Đường Hạnh Phúc Hà Giang - chuyện chưa kể có cả máu và hoa

01/09/2020

Nhiều người vẫn chưa quên câu chuyện về người thanh niên xứ Lạng tình nguyện lên mở đường Hạnh Phúc. Trước khi mất, người thanh niên vẫn tỉnh táo chia tay từng anh em trong tổ và dặn dò “ Tôi sẽ nằm mãi mãi bên vệ đường Đồng Văn. Mai này đường Hạnh phúc mở xong, anh chị em lại về quê hương xứ Lạng. Có còn ai nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy.”

Con đường hạnh phúc bắt đầu khởi công ngày 10/9/1959 có chiều dài khoảng 200km chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh Mã Pì Lèng rồi đến Mèo Vạc.

Sau một thời gian dài khởi công tuyến đường này cũng hoàn thành , chúng bắt đầu đi vào hoạt động ngày 10/3/1965. Sau gần 8 năm thi hành làm đường, trải qua bao khó khăn vì đường làm trên khu vực cao nguyên cao, đất dễ nở nên phải được làm cẩn thận, tỉ mỉ nhất thì con đường hạnh phúc cũng hoàn thành trong niềm vui của cán bộ, thanh niên và người dân nơi đây.

Con đường chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đình Mã Pì Lèng rồi đến Mèo Vạc - Ảnh: NAG Vuong Vu Viet

Đường Hạnh phúc - Con đường của gian khổ, hy sinh, của cả hoa và máu; là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái và Nam Định, Hải Dương trong suốt 8 năm lao động thủ công quên mình với trên 2 triệu ngày công. Riêng ở dốc Mã Pí Lèng - nóc nhà của vùng cao nguyên đá, công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường.

Con đường là kết quả của những ngày đêm hy sinh gian khổ - Ảnh: Duy

Một bác già từng là “Kiện tướng đục lỗ troòng” cho biết: "Học xong sơ cấp giao thông, tôi xung phong đi mở đường Hạnh phúc. Độ ấy, chúng tôi chỉ có cái xà beng tám cạnh (troòng) trong tay. Người xoay, người đục, khoét núi đá ra mà dũi, mở đường từng ly, từng tí."

Hơn 2 triệu ngày công, khoảng 1200 dân công và sự trợ giúp của 900,000 tấn thuốc nổ - Ảnh: Nguyễn Hoàng Anh

Để có được con đường Hạnh Phúc ngày hôm nay, từng mét đường đi qua đều là mồ hôi, xương máu của Hơn 1.000 thanh niên xung phong cùng khoảng 1.200 dân công đến từ 8 tỉnh, thành; hơn 2 triệu ngày công cùng sự trợ giúp của 900.000 tấn thuốc nổ… Gần 8 năm tạo nên một con đường nối từ Hà Giang đến Mèo Vạc - một con đường dân sinh, đi qua những nơi đông dân cư để người dân vùng cao nguyên được hạnh phúc.

Con đường này đã đem lại hạnh phúc vô bờ cho bà con nơi đây - Ảnh: PYS Travel

Tuy nhiên, con đường này khi được hoàn thành còn đem lại niềm hạnh phúc vô bờ cho bà con nơi đây như đúng tên gọi của nó. Vùng cao nguyên đá đang đổi thay, bà con các dân tộc vùng cao phía Bắc đang từng bước tiến trên con đường hạnh phúc.

Bà con trên này vẫn chưa quên được những năm tháng đói khổ, trong kiếp trâu ngựa cho bọn thổ ty, tổng giáp, mã phài dưới thời thực dân, phong kiến. Cả một vùng cao nguyên đá sống như cách biệt với thế giới bên ngoài bởi đường đi lại không có; bọn tay sai phản động, bọn thổ ty thi nhau lừa dân để bóc lột, hùng bá tranh giành ảnh hưởng.

Cách mạng thành Tám thành công, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi; người miền núi và người miền xuôi đã đuổi được thằng giặc Pháp về nước, bọn tay sai phải đầu hàng. Bà con các dân tộc được vui vẻ làm ăn sinh sống. Để miền núi bằng với miền xuôi, Trung ương khi về Việt Bắc đã quyết định làm con đường Hạnh phúc để cho 8 vạn người dân vùng cao phía sau Cổng trời không còn khổ vì không có đường đi lại, sản xuất làm ăn…

Người nghèo ta, bà con vùng cao ta ơn Đảng đời đời. Đó là tiếng nói chung của đồng bào các dân tộc đang làm ăn sinh sống tại 4 huyện vùng cao nguyên đá (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) khi được hỏi về cách mạng, về Đảng, về Bác Hồ.

Giữa nơi đèo cao mây mờ sương phủ, những người thanh niên kiên cường đã xung phong lên mở đường hạnh phúc - Ảnh: PYS Travel

Nhiều người vẫn chưa quên câu chuyện về người thanh niên xứ Lạng tình nguyện lên mở đường hạnh phúc. Trước khi mất, người thanh niên vẫn tỉnh táo chia tay từng anh em trong tổ và dặn dò “ Tôi sẽ nằm mãi mãi bên vệ đường Đồng Văn. Mai này đường Hạnh phúc mở xong, anh chị em lại về quê hương xứ Lạng. Có còn ai nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy.”

Hạnh phúc là từng đoạn đường chúng ta đang đi - Ảnh: PYS Travel

Đường Hạnh phúc– vì sao lại được đặt tên như vậy? Bởi con đường này gắn liền với bao công sức của thanh niên. Họ đã hi sinh sức trẻ, bỏ bao mồ hôi thậm chí là xương máu để hoàn thành tuyến đường này. Trên con đường này còn có sự hi sinh , đổ máu của bao nhiêu người. Ngày ấy, thanh niên nhiệt tình, họ sẵn sàng tham gia các hoạt động giúp ích cho đồng bào. Khi chiến dịch mở đường hạnh phúc được phát ra, hàng trăm thanh niên đã cùng nhau lên đường, xung phong đi mở đường.

Con đường nối dài ước mơ được khám phá, chinh phục của bao thế hệ trẻ - Ảnh: PYS Travel

Ngày nay, con đường này không chỉ làm thay đổi bộ mặt cuộc sống cho đồng bào Đông Bắc mà còn là con đường nối dài những ước mơ tuổi trẻ được khám phá và chinh phục vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu Tổ Quốc.

Tuổi trẻ chẳng vô hạ mà chần chừ, nếu biết đời người chẳng dài như trăm năm, sao không mở lòng tới Hà Giang một lần hả bạn?

Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của Hà Giang cùng PYS Travel

Tour du lịch Hà Giang từ Hà Nội (3 ngày 2 đêm)

Tour du lịch Hà Giang từ TP.HCM (4 ngày 3 đêm)

Thanh Tâm

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM