Đi 1 mà được 2 - vừa du xuân vừa lễ chùa đầu năm ở đâu?

09/12/2019

Cầu Tài cầu phúc – sung túc cả năm. Tết này, đi đâu lễ chùa? Nếu bạn còn đang băn khoăn lựa chọn đi du xuân lễ chùa cầu may đầu năm ở đâu thì chúng tôi sẽ giúp bạn. Tiêu chí mà PYS Travel lựa chọn không chỉ là dừng lại ở mức độ linh thiêng của địa điểm mà nó còn là nơi du xuân vãn cảnh, khu du lịch tâm linh đang cực hot vào đầu năm nay.

Cầu Tài cầu phúc – sung túc cả năm. Tết này, đi lễ chùa đầu năm ở đâu? Nếu bạn còn đang băn khoăn lựa chọn đi du xuân lễ chùa cầu may đầu năm ở đâu thì chúng tôi sẽ giúp bạn. PYS Travel sẽ đưa ra các lựa chọn và các địa điểm lễ chùa đầu năm phù hợp nhất cho các bạn. Tiêu chí mà chúng tôi lựa chọn không chỉ là dừng lại ở mức độ linh thiêng của địa điểm mà nó còn là nơi du xuân vãn cảnh, khu du lịch tâm linh đang cực hot vào đầu năm nay.

1. Chùa Yên Tử - hành hương về đất Phật.

Chùa Yên Tử chính là điểm đầu tiên trong danh sách đi lễ chùa đầu năm ở đâu? Là một trong những nơi được xem như là vùng đất cội nguồn của Phật giáo Việt Nam, quần thể danh thắng Yên Tử tọa lạc trên mảnh đất Quảng Ninh, là điểm thu hút rất nhiều các khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Hành hương về Yên Tử

Không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, nơi bảo tồn nhiều giống loài động, thực vật mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích quan trọng gắn với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm.

Ảnh Nguyễn Hoàng Long

Hàng năm, cứ vào mùa xuân, khách thập phương kéo đến đông nghịt để lễ chùa và vãn cảnh; đặc biệt là vào dịp lễ hội đầu năm Yên Tử bắt đầu từ 10/1 kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch.

Xem thêm chi tiết lịch trình tại: tour Hà Nội - Lễ chùa Yên Tử - Ba Vàng

2. Chùa Ba Vàng

Cùng với mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử- chùa Đồng, chùa Ba Vàng là địa điểm thứ 2 tại Quảng Ninh vừa thích hợp để du xuân vãn cảnh, lại vừa phù hợp với lễ chùa đầu năm.

Chùa Ba Vàng lung linh buổi tối

Trong chùa còn có một giếng cổ, nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà được uống nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương đầu năm tới đây lễ chùa đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên.

Chùa Ba Vàng lên đèn. Đồng Trang

Xem thêm lịch trình tại Tour Hà Nội - Lễ chùa Yên Tử - Ba Vàng 

3. Chùa Bái Đính – linh thiêng chùa Bái Đính cổ tự

Nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh chùa Bái Đính xác lập nhiều kỉ lục châu lục, chùa Bái Đính cổ trải qua gần 1.000 năm lịch sử vẫn giữ nguyên được sự tĩnh lặng, linh thiêng minh chứng cho sức sống bền bỉ của đạo Phật ở Việt Nam.

Được lựa chọn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong list các địa điểm đi lễ chùa đầu năm ở đâu. Chùa Bái Đính tọa lạc trên ngọn núi cao 187m, đây là ngôi chùa theo lối kiến trúc chùa động lớn ở Ninh Bình cũng như ở nước ta hiện nay. Nơi đây được được Đức Thánh Nguyễn Minh Không phát hiện và sáng lập triều Lý, khi ngài về đây tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua.

Bái Đính từ trên cao. Ảnh Loan Nguyễn

Chùa Bái Đính cổ ghi dấu những chứng tích lịch sử không chỉ của Phật Giáo Việt Nam mà còn nhiều biến cố của cách mạng với nhiều sự kiện lớn. Khác với sự uy nghi, tráng lệ của khu chùa mới,chùa Bá Đính cổ lại trầm mặc, tĩnh lặng và linh thiêng.

Lễ chùa ở đâu? Du xuân ở đâu? Về với mảnh đất địa linh nhân kiệt ở đây chứ đâu.

Xem thêm lịch trình tại Tour chùa Bái Đính - Tràng An

4. Chùa Hương – hành hương 3 năm, xin lộc một đời.

Chẳng biết có từ lúc nào, du khách về chùa Hương đầu năm lễ chùa lại cứ dỉ tai nhau ‘’đi 3 năm, xin lộc một đời’’. Câu này có nghĩa là hành hương về chùa Hương 3 năm liền thì sau này làm ăn mới phát.

Chùa Hương. Ảnh Trịnh Đức

Nằm ở Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đặc biệt dịp đầu xuân năm mới. Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Đầu năm, sau khi lễ chùa xong, người người giơ tay hứng ‘’nước thánh’’ từ ‘’bầu vú mẹ’’ trong động Hương Tích. Người ta quan niệm rằng, ‘’nước thánh’’ ban phát tài lộc, mang mọi điều lành, tránh mọi điều dữ, cầu con, cầu tài, cầu danh đều tốt cả.

Trăm nghe không bằng một thấy, hãy về chùa Hương vừa du xuân vừa đi lễ chùa đầu năm xin lộc cho cả năm mới an lành.

5. Chùa Tam Chúc – ‘’Vịnh Hạ Long trên cạn’’ ở Hà Nam.

Khoác lên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng, nơi mà du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường.

Chùa Tam Chúc. Ảnh Nguyễn Chí Thanh

Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam với nhiều cảnh quan hùng vĩ cùng nhiều báu vật bí ẩn đang là địa điểm cực kì hot mới nổi lên đầu năm nay.

Chùa Tam Chúc. Ảnh Thu Gấu

Bên cạnh rất nhiều truyền thuyết từ xa xưa, lại tọa lạc trên vùng đất in đậm dấu ấn lịch sử văn hóa nổi tiếng như chùa Bà Đanh, chùa Ông, động Cô Đôi… chùa Tam Chúc không chỉ nổi tiếng với cái tên ngôi chùa lớn nhất thế giới mà còn là nơi linh thiêng, khu du lịch tâm linh lớn của nước ta. Lễ chùa đầu năm chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua địa điểm này.

6. Đền Trần – Khai ấn đền Trần

Ngoài những địa điểm trên, đáp án cho câu hỏi đi lễ chùa đầu năm ở đâu còn có Đền Trần. Đền Trần là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Hàng năm, đền Trần sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ Khai ấn đầu xuân và Hội đền tháng 8, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.

Cổng đền ảnh minh họa. Ảnh Mai Hoa Trịnh

Lễ Khai ấn đền Trần Nam Định diễn ra từ ngày 14-15 tháng Giêng âm lịch. Lễ khai ấn là một tập tục của triều đại nhà Trần-triều đại với nhiều chiến công hiển hách ‘’bách chiến bách thắng’’. Khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Nghi lễ khai ấn với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc đền Trần ‘’Tích phúc vô cương’’. Cầu mong cho mọi người đầu năm mới sức khỏe, lao động, sản xuất hang say, học tập, công tác tốt. Từ đó, đền Trần luôn là điểm đến, lựa chọn số 1 lễ chùa đầu năm của du khách thập phương.

Xem thêm lịch trình tại Tour Hà Nội - Đền Trần 

7. Đền Bà chúa Kho – ‘’đầu năm đi vay, cuối năm đi trả’’

Hiếm có ngôi chùa nào lại thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán như đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh). Đặc biệt, nơi đây rất đông đúc vào dịp đầu năm và cuối năm bởi người ta quan niệm ‘’đầu năm đi vay – cuối năm đi trả’’.

Du khách đi lễ chùa, ảnh minh họa. Ảnh Mai Hoa Trịnh

Đầu năm, người ta đến để ‘’vay vốn’’ Bà Chúa Kho với mong muốn một năm có vốn liếng dồi dào, tiền bạc dư giả, làm ăn phát đạt. Cuối năm, họ mang trả ‘’số vốn’’ bằng niềm tin để cảm ơn ‘’vị nữa Thánh cai quản kho lương’’ đã phù hộ.

Theo lưu truyền rằng Bà Chúa Kho là người trông coi kho lương thực, Bà là người ban phát ‘’nguồn sống’’ cho mọi người. Chính vì thế, các dịp đầu năm và cuối năm, người người đổ về lễ chùa vay vốn, tạ ơn Bà vì một năm làm ăn hiệu quả, sức khỏe dồi dào và bình an.

 

Lễ chùa đầu năm dường như đã trở thành thói quen ăn sâu trong tâm trí người dân Việt ta

Đầu xuân năm mới, ở đâu có những địa điểm tâm linh như chùa chiền, đình miếu, đền điện thì ở đó có người Việt mình tìm về. Đa phần, mọi người đều kết hợp du xuân và lễ chùa cầu khấn sức khỏe và bình an cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Tất nhiên, dù đi lễ chùa đầu năm ở đâu đi nữa thì đây chỉ cũng là những niềm tin tín ngưỡng, nhưng nó lại là những nép đẹp văn hóa tâm linh giúp mọi người có động lực hơn trong cuộc sống.

 Cầu tài cầu phúc - Sung túc cả năm

Xem ngay: Chùm tour lễ chùa du xuân 2020

Hotline liên hệ: 024.73 07 50 60

Mai Loang 

Tour nổi bật tại Tour miền Bắc

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM