7 đặc sản "ăn là mê" tại hồ Ba Bể - hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam

22/11/2021

Du lịch Ba Bể- Bản Giốc trải qua năm tháng vẫn là niềm yêu thích không thôi của du khách. Hồ Ba Bể là điểm dừng chân lý thú cho những ai yêu sự bình yên pha chút hoang sơ huyền ảo! Cùng khám phá nét ẩm thực độc đáo của vùng đất này để chuyến đi của bạn thêm trọn vẹn nhé!

Đến hồ Ba Bể bất cứ mùa nào trong năm cũng đều rất đẹp, rất say lòng người. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam, cũng là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, đã được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.

1. Cá vùi tro hồ Ba Bể

Đây là món ăn khoái khẩu của du khách bởi mùi thơm nồng hấp dẫn. Tuy cá chỉ bé bằng ngón tay nhưng món ăn này có công đoạn chế biến khá cầu kỳ. Cá được tẩm nghệ, muối, tiêu, ớt và một số gia vị vừa đủ để cứng lớp da; sau đó được và kẹp vào thanh tre nướng trên than củi chừng 15 phút hoặc nướng trên vỉ than hoa và phải canh chừng để cá vừa chín vàng, không nứt thịt nhưng phải dậy mùi thơm của cá quyện với mùi thơm của nghệ. Khi chuyển sang màu vàng ruộm, thêm một chút mắm ớt là có thể nhâm nhi ngay.

ho-ba-be-pys-travel001

Món ăn đơn giản những lại là món không thể không thưởng thức khi đến nơi đây. Ảnh: Sưu tầm

 

ho-ba-be-pys-travel003

Tôm nướng, cá nướng, chuối nướng thêm trứng nướng. Combo quá tuyệt!  Ảnh: Sưu tầm

2. Tôm chua

Tôm, tép tươi đánh từ hồ Ba Bể, sau khi rửa sạch đem trộn với cơm gạo nương nấu chín tới để nguội, ủ với men lá để khoảng 4 đến 5 ngày đem trưng (có thể cho thêm thịt băm), khi ăn có vị chua, thơm ngon đặc biệt. Những khúc cá to và tôm được trộn mẻ, bột thính, giềng và các gia vị đặc biệt khác rồi bịt kín lại đem ủ, sau một thời gian người dân lấy ra nấu ăn. Tôm cá lúc này ăn rất thơm, mềm có vị chua ngọt riêng. Do ủ lâu, xương cá cũng rất mềm nên khi nấu ăn người ta có thể ăn cả xương và thịt không phải bỏ thứ gì. Món ăn này rất được ưa chuộng ở đây. 

ba-be-pys-travel011

Vị chua chua thanh thanh thêm chút men nồng của rượu ngô chắc chắn sẽ làm du khách mê mẩn không thôi. Ảnh: Sưu tầm

Người ta thường ăn tôm chua với thịt chân giò hay ba chỉ luộc và một số loại rau khác. Ảnh: Sưu tầm

3. Thịt lợn gác bếp

Ảnh: Sưu tầm

Ảnh: Sưu tầm

Khác với một số dân tộc khác, người Tày sống quanh hồ Ba Bể thường bỏ thịt vào sọt hoặc gùi rồi mới treo lên bếp. Những miếng thịt sườn được cắt nhỏ xát muối, bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá rừng, ủ vài ba ngày, sau đó rửa qua nước đun sôi và treo lên gác bếp. Khói từ bếp củi hằng ngày hun lên làm thịt có màu vàng đen. Thịt treo như vậy để được cả năm mà không hỏng. Ngày nay, dù không phải tích trữ thịt treo gác bếp làm lương thực để dành như trước nhưng trong nhà người Tày ở quanh hồ vẫn luôn có một ít, dùng trong những dịp đón khách quý, lễ tết hay ngày quan trọng khác.

4. Rau dớn

Loại rau này thường mọc ở vùng núi cao, nơi ngọn nguồn các con sông. Người dân thường chế biến rau dớn thành các món ăn như rau dớn xào tỏi, rau dớn xào nước măng chua hay món nộm thơm ngon lạ miệng. Rau dớn còn được biết đến như một bài thuốc chữa bách bệnh, đặc biệt là các bệnh về đại tràng!

Chế biến rau dớn xào tỏi, khi bày lên đĩa, nhớ rắc thêm lạc giã nhỏ thêm bùi, đảm bảo bạn sẽ mê ngay. Ảnh: Sưu tầm

5. Bánh củ chuối

Nghe tên bánh cũng thấy hơi củ chuối thật, nhưng nếu ai đã từng thưởng thức chuối hột rừng Ba Bể thì không thể bỏ qua món bánh thơm ngon này. Bánh củ chuối nhìn qua có vẻ giống với bánh gai; được làm từ chính nguyên liệu địa phương, nhân bánh có dừa và đậu xanh rất thơm. Món bánh này như một thức quà quý để mua về sau mỗi lần đến thăm Ba Bể. Chắc chắn du khách sẽ không thể nào quên được hương vị đậm đà của món đặc sản quê hương này.

Hương vị miền quê chân thật này làm sao có thể tìm kiếm giữa lòng thành phố ồn ào, hiện đại. Ảnh: Sưu tầm

6. Bánh ngải

Là loại bánh có màu xanh thẫm, đậm đà hương vị núi rừng và sông nước Ba Bể, lại thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất, bánh ngải trở thành đặc sản mà du khách không quên thưởng thức khi đi qua vùng đất này. Làm bánh ngải không khó nhưng lại đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và khéo léo từ khâu chọn gạo, đường, rau ngải cho đến khâu đồ xôi, ra bánh.

 Ảnh: Sưu tầm

Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát.

7. Lạp xưởng hun khói

Lạp xưởng được làm từ thịt lợn bản nên thịt thơm và chắc. Điểm độc đáo của Lạp xưởng Bắc Cạn là được tẩm ướp bằng gừng đá, một loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc nên có mùi thơm rất đặc biệt, không giống bất cứ một loại gia vị nào của miền xuôi. Lạp xưởng được làm bằng bàn tay của người Bắc Cạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Ảnh: Sưu tầm

Lạp xưởng cắt nhỏ, ăn kèm với các loại rau ghém thì chỉ có mê lịm tim (Ảnh: Sưu tầm)

Những món ăn của người dân vùng hồ Ba Bể dù là món nào cũng được chế biến rất công phu, cẩn thận tỉ mỉ, bởi người dân ở đây rất coi trọng những công việc mà mình làm. Đó cũng là một phần lý do khiến du khách khi thưởng thức về đều vấn vương vùng hồ này.

Đến Ba Bể bạn đừng quên mua vài thứ quà ngon mà đậm đà chất dân tộc về làm quà này nhé!

Xem ngay: Tour du lịch Hồ Ba Bể - Thác bản Giốc

 

HOTLINE: 024.73075060

Nguồn ảnh: Internet

Tổng hợp: ĐTLinh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn