Tìm hiểu những điều thú vị về đồng tiền Yên của Nhật Bản

24/10/2023

Những câu hỏi xoay quanh vấn đề về tiền Nhật Bản càng ngày được quan tâm hơn cả như: Đơn vị tiền của Nhật là gì? Tiền Nhật có những mệnh giá nào? Trong bài viết dưới đây, PYS Travel sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp những câu hỏi phía trên nhé!

Mỗi quốc gia sẽ có đồng tiền chính thức lưu hành riêng trong lãnh thổ đất nước của mình. Vậy nên nếu bạn có nhu cầu đi du lịch, đi học hay làm việc tại nước ngoài thì bạn cần đổi ngoại tệ thông qua tỷ giá quy đổi. Và Nhật Bản cũng vậy, cùng tìm hiểu những điều thú vị về đồng tiền Nhật Bản nhé.

1. Đơn vị tiền Nhật gọi là gì? Các đơn vị tiền Nhật

Giống như đơn vị Việt Nam đồng ở nước ta, Yên, kí hiệu ¥ chính là đơn vị tiền tệ lưu thông trên toàn Nhật Bản. Đồng Yên được sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, thương mại, hợp tác kinh doanh,.. Mệnh giá của tiền Yên khá cao. Tỷ giá hối đoái này có thể thay đổi nhẹ khi có sự biến động của thị trường, tuy nhiên, xét theo mặt bằng chung, đơn vị tiền Nhật Bản là 1 trong những loại tiền có giá trị “ổn định” nhất.

đơn vị tiền nhật

Đơn vị tiền Nhật là Yên với nhiều mệnh giá khác nhau (Ảnh: sưu tầm)

Ngoài đồng yên là đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật còn có đồng Man, và đồng Sen:

- Đồng Man cũng là đơn vị tiền tệ của Nhật nhưng không được sử dụng phổ biến, và rộng rãi như đồng tiền Yên. Giá trị của đồng Man cao hơn giá trị của đồng Yên

1 Man Nhật = 10.000 Yên Nhật

Rất nhiều lao động sang bên Nhật làm việc đều sử dụng đồng tiền Man vì tính tiện dụng của nó, cũng như có thể rút ngắn được nếu số tiền quá lớn.

- Đồng Sen cũng là đơn vị tiền tệ của Nhật và có giá trị thấp hơn đồng Man, và cao hơn đồng Yên. Cũng giống như đồng Man, đồng Sen không được sử dụng rộng rãi. 

1 đồng Sen = 1000 Yên; 1 Man = 10 Sen

2. Các mệnh giá của tiền Nhật

Hiện nay, tại Nhật, đang lưu hành 2 loại đồng Yên là tiền xu và tiền giấy. Cả 2 đều được sử dụng rộng rãi với nhiều mệnh giá khác nhau:

2.1 Mệnh giá tiền xu Nhật Bản

Tiền xu Nhật Bản có nhiều mệnh giá khác nhau. Trên 2 mặt của đồng tiền xu Nhật Bản đều có in giá trị và năm phát hành cũng như biểu tượng riêng. Ngoài ra, chất liệu của từng đồng tiền xu Nhật cũng khác nhau. Đồng xu có mệnh giá nhỏ hơn, thường là tiền lẻ và thường được sử dụng ở các máy bán hàng tự động, mua vé tàu điện ngầm hoặc để trả lại tiền thừa trong siêu thị.

tiền xu nhật

Có 6 mệnh giá tiền xu Nhật hiện đang được lưu hành (Ảnh: sưu tầm)

Các mệnh giá tiền xu Nhật hiện đang lưu hành:
- Đồng 1 Yên Nhật (1¥)
- Đồng 5 Yên Nhật (5¥)
- Đồng 10 Yên Nhật (10¥)
- Đồng 50 Yên Nhật (50¥)
- Đồng 100 Yên Nhật (100¥)
- Đồng 500 Yên Nhật (500¥)

2.2 Các mệnh giá tiền giấy Nhật Bản

Đơn vị tiền tệ của Nhật dạng tiền giấy có mệnh giá lớn hơn, thường là “tiền chẵn”. Các tờ tiền Nhật Bản mệnh giá khác nhau sẽ có những biểu tượng và ý nghĩa riêng.

tiền giấy

Có 4 mệnh giá tiền giấy hiện đang được lưu hành tại Nhật (Ảnh: sưu tầm)

Dưới đây là mệnh giá và cách nhận diện các tờ tiền Nhật Bản:
- Tờ 1.000 Yên Nhật
- Tờ 2.000 Yên Nhật
- Tờ 5.000 Yên Nhật
- Tờ 10.000 Yên Nhật

3. Tỷ giá của đồng Yên Nhật khi đổi sang tiền Việt Nam

Tại mỗi thời điểm trong ngày hoặc các ngày trong tuần, tỷ giá đồng Yên Nhật Bản sẽ biến động có thể tăng lên hay giảm đi. Và mỗi ngân hàng tại Việt Nam sẽ áp dụng một tỷ giá yên khác nhau. Do vậy tỷ giá quy đổi đồng Nhật sẽ không cố định ở một mức nhất định. Để cho dễ hiểu hơn, bạn có thể tham khảo bảng quy đổi đồng Yên Nhật dưới đây: 

tỷ giá

Tỷ giá tiền Nhật khi đổi sang tiền Việt là bao nhiêu? (Ảnh: sưu tầm)

Yên Nhật (JPY)

Việt Nam Đồng (VND)

¥1

166 VND

¥5

830 VND

¥10

1660 VND

¥50

8.300 VND

¥100

16.600 VND

¥500

83.000 VND

¥1,000

166.000 VND

¥2,000

332.000VND

¥5,000

830.000 VND

¥10,000

1.660.000 VND

Một số thuật ngữ các bạn cũng thường nghe thấy khi đề cập tới tiền tệ Nhật Bản đó là đơn vị Man và Sên. Vậy 1 Man bằng bao nhiêu tiền Việt, 1 Sên bằng bao nhiêu tiền Việt? Nếu tính theo tỷ giá yên: 1 yên bằng 166 tiền Việt thì: 

- 1 Man = 10,000 Yên (tương đương khoảng 1.660.000 VND)
- 1 Sen = 1,000 Yên (tương đương khoảng 166.000 VND)

Với ví dụ trên chắc rằng các bạn dễ dàng nhẩm tính được 1 Man Nhật bằng 1.660.000 tiền Việt, 1 sên bằng 166.000 tiền Việt. Và khi đổi tiền Nhật sang tiền Việt Nam với số lượng lớn, theo kinh nghiệm các bạn nên chọn thời điểm có tỷ giá cao để bán. Đó cũng là bài toán kinh tế để khách du lịch lưu lại khi đi du lịch Nhật Bản - "xứ sở hoa anh đào" nhé.

4. Tình hình sử dụng tiền mặt tại quốc gia Nhật Bản

Nước Nhật là một trong những quốc gia đi đầu xu hướng cải tiến công nghệ nói không với việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được áp dụng triệt để, thực tế còn chậm lại so với một số nước đi sau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Điển,… 

sử dụng tiền mặt

Nhật Bản vẫn là quốc gia chuộng sử dụng tiền mặt (Ảnh: sưu tầm)

Tại Nhật, dân số già hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Điều này đồng nghĩa với việc nước Nhật vẫn lưu hành và giao dịch bằng tiền mặt nhiều hơn so với phương thức thức thanh toán điện tử. Theo thống kê tại Nhật Bản, cứ 10 giao dịch mua bán thì có tới 8 giao dịch thực hiện bằng tiền mặt – tương đương với khoảng 80%. 

Mặc dù Nhật Bản sử dụng lưu thông tiền mặt nhiều nhưng mức độ an ninh cao nên người dân của đất nước này cũng yên tâm khi mang theo tiền mặt bên mình. 

5. 5 điều thú vị về đồng Yên của Nhật Bản

5.1. Đồng xu và tiền giấy không có cùng nơi sản xuất 

Tiền giấy do Ngân hàng Nhật Bản phát hành và được in tại Cục In ấn Quốc gia ở Toranomon, Tokyo. Những tờ tiền này chính thức được gọi là giấy bạc ngân hàng, và chúng được in bởi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chứ không phải chính phủ. 

sản xuất tiền

Tiền giấy và tiền xu Nhật không được phát hành cùng một nơi (Ảnh: sưu tầm)

Trong khi đó, đồng tiền xu sẽ được phát hành bởi Chính phủ Nhật Bản và được sản xuất tại các xưởng đúc tiền. Cơ sở đúc tiền chính nằm ở Osaka, ngoài ra còn có một cơ sở ở Tokyo và một cơ sở khác ở Hiroshima. 

5.2. Chi phí tạo ra đồng xu 1 Yên lớn hơn giá trị của nó 

Rất khó để biết chính xác cần bao nhiêu tiền để sản xuất ra các đồng xu, sự biến động giá của kim loại dùng để đúc. Nếu ước tính theo giá kim loại trên thị trường thì sẽ mất từ 2-3 Yên để tạo ra một đồng xu 1 Yên.

chi phí sản xuất 1 yên lớn hơn giá trị

 Chi phí để sản xuất ra đồng 1 Yên thậm chí còn lớn hơn giá trị của nó (Ảnh: sưu tầm)

Tuy nhiên, giá để sản xuất các đồng xu mệnh giá khác thì có vẻ rẻ hơn (do nguyên liệu và các nguyên nhân khác). Ước tính, tốn 7 Yên để làm ra đồng xu 5 Yên; 10 Yên cho đồng xu 10 Yên; khoảng 20 Yên cho đồng xu 50 Yên; khoảng 25 Yên cho đồng xu 100 Yên và tốn khoảng 30 Yên cho đồng xu 500 Yên.

5.3. Kích cỡ khác nhau giữa các mệnh giá tiền xu

Đồng 1 Yên Nhật Bản

đồng 1 yên

(Ảnh: sưu tầm)

Đồng 1 Yên là đồng tiền có giá trị nhỏ nhất, đến mức du khách không thể sử dụng nó để mua đồ ở những máy bán hàng tự động và đây cũng là đồng tiền nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước, một phần là do chúng được làm bằng nhôm. 

Đồng 5 Yên Nhật Bản

Đồng 5 Yên là đồng tiền xu duy nhất chỉ được in chữ mà không có số. Đồng xu này được thiết kế với đường kính khoảng 22mm, với trọng lượng là 3,75g, mặt trước có in hình bông lúa nước, chính giữa là một lỗ tròn nhỏ với bán kính 5mm. Chính vì hoa văn trên đồng xu 5 Yên mà người ta coi đây là biểu tượng cho ngành nông nghiệp và công nghiệp của “xứ Phù Tang”.

đồng 5 yên

(Ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh đó, cách phát âm đồng 5 Yên là “go-en” (五円), gần giống với Hán tự có nghĩa “kết duyên”, ngoài ra là lỗ tròn ở giữa còn mang ý nghĩa “một cái nhìn thông suốt về tương lai”, vì vậy đây được coi là đồng xu may mắn của người dân Nhật. Đây cũng chính là một món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng người thân với sự cầu chúc về tiền tài, vận mệnh, sự may mắn, thể hiện sự trân trọng của người tặng. 

Đồng 10 Yên Nhật Bản

Đồng 10 Yên được đúc với đường kính 23,5mm, trọng lượng là 4,5g và được đúc với chất liệu chính là đồng trắng.

đồng 10 yên

(Ảnh: sưu tầm)

Một mặt của đồng xu 10 Yên được thiết kế in nổi hình ngôi chùa Byodoin – một trong những ngôi chùa Phật Giáo lâu đời tại Kyoto và đã được bình chọn là di sản thế giới. Đồng tiền này bắt đầu được sản xuất vào năm 2006. 

Đồng 50 Yên Nhật Bản

Đồng 50 Yên được thiết kế khá giống với đồng xu 5 Yên với một lỗ tròn nhỏ ở chính giữa có bán kính 4mm và trọng lượng là 4g, chỉ khác là họa tiết trang trí của đồng xu là những bông hoa cúc được chạm khắc tinh tế.

đồng 50 yên

(Ảnh: sưu tầm)

Hoa cúc vốn được xem là quốc hoa của Nhật Bản bởi nó là biểu tượng của hoàng tộc và loài hoa này cũng được xuất hiện trên quốc huy của “xứ sở hoa anh đào”. 

Đồng 100 Yên Nhật Bản

Đồng 100 Yên – đồng tiền có niên đại lưu hành lâu nhất trong số các loại tiền xu Nhật Bản khi phát hành và bắt đầu được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1957. Trong phiên bản gốc, mặt sau của đồng tiền có in hình chim phượng hoàng tượng trưng cho sự tái sinh và sức sống mãnh liệt.

đồng 100 yên

(Ảnh: sưu tầm)

Ngày nay, mặt sau đồng tiền chạm khắc hoa anh đào, tuy không phải là quốc hoa nhưng loài hoa này vẫn được xem như quốc hồn của Nhật Bản và rất được người dân cùng tầng lớp Samurai yêu thích từ xưa cho đến nay. 

Đồng 500 Yên Nhật Bản

Đồng 500 Yên: đây là đồng xu có kích thước cũng như trọng lượng lớn nhất trong 6 đồng xu Nhật Bản. Đồng xu 500 Yên có đường kính 26.5mm, trọng lượng lên tới 7g, được làm từ Niken. 

đồng 500 yên

(Ảnh: sưu tầm)

Đây cũng chính là đồng xu có mệnh giá cao nhất thế giới, theo tỷ lệ quy đổi, một đồng 500 Yên tương đương với hơn 100.000 VNĐ. Cũng chính vì giá trị cao mà đồng xu được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân Nhật. 

5.4. Chỉ có đồng 5 Yên và 50 Yên có lỗ tròn ở chính giữa

Nếu để ý, du khách sẽ thấy rằng đồng xu 5 Yên và 50 Yên đều có lỗ ở ngay trung tâm mà các đồng xu với mệnh giá khác thì lại không có lỗ tròn như vậy. Lý do của thiết kế này sẽ khác nhau cho mỗi mệnh giá. 

thiết kế của đồng 5 yên và đồng 50 yên

Thiết kế khác biệt của đồng 5 Yên và đồng 50 Yên (Ảnh: sưu tầm)

Với đồng xu 5 Yên, chiếc lỗ là để tiết kiệm nguyên liệu sản xuất, không tốn nhiều kim loại. Đồng xu 5 Yên được lưu thông lần đầu năm 1949, một thời gian ngắn sau Thế chiến thứ hai, nên nước Nhật phải “thắt lưng buộc bụng”, chừa ngân sách cho việc tái thiết.  Đối với đồng xu 50 Yên, người ta cũng khoét lỗ tròn là để phân biệt với đồng xu 100 Yên vì cả hai đều có màu giống nhau.

5.5. Chỉ có thể sử dụng tối đa 20 xu cùng một lúc 

Theo luật của Nhật Bản thì không có hạn chế về số lượng tiền giấy có thể sử dụng cùng một lúc. Tuy nhiên, có những hạn chế nhất định đối với đồng tiền xu.  Số lượng xu được phép sử dụng cùng một lúc giới hạn bằng 20 lần mệnh giá của đồng xu. Nói cách khác, bạn chỉ có thể sử dụng 20 đồng tiền có cùng mệnh giá cùng một lúc. Theo luật, các cửa hàng có quyền từ chối nhận từ đồng xu thứ 21 trở lên nếu chúng có cùng mệnh giá. 

sử dụng tối đa 20 đồng xu 1 lúc

Bạn chỉ được phép sử dụng tối đa 20 đồng xu cho 1 lần (Ảnh: sưu tầm)

Luật này được ban hành nhằm hạn chế những bất tiện cho người bán hàng khi nhận thanh toán bằng tiền xu. Tuy nhiên, nếu các cửa hàng chấp nhận thì họ hoàn toàn có quyền nhận từ 21 đồng xu trở lên. 

Khám phá sâu hơn về đồng yên Nhật Bản cho ta thêm nhiều kiến thức về văn hoá tiền tệ xứ Phù Tang. Có lẽ đất nước mặt trời mọc dù là điều gì cũng sẽ gắn liền với một bí ẩn, một nền văn hoá lâu đời đầy thú vị. Hãy luôn theo dõi PYS Travel để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, bổ ích về xứ sở hoa anh đào cũng như tìm kiếm các tour du lịch Nhật Bản ấn tượng nhất nhé.

Hãy tham khảo một số tour du lịch Nhật Bản của PYS Travel ngay nhé:

Danh mục tour Nhật Bản

Tour Nhật Bản mùa lá đỏ: Osaka - Kyoto - Tokyo 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Nhật Bản mùa thu: Tokyo - Nagoya - Kyoto - Osaka 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Nhật Bản mùa lá vàng: Nagoya - Osaka - Kyoto - Tokyo 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Nhật Bản mùa thu: Osaka - Kobe - Kyoto - Nagoya - Tokyo 5 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM