Châu Âu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của nhiều du khách bởi sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Trong đó, visa Châu Âu là hành trang bạn không thể thiếu trong chuyến đi của mình. Hãy cùng PYS Travel tìm hiểu về quy trình xin visa châu Âu ngay sau đây nhé.
Bạn muốn trải nghiệm những điểm đến tuyệt vời và khám phá nền văn hóa đa dạng tại châu Âu? Nhưng mỗi lần nghĩ đến thủ tục xin visa lại khiến bạn chần chừ và lo lắng. Nhiều người cho rằng để xin được visa đi Châu Âu rất khó khăn. Nhưng với những hướng dẫn chi tiết thủ tục visa du lịch Châu Âu mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khác đấy.
Visa du lịch châu Âu hay còn gọi là visa Schengen. Nếu có loại visa quyền lực này trong tay, bạn sẽ có thể nhập cảnh vào 27 quốc gia thuộc khối Schengen. Những quốc gia này bao gồm Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Slovenia, Slovakia, Estonia, Litva, Latvia, Malta, Iceland, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Áo, Hy Lạp, Liechtenstein, Thụy Sĩ,...
(Ảnh: sưu tầm)
Như vậy, Visa du lịch châu Âu sẽ có giá trị hiệu lực tại 27 quốc gia có tên trong danh sách trên đây. Còn đối với các quốc gia châu Âu khác thì visa Schengen không có hiệu lực mà phải xin visa riêng. Do đó, bạn phải đặc biệt lưu ý thông tin này để sắp xếp lịch trình chuyến đi cho phù hợp.
Visa châu Âu có hiệu lực ở nhiều quốc gia nên sẽ bao gồm nhiều loại visa khác nhau. Đặc biệt, visa châu Âu thường được chia theo hạng dựa vào hiệu quả của loại visa. Cụ thể là:
Đây là loại visa transit, quá cảnh. Chỉ có hiệu lực dành cho người bay từ 1 nước không thuộc khối Schengen đi sang 1 quốc gia khác (cũng không thuộc khối Schengen) nhưng lại quá cảnh tại khối Schengen. Người có visa loại A không được phép vào quốc gia Schengen trên.
(Ảnh: sưu tầm)
Là thị thực châu Âu ngắn hạn, là diện visa phổ biến nhất hiện nay. Cho phép du khách lưu trú tối đa 90 ngày trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp visa. Với visa Schengen loại C, du khách có thể dùng vào mục đích du lịch hoặc thăm người thân. Tuỳ mục đích của người sử dụng mà visa loại C chia thành các loại visa Châu Âu sau:
(Ảnh: sưu tầm)
- Visa nhập cảnh một lần (in số “1” trên tấm dán visa): Visa này chỉ cho phép bạn được ra vào các nước khu vực Schengen duy nhất một lần. Chỉ được cư trú tại đây trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định đã được đề sẵn trong visa. Nếu bạn rời khỏi khu vực, hiệu lực visa của bạn sẽ hết hạn ngay cả khi thời hạn hiệu lực vẫn chưa kết thúc.
- Visa nhập cảnh hai lần (in số “2” trên tấm dán visa): Là loại visa cho phép bạn nhập cảnh hai lần vào Khu vực Schengen trong thời gian visa còn hiệu lực. Đối với loại visa nhập cảnh 2 lần thì sau khi rời khỏi khu vực Schengen. Mà vẫn còn thời hạn thì bạn có thể quay trở lại lần thứ hai. Sau khi đã quay trở lại lần thứ hai thì bạn sẽ không còn quyền để có thể quay trở lại đây thêm nữa ngay cả khi số ngày thời hạn ở lại vẫn còn.
- Visa nhập cảnh nhiều lần (in chữ “MULT” trên tấm dán visa): Loại visa này cho phép du khách có thể nhập cảnh nhiều lần vào khu vực Schengen. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về thời gian quy định cư trú tại Châu Âu trên visa. Thời gian lưu trú tối đa 90 đối với khoảng thời gian là 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.
Ngoài ra, dựa vào tần suất bạn đến Châu Âu - khu vực Schengen thì bạn có thể thực hiện xin làm visa nhập cảnh như: Visa nhập cảnh nhiều lần trong vòng 1 năm, visa nhập cảnh nhiều lần 3 năm, Visa nhập cảnh nhiều lần 5 năm,…
Đây là loại thị thực dài hạn có hiệu lực đến 180 ngày, được sử dụng cho mục đích công tác, học tập, nghiên cứu hoặc được cấp giấy phép cư trú.
(Ảnh: sưu tầm)
Làm sao để xin visa đi châu Âu? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều người muốn biết đáp án. Để nâng cao tỷ lệ đậu visa du lịch châu Âu, bạn phải đáp ứng những điều kiện xin visa Schengen sau:
(Ảnh: sưu tầm)
- Các thông tin phải được kê khai trung thực, chính xác, minh bạch, mục đích rõ ràng.
- Có đủ năng lực về tài chính để chi trả cho chuyến đi, thời gian lưu trú.
- Chứng minh rõ ràng mục đích chuyến đi. Chứng minh được sẽ quay trở lại Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi và không cư trú bất hợp pháp.
- Không nằm trong danh sách từ chối visa nhập cảnh.
Cụ thể, những hướng dẫn chi tiết thủ tục visa đi châu Âu sẽ giúp cho hồ sơ của bạn có tỷ lệ thành công cao hơn. Visa châu Âu cho phép người sở hữu được phép nhập cảnh vào 26 quốc gia thuộc khối Schengen. Vậy nên nộp hồ sơ tại Lãnh sự quán của quốc gia nào?
Thông thường, quốc gia nào mà bạn ở lại lâu nhất trong lịch trình chuyến đi của bạn sẽ là tiêu chí để xác định nơi nộp hồ sơ. Theo kinh nghiệm xin visa châu Âu tự túc, nên lựa chọn quốc gia có chính sách visa dễ hơn các quốc gia còn lại trong khối Schengen để làm điểm đến đầu tiên.
(Ảnh: sưu tầm)
Hồ sơ xin visa du lịch châu Âu là thủ tục quan trọng nhất và mất nhiều thời gian chuẩn bị nhất. Có rất nhiều loại giấy tờ các bạn cần chuẩn bị từ những thông tin cá nhân đến giấy tờ chứng minh nghề nghiệp, tài chính:
- Hồ sơ cá nhân: Mẫu đơn xin visa châu Âu, ảnh thẻ 3.5 cm x 4.5 cm, bản gốc và bản sao hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và còn 2 trang trống, bản sao CMND/CCCD, bản sao công chứng sổ hộ khẩu
- Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính: sổ tiết kiệm từ 100 triệu - 200 triệu đồng, đã gửi từ 3 tháng trở lên, sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất, bảng lương 3 tháng gần nhất
- Giấy tờ chứng minh công việc: hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép đi châu Âu đã được phê duyệt (đối với người lao động); giấy phép đăng ký kinh doanh, tờ khai thuế hàng tháng của công ty (đối với doanh nghiệp)
- Giấy tờ cho chuyến đi: bảo hiểm du lịch quốc tế đảm bảo trị giá từ 30.000€ – 50.000€, xác nhận giao dịch đặt phòng khách sạn và vé máy bay, lịch trình di chuyển chi tiết, thư bày tỏ - Bức thư bằng tiếng Anh bày tỏ mong muốn du lịch Châu Âu và cam kết quy định tại nước sở tại
Đối với việc xin visa châu Âu, quy trình xin visa sẽ bao gồm 6 bước cơ bản với từng thao tác khác nhau:
(Ảnh: sưu tầm)
- Bước 1 - Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ được đánh giá là khâu quan trọng và mất nhiều thời gian nhất trong thủ tục xin visa Châu Âu.
- Bước 2 - Đăng ký tài khoản trên trang web của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán nước bạn muốn đến
- Bước 3 - Đặt lịch hẹn với trung tâm thị thực: Bước tiếp theo, quý khách cần đặt được lịch hẹn với trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực.
- Bước 4 - Nộp hồ sơ xin visa châu Âu: Sau khi đặt lịch hẹn thành công, TLS Contact sẽ gửi bạn giấy hẹn với thời gian bạn đã đăng ký trước đó. Đương đơn cần lưu ý thời gian và địa điểm nộp hồ sơ để đến đúng theo lịch hẹn. Khi đi nộp, bạn cần mang theo tất cả giấy tờ hồ sơ theo yêu cầu, bao gồm cả giấy xác nhận lịch hẹn. Nhân viên tiếp nhận tại trung tâm thị thực sẽ kiểm tra và thụ lý hồ sơ xin visa châu Âu của bạn.
- Bước 5 - Đóng lệ phí xin visa du lịch Châu Âu: Lệ phí visa du lịch Châu Âu bao gồm phí xin thị thực của cơ quan lãnh sự và phí dịch vụ của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ. Phí xin visa theo quy định là 80€. Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi trả phí 40€. Quý khách lưu ý lệ phí thị thực Châu Âu cần trả bằng tiền Việt Nam Đồng theo tỉ giá hiện hành.
- Bước 6 - Nhận kết quả
Để quá trình xin visa châu Âu diễn ra suôn sẻ và tỷ lệ thành công cao thì những kinh nghiệm khi đi xin visa châu Âu là vô cùng cần thiết. Bạn có thể chú ý một số điều quan trọng như sau:
(Ảnh: sưu tầm)
- Hồ sơ xin visa châu Âu là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc bạn có được cấp visa hay không. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Lãnh sự quán/Đại sứ quán nước sở tại.
- Chọn loại visa phù hợp với mục đích du lịch của bạn. Có nhiều loại visa châu Âu khác nhau, như visa du lịch, visa công tác, visa học tập, visa thăm người thân,… Bạn nên xin loại visa phù hợp với mục đích để tránh bị từ chối hoặc gặp khó khăn khi nhập cảnh.
- Nên cung cấp thông tin trung thực, rõ ràng. Tuyệt đối không được làm giả giấy tờ vì nếu trường hợp bị phát hiện. Bạn có thể bị đánh rớt visa ngay lập tức và muốn xin lại những lần sau rất khó đậu. Thậm chí còn ảnh hưởng đến việc xin visa các nước khác như Mỹ, Canada, Úc,…
- Nếu bạn xin visa Châu Âu có thư mời người thân và được lo toàn bộ chi phí thì cần chứng minh khả năng tài chính của người đó. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm xin visa Schengen nhiều năm qua, PYS Travel khuyên nên hạn chế xin visa thăm thân nhân. Vì điều này khiến Đại sứ quán nghi ngờ bạn đang có ý định đoàn tụ gia đình. Khả năng được chấp nhận visa sẽ thấp.
Bây giờ thì bạn đã biết làm sao để xin visa đi châu Âu. Vậy còn chần chừ gì mà không bắt tay vào chinh phục ngay giấc mơ du lịch châu Âu của mình. Hoặc để tiết kiệm thời gian và công sức, hãy để PYS Travel đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục giấc mơ nhé!
Nếu bạn vẫn còn vấn đề khác, vui lòng liên hệ PYS Travel để được giải đáp: 02473075060 (Hà Nội) hoặc 02873075060 (HCM) |
Bản Quyền Hình Ảnh
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn