòng suối Yến thơ mộng. Đây là điểm đến thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, đặc biệt trong mùa lễ hội.
Lễ khai hội chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội chùa Hương thường bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, với đỉnh điểm là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Trong thời gian này, du khách có thể tham gia các nghi lễ tôn giáo, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất Hương Sơn. Hành trình đến chùa Hương không chỉ là chuyến du xuân, mà còn là cuộc hành hương về miền đất Phật, nơi tâm hồn được thanh tịnh giữa non nước hữu tình.
Thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội chùa Hương có nguồn gốc sâu xa, gắn liền với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Ba – hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Theo truyền thuyết, công chúa Diệu Thiện, con gái vua Trang Vương, đã từ bỏ cuộc sống hoàng cung để tu hành tại vùng núi Hương Sơn và đạt thành chính quả, trở thành Phật Bà Quan Âm, cứu độ chúng sinh. Truyền thuyết này đã tạo nên sự linh thiêng cho chùa Hương, thu hút phật tử và du khách thập phương đến hành hương mỗi năm.
Nguồn gốc lịch sử của Lễ hội chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, vào tháng 3 năm Canh Dần 1770, chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm trong chuyến tuần du đến Trấn Sơn Nam đã ghé thăm động Hương Tích, thắp hương và ca ngợi vẻ đẹp nơi đây, gọi động Hương Tích là "Nam Thiên Đệ Nhất Động". Sự kiện này đã góp phần làm tăng sự quan tâm của người dân đối với chùa Hương, biến nơi đây thành điểm đến tâm linh quan trọng.
Lễ hội chùa Hương không chỉ là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính với Phật Bà Quan Âm, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Phần lễ với các nghi thức tôn giáo trang nghiêm, kết hợp cùng phần hội sôi động với các hoạt động văn hóa dân gian như hát chèo, múa rối nước, tạo nên một không gian lễ hội phong phú và đa dạng. Đây cũng là dịp để mọi người hòa mình vào thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh sắc non nước hữu tình của vùng Hương Sơn, tìm kiếm sự an lạc và thanh tịnh trong tâm hồn.
Ý nghĩa đặc biệt của Lễ hội chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội còn tượng trưng cho sự dung hòa giữa thực và mơ, tiên và tục, thể hiện khát vọng của con người về một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Việc tham gia lễ hội chùa Hương trở thành một hành trình tìm về cội nguồn tâm linh, nơi con người có thể tạm gác lại những lo toan đời thường, để tâm hồn được thanh lọc và hướng thiện.
>> Xem thêm >> Gợi ý những điểm du xuân cho Việt Kiều về quê đón Tết
Lễ hội chùa Hương cũng giống như đa phần các lễ hội khác ở Việt Nam sẽ có 2 phần bao gồm phần lễ và phần hội. Các hoạt động lễ được tổ chức trang nghiêm còn các phần hội lại mang tính sôi động hơn.
Diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng, nghi thức này đánh dấu việc mở cửa chùa, khai hội. Lễ vật bao gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và đồ chay mang ý nghĩa thanh tịnh và lòng thành kính với Đức Phật. Hai tăng ni mặc áo cà sa thực hiện nghi lễ dâng hương với những động tác múa truyền thống đồng thời tụng kinh cầu bình an cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Lễ khai sơn tại Lễ hội chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Du khách và phật tử khắp nơi đến chùa Hương để dâng hương tại các điểm linh thiêng như chùa Thiên Trù, động Hương Tích, đền Trình. Mỗi nén hương là lời cầu nguyện cho gia đình an khang, sức khỏe, may mắn và tâm hồn thanh tịnh. Hoạt động này mang đậm ý nghĩa tâm linh, kết nối con người với đức tin và những giá trị tốt đẹp đồng thời thể hiện lòng thành kính và ước nguyện hướng thiện của con người.
Lễ dâng hương cầu bình an tại Lễ hội chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Thường được tổ chức vào các ngày cao điểm của lễ hội, với sự tham gia của đông đảo phật tử và du khách. Các nhà sư tụng kinh, làm lễ để cầu mong sự an lành và hưng thịnh cho đất nước, thể hiện tinh thần từ bi hỷ xả của đạo Phật.
Đây là hoạt động không thể thiếu khi đến lễ hội chùa Hương. Du khách ngồi thuyền xuôi dòng suối Yến, chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên với dòng nước trong xanh uốn lượn qua những dãy núi đá vôi và rừng cây thơ mộng. Hành trình này không chỉ là một trải nghiệm du ngoạn, mà còn giúp tâm hồn thư thái, gần gũi với thiên nhiên đồng thời thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình, cảm nhận sự thanh bình và thơ mộng của vùng đất Phật.
Chèo thuyền trên suối Yến (Ảnh: Sưu tầm)
Hành trình leo núi đến động Hương Tích, nơi được mệnh danh là "Nam Thiên Đệ Nhất Động", mang đến trải nghiệm thú vị và cơ hội khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên. Trong động là những khối thạch nhũ tự nhiên tạo thành hình ảnh như cây gạo, núi vàng, núi bạc, mang vẻ đẹp huyền bí. Đây là điểm nhấn của hành trình, nơi du khách thắp hương và cầu mong phước lành.
Động Hương Tích (Ảnh: Sưu tầm)
Cả quần thể thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền, chùa, hang, động nằm rải rác ở 4 thôn: Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn. Các chùa, động ở đây phần lớn được phát hiện và xây dựng vào thế kỷ XVII, XVIII, XIX. 18 điểm được chia thành 4 khu như sau:
- Khu Hương - Thiên có 8 di tích: Động Hương Tích, chùa Thiên Trù, đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, chùa Tiên Sơn, chùa Hinh Bồng và động Đại Binh.
- Khu Thanh Hương gồm: chùa Thanh Sơn và động Hương Đài.
- Khu Long Vân gồm 4 điểm: Chùa Long Vân, động Long Vân, động Cây Khế và hang Thánh Hóa.
- Khu Tuyết Sơn gồm 4 di tích: Chùa Bảo Đài, động Ngọc Long, chùa Ngư Trì (Chùa Cá) và đền trình Phú Yên.
Để khám phá hết quần thể này, du khách có thể phải dành trọn khoảng 3 ngày.
Tại các khu vực quanh chùa, những buổi biểu diễn chèo, chầu văn được tổ chức, tái hiện không gian văn hóa truyền thống độc đáo. Du khách vừa thưởng thức các làn điệu dân gian, vừa cảm nhận sự giao thoa giữa tín ngưỡng tâm linh và nghệ thuật truyền thống góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hát chèo, hát chầu văn tại lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)
Các gian hàng dọc lối đi lên chùa Thiên Trù và động Hương Tích bày bán những món đặc sản địa phương như chè lam, mơ Hương Tích, bánh dày. Việc thưởng thức những món ăn giản dị cũng giúp du khách cảm nhận nét văn hóa ẩm thực độc đáo của vùng Hương Sơn.
Tham gia lễ hội chùa Hương, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian lễ hội đặc sắc mà còn có cơ hội trải nghiệm, khám phá những nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng và thiên nhiên độc đáo của Việt Nam.
Tham khảo ngay tour Lễ hội chùa Hương của PYS Travel:
Tour Chùa Hương - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
Để có chuyến đi trẩy hội trọn vẹn và ý nghĩa nhất, bạn có thể tham khảo ngay những kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu hữu ích được PYS Travel tổng hợp như sau:
Lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, nhưng thời điểm lý tưởng nhất để tham gia thường tập trung vào hai giai đoạn chính:
Đây là lúc lễ hội bước vào cao điểm với nhiều nghi thức quan trọng và không khí nhộn nhịp nhất. Du khách có thể hòa mình vào dòng người tấp nập hành hương, tham gia các nghi lễ trang trọng như lễ dâng hương, lễ cầu an và thưởng thức các hoạt động văn hóa dân gian như hát chèo, hát chầu văn. Thời tiết trong giai đoạn này thường mát mẻ, dễ chịu, rất thuận lợi cho việc tham quan và trải nghiệm.
Nhộn nhịp Lễ hội chùa Hương dịp cao điểm (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu muốn tránh sự đông đúc, đây là thời điểm phù hợp để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và không gian yên tĩnh của vùng Hương Sơn. Suối Yến vào cuối xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, những rừng cây xung quanh bắt đầu xanh tươi trở lại, tạo cảm giác thanh bình, thư thái. Du khách có thể tận hưởng hành trình leo núi và tham quan động Hương Tích mà không phải chen lấn.
Lễ hội chùa Hương dịp tháng 3 ít đông đúc hơn (Ảnh: Sưu tầm)
- Vé tham quan: 120.000 VNĐ/người, cho phép du khách khám phá toàn bộ khu di tích với 21 điểm đến đặc sắc.
- Vé thuyền đò: Tuyến từ bến thuyền đi chùa Hương Tích có giá 110.000 VNĐ/người/lượt (bao gồm cả lượt đi và về). Trẻ em có chiều cao dưới 1,2m được giảm giá còn 65.000 VNĐ/người/lượt.
- Vé cáp treo: Đối với người lớn và trẻ em cao trên 1,4m, giá vé một chiều là 120.000 VNĐ, vé khứ hồi là 180.000 VNĐ.
Vé cáp treo chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Trên đây là giá vé mới nhất được cập nhật tại chùa Hương. Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm cụ thể và tình hình lượng khách mà giá này có thể có chút biến động không đáng kể.
- Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Từ trung tâm Hà Nội, đi theo Quốc lộ 21B (Hà Đông - Ba La - Tế Tiêu) đến địa phận Mỹ Đức, sau đó rẽ vào đường Hương Sơn. Tổng quãng đường khoảng 60-70 km, mất từ 1,5-2 giờ.
- Xe khách: Bắt xe tại các bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình, đi tuyến Hà Nội – Tế Tiêu, rồi tiếp tục thuê xe ôm hoặc taxi đến chùa Hương.
- Tour du lịch: Đăng ký tour từ các công ty lữ hành với lịch trình trọn gói, bao gồm cả vé thuyền và hướng dẫn viên.
Bến Đục chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Từ bến Đục, du khách thuê thuyền đi dọc suối Yến để vào khu vực chùa Thiên Trù. Sau đó, có thể đi bộ hoặc cáp treo để lên động Hương Tích. Giá cáp treo dao động từ 100.000 – 180.000 đồng/vé/lượt.
- Nhà nghỉ, khách sạn: Khu vực gần bến Đục có nhiều nhà nghỉ và khách sạn nhỏ, giá dao động từ 200.000 – 500.000 đồng/đêm. Một số nhà nghỉ tiêu biểu: Nhà nghỉ Hương Sơn, Khách sạn Hoa Sơn.
- Trải nghiệm homestay: Du khách có thể chọn ở homestay để gần gũi hơn với cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn tự làm tại gia. Giá thường từ 300.000 – 600.000 đồng/đêm.
Bánh cuốn chùa Hương: Bánh cuốn mềm, nhân thịt, chấm với nước mắm pha chua ngọt, đặc biệt thơm ngon.
Chè lam, kẹo lạc: Những món ăn dân dã, thơm ngon, rất hợp để làm quà.
Chè lam chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh dày: Loại bánh dẻo thơm, thường được bày bán tại các gian hàng quanh khu vực lễ hội.
Mơ chùa Hương: Đặc sản nổi tiếng của vùng, du khách có thể mua mơ ngâm rượu hoặc mơ khô về làm quà.
Mơ dẻo chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài những kinh nghiệm trên, du khách cũng nên chuẩn bị một số hành trang cần thiết đi chùa Hương để chuyển đi được trọn vẹn nhất.
Khi tham gia lễ hội chùa Hương, du khách cần mặc trang phục lịch sự, kín đáo để phù hợp với không gian tôn nghiêm. Thái độ tôn trọng, giữ trật tự và không gây ồn ào là điều rất quan trọng, đồng thời nên tránh xả rác bừa bãi, góp phần bảo vệ môi trường và cảnh quan di tích.
Du khách nên ăn mặc lịch sử khi đi lễ (Ảnh: Sưu tầm)
Lượng du khách trong mùa lễ hội rất đông, vì vậy hãy lên kế hoạch đi sớm và đặt thuyền trước nếu đi theo nhóm đông người. Khi di chuyển bằng thuyền trên suối Yến hoặc leo núi, cần thận trọng để đảm bảo an toàn, đặc biệt chú ý mang giày bám tốt để tránh trơn trượt trên những đoạn đường dốc.
Du khách nên chuẩn bị đồ lễ đơn giản với các món chay như hoa quả, hương, đèn và dâng lễ tại các khu vực quy định. Thắp hương đúng chỗ để giữ gìn sự trang nghiêm và bảo vệ cảnh quan. Việc cầu nguyện cũng cần thực hiện với lòng thành kính, tránh phô trương hoặc gây mất trật tự.
Trong mùa lễ hội, giá cả tại các quán hàng có thể tăng, nên du khách cần hỏi giá trước khi mua và mang theo tiền lẻ để tiện sử dụng. Ngoài ra, việc mua sắm nên cân nhắc kỹ, tránh lãng phí và tập trung vào những sản phẩm đặc sản địa phương như mơ, chè lam hay bánh dày.
Nên có kế hoạch di chuyển hợp lý vào mùa cao điểm (Ảnh: Sưu tầm)
Để có trải nghiệm tốt nhất, du khách nên tránh những ngày cao điểm, đi vào sáng sớm và phân bổ thời gian hợp lý giữa việc tham quan và nghỉ ngơi. Đừng quên mang theo nước uống, đồ ăn nhẹ và áo mưa trong trường hợp thời tiết có mưa phùn để đảm bảo sức khỏe suốt hành trình.
PYS Travel tự hào là một trong những đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp các tour du lịch chất lượng cao với mức giá cạnh tranh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, PYS Travel không chỉ mang đến dịch vụ chuyên nghiệp mà còn tạo ra những hành trình trọn vẹn, giúp bạn khám phá các lễ hội văn hóa tâm linh một cách ý nghĩa và thú vị nhất.
Tour lễ hội chùa Hương do PYS Travel tổ chức là cơ hội tuyệt vời để du khách hòa mình vào không gian linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hành trình được thiết kế để đưa bạn trải nghiệm trọn vẹn từ nghi lễ trang nghiêm, chèo thuyền trên suối Yến, tham quan động Hương Tích đến thưởng thức các món đặc sản địa phương. Với đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, bạn sẽ được giới thiệu chi tiết về văn hóa, lịch sử và ý nghĩa tâm linh của từng điểm đến.
Trên đây là những thông tin về Lễ hội chùa Hương và nếu bạn đang tìm kiếm một hành trình kết hợp giữa tín ngưỡng và du lịch, chùa Hương chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua. Hãy lựa chọn ngay PYS Travel, bạn không chỉ có một chuyến du lịch ý nghĩa mà còn thêm những trải nghiệm đáng nhớ, gắn kết với văn hóa truyền thống và vẻ đẹp tâm linh của vùng đất Phật chùa Hương.
Tham khảo ngay tour Lễ hội chùa Hương của PYS Travel:
Tour Chùa Hương - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
Tham khảo tour du xuân đang HOT của PYS Travel:
Chùm tour Du xuân - Lễ chùa đầu năm 2025
Tour du lịch Du xuân năm mới 2025
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn